Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 30 - 33)

1.2. Các hàng rào phi thuế quan của một số nƣớc trên thế giới

1.2.1. Liên minh châu Âu

Mặc dù thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) thấp hơn so với các cƣờng quốc kinh tế khác và có xu hƣớng giảm, nhƣng EU vẫn là một thị trƣờng bảo hộ chặt chẽ với các biện pháp phi thuế quan nghiêm ngặt. Hàng rào phi thuế quan của EU bao gồm: các biện pháp hạn chế định lƣợng, rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, trợ cấp, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật… Hai mặt hàng đƣợc EU áp dụng rào cản phi thuế quan nhiều nhất là dệt may và nông sản.

23

Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thƣơng mại thế giới, nên ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có EU. Tại EU, đây là biện pháp bảo hộ phi thuế quan chủ yếu và phổ biến nhất cho các hàng hóa nhập khẩu từ các nƣớc khác. Hệ thống này đƣợc cụ thể hóa qua 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lƣợng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho ngƣời sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng và tiêu chuẩn về lao động. Với nhiều nƣớc xuất khẩu là nƣớc đang phát triển, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng và tiêu chuẩn về lao động là những tiêu chuẩn rất khó vƣợt qua đƣợc.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật:

Quy định về kiểm dịch thực vật đƣợc áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng nông sản.Giấy chứng nhận kiểm dịch phải đƣợc cung cấp bởi nƣớc có sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải đƣợc giám định bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của nƣớc xuất khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu không bị nhiễm khuẩn hay dƣ lƣợng kháng sinh.Đây là rào cản tƣơng đối khó khăn cho các nƣớc xuất khẩu là nƣớc đang phát triển, khi quy trình bảo quản hàng hóa cịn chƣa đƣợc chuẩn hóa và việc lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.

- Quy tắc xuất xứ:

Tiêu chuẩn xuất xứ chỉ ra cách xác định nƣớc xuất xứ của sản phẩm. Có 2 tiêu chuẩn xuất xứ đƣợc EU áp dụng, đó là: tiêu chuẩn “xuất xứ tồn bộ” và tiêu chuẩn “xuất xứ có thành phần nhập khẩu”. Đối với các sản phẩm đƣợc sản xuất toàn bộ tại quốc gia đƣợc hƣởng Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP), sản phẩm này đƣợc xem là có xuất xứ và sẽ đƣợc hƣởng GSP.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu, quy định

24

nƣớc hƣởng GSP phải đạt ít nhất 60% giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên, với một số nhóm hàng hóa, quy định này đƣợc nới lỏng hơn.

Ví dụ: Với các mặt hàng điều hịa nhiệt độ, tủ lạnh, hàm lƣợng sáng tạo tại nƣớc hƣởng GSP khơng đƣợc ít hơn 40%, đồ trang trí làm từ kim loại khơng ít hơn 30%... Đặc biệt, mặt hàng giày dép sẽ chỉ đƣợc hƣởng GSP nếu các bộ phận nhƣ mũi, đế… ở dạng rời đƣợc sản xuất ở nƣớc hƣởng GSP hoặc nhập khẩu từ những nƣớc này.

- Hạn ngạch:

Áp dụng phổ biến nhất cho mặt hàng dệt may ở EU là hạn ngạch số lƣợng. Mỗi nƣớc xuất khẩu dệt may lớn sang EU sẽ bị quy định một số lƣợng cụ thể mà họ có thể xuất sang thị trƣờng EU. Tuy nhiên, loại hạn ngạch này đã giảm theo Hiệp định đa sợi (MFA) và đã đƣợc bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2005 theo Hiệp định đối với hàng dệt may (ATC)/WTO. Đối với nông sản, mặt hàng đƣợc áp dụng hạn ngạch chủ yếu là gạo.Ngồi ra, EU có áp dụng một số hạn ngạch ƣu đãi cho một số nƣớc nhất định trong những thời điểm nhất định.

- Các biện pháp thương mại tạm thời:

Các biện pháp này chủ yếu gồm trợ cấp và chống bán phá giá.Các hàng hóa nhập khẩu vào EU mà đƣợc hƣởng trợ cấp của chính phủ nƣớc xuất khẩu thì EU sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu việc trợ cấp này ảnh hƣởng đến thị trƣờng nội địa của EU.Tuy nhiên, EU lại trợ cấp rất mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nội địa. Thông thƣờng, trong trợ cấp của Chính phủ cho các

doanh nghiệp EU, trợ cấp trực tiếp của Chính phủ chiếm tới 61%, giảm thuế

chỉ chiếm 22%, cịn lại là nhiều hình thức khác. Tƣơng tự, khi một hàng hóa nhập khẩu đƣợc bán giá thấp hơn nhiều so với một hàng hóa sản xuất tại EU, để đảm bảo công bằng trong thƣơng mại quốc tế, EU sẽ thực hiện các biện

25

pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả bằng việc áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”. Không những thế, hiện nay, các

biện pháp chống hàng giả của EU cịn cho phép ngăn chặn khơng cho nhập

khẩu các hàng hóa đánh cắp bản quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)