Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

Một phần của tài liệu 25 đề luyện thi đại học môn lịch sử có đáp án (Trang 86 - 88)

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

a) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) :

- Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở nước Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra muộn hơn so với các nước khác, song lại hết sức mạnh và sâu sắc... Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địạ Kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp và càng chịu những hậu quả nặng nề.

- Tình hình kinh tế : Giá lúa, nông sản hạ, ruộng đất bỏ hoang... Sản xuất công nghiệp bị suy giảm... Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

- Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động : nơng dân có mức thu nhập thấp do lúa gạo sụt giá, sưu thuế không ngừng tăng, tiếp tục bị bần cùng hóa và bị phá sản; công nhân bị thất nghiệp ngày càng đông, tiền lương giảm sút; tiểu tư sản thành thị điêu đứng vì các nghề thủ cơng bị phá sản, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường khơng có việc làm; một số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn. - Ở Việt Nam, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân khách quan làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b) Tác động của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7–1935) :

- Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít chống chiến tranh.

- Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VIỊ Sau khi về nước, tháng 7 - 1936, ơng đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc) – dựa trên nghị quyết của Đại hội và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, thay đổi chủ trương : chuyển sang hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân

chủ, cơm áo, hịa bình...  Làm bùng nổ phong trào dân chủ trong

những năm 1936 – 1939 tại Việt Nam.

II

(2,5 đ)

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, những cuộc nổi dậy nào được xem là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa tồn quốc ? Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của các sự kiện nàỵ

 Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử

a) Những cuộc nổi dậy nào được xem là những tiếng súng báo hiệu cho

cuộc khởi nghĩa toàn quốc là : cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940), cuộc

khởi nghĩa Nam Kì (11 - 1940) và binh biến Đơ Lương (1 - 1941).

b) Tóm tắt diễn biến :

- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn : Ngày 22 - 9 - 1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp ở đây bỏ chạy qua châu Bắc Sơn. Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩạ Nhân dân đã tước vũ khí và giải tán chính quyền địch, tự vũ trang, thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940). Quân khởi nghĩa lập căn cứ quân sự, Uỷ ban chỉ huy, tịch thu tài sản của đế quốc và tay sai chia cho dân nghèo… Pháp và Nhật cấu kết với nhau, đàn áp cuộc khởi nghĩạ.. Khởi nghĩa tuy đã thất bại song đội du kích Bắc Sơn đã ra đời và sau đó phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn và Võ Nhaị

- Cuộc khởi nghĩa Nam Kì : Thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam làm bia đỡ đạn cho chúng ở biên giới Lào và Campuchia, gây ra sự bất bình trong nhân dân Nam Kì. Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩạ Đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - 1940, nhân dân các tỉnh Nam Bộ đồng loạt nổi dậy, triệt hạ nhiều đồn bốt của địch. Nhiều nơi, chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng được thành lập... Thực dân Pháp đã đàn áp khởi nghĩa tàn khốc, khởi nghĩa thất bại, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng. Nhưng lá cờ đỏ sao vàng đã lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩạ

- Biên biến Đơ Lương : Tại Nghệ An, binh lính người Việt bất bình trước việc bị bắt làm bia đỡ đạn cho Pháp. Ngày 13 - 1 - 1941, Binh sĩ người Việt ở đồn chợ Rạng, do Đội Cung lãnh đạo đã nổi dậy chiếm đồn Đô Lương, rồi tiến về thành phố Vinh song kế hoạch đã không thực hiện được.... Cuộc binh biến thất bại do lực lượng của Pháp mạnh. Đội Cung bị bắt, bị tra tấn dã man và bị xử tử cùng 10 đồng chí.

III

(1,5 đ) Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.

- Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam nổ ra vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là phải đánh đuổi bọn đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến để

giành độc lập dân tộc dân tộc, ruộng đất cho dân cày, rồi sau đó mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩạ

- Tính chất : Đây là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, làm hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã đánh đuổi bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, tịch thu được một phần ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động để tạm giao cho dân cày nghèo cày cấy và ban bố được quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Song trước hết, Cách mạng tháng Tám làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, hồn thành một nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ khác của cuộc cách mạng nàỵ

IỊ PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a

(2 điểm)

Nêu âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên.

 Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử

Một phần của tài liệu 25 đề luyện thi đại học môn lịch sử có đáp án (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)