- Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 1941) do Nguyễn Á
LUYỆN TẬP SỐ 28 KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Ị PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I
(3 điểm)
Trình bày bối cảnh thế giới của sự sụp đổ “Trật tự hai cực Ianta” và xu
hướng thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong những năm 1991 – 2000.
a) Bối cảnh thế giới của sự sụp đổ Trật tự hai cực Ianta :
- Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, tới những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết.
- Ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. Sau đó, ngày 1 - 7 - 1991, tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt
hoạt động.
- Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa khơng cịn tồn tại: Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ. Thế hai cực Ianta sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường khơng cịn nữa, Mĩ là “cực” duy nhất còn lạị Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơị - Từ năm 1991 đầy biến đổi, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, một trật tự thế giới mới được hình thành theo hướng đa cực nhiều trung tâm...
3) Xu hướng thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ...
- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thờị Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự một cực để làm bá chủ thế giớị
- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hịnh, từ thập kỉ 90 của thế kỷ XX, Tổng thống B.Clinton thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấụ 2 – Tăng cường khơi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Mĩ vẫn lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO; Mĩ cùng với Liên hợp quốc và các cường quốc khác bảo trợ cho tiến trình hịa bình ở Trung Đơng, nhưng có phần thiên vị đối với Ixraen... Mĩ vẫn tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giớị
- Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật và quân sự vượt trội so với tất cả các quốc gia Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXỊ
II
(2 điểm)
Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.
Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Đầu thế kỷ XX (Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất): xuất hiện khuynh
hướng chính trị tư sản với những hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930: trong điều kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng chính trị tư sản: biểu hiện qua các phong trào dân chủ tư sản 1919 - 1925, sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng (1927 - 1930). Nỗ lực cao nhất và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930) bị thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân đảng.
+ Khuynh hướng chính trị vơ sản, biểu hiện qua những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, sự xuất hiện các tổ chức tiền cộng sản... dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
III
(3 điểm)
Tóm tắt q trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản.
- Trước sự khủng hoảng của con đường cứu nước chống thực dân Pháp, khác với các thế hệ thanh niên đầu thế kỷ XX thường hướng về Nhật Bản, ngày 5 - 6 - 1911, với cái tên Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng sang Phương Tây nhằm “tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”.
- Từ năm 1991 đến năm 1917, Người đi nhiều nước trên thế giớị.. ; làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống, học tập và hoạt động... Trong q trình đó, Người đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. - Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh...; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
- Tháng 6 - 1919, Người gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân
dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và
quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.Ị Lênin. Luận cương đã chỉ
ra cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc của mình – con đường Cách mạng vơ sản.
- Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng sản.
- Như vậy, từ một chiến sĩ yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên... Người khẳng định : “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc khơng có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
IỊ PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a
(3 điểm)
Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941.
Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Hội nghị tháng 7 - 1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư
sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến ; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hồ bình.
- Nhận xét : Hội nghị chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ nhằm vào mục tiêu dân sinh, dân chủ ; phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Đông Dương và thế giới trong giai đoạn 1936 - 1939...
- Hội nghị tháng 11 - 1939 xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập; chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruột đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng
đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng...
- Nhận xét : Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thể hiện sự
nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương...
- Hội nghị tháng 5 - 1941 xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòạ - Nhận xét : Hội nghị nhấn mạnh mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất... tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp - Nhật... Điều này phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước...
IV.b
(3 điểm)