Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 65 - 69)

1.3.3 .Tự vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

Trong thời gian vừa qua với sự hội nhập sâu, rộng trong hoạt động kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng

đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ dệt. Tuy nhiên, nếu xem xét hoạt động

thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc chúng ta thấy một sự chênh lệch rất lớn

trong cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc, trong đó Việt Nam ln nhập siêu từ Trung Quốc và tỷ lệ nhập siêu này có xu thế ngày càng gia tăng. Điều này đã ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam, hàng hóa của Trung Quốc hiện nay đang tràn ngập thị trƣờng của chúng ta đe dọa tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc. Đồng thời với xu thế nhập siêu này

đã và đang dẫn đến một thực trạng đó là nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của

Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc do tình trạng nhập siêu quá lớn từ nƣớc này. Thực trạng này có thể đƣợc giải thích bởi nhiều ngun nhân cụ

thể, tuy nhiên nếu nhìn nhận trên phƣơng diện khái quát nhất, những nguyên

nhân đó có thể đƣợc xem xét theo hai nhóm đó là những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan.

2.3.1. Những nguyên nhân khách quan

- Những cam kết về sự cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi gia nhập

các tổ chức quốc tế:

Với chủ trƣơng hội nhập sâu rộng trên trƣờng quốc tế Việt Nam đã gia

nhập nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt là khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, chúng ta đã cam kết một lộ trình cụ thể theo xu thế chung của quốc tế về cắt giảm các hàng rào thuế quan. Đây chính là một trong những nguyên

58

nhân rất quan trọng để hàng hóa của các nƣớc đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc tràn vào thị trƣờng Việt Nam trong khi chúng ta chƣa tận dụng tối đa lợi ích của việc cắt giảm hàng rào thuế quan đó làm gia tăng tình trạng chênh lệch nghiêm trọng cán cân thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc.

- Trung Quốc là một nƣớc có nền kinh tế với tốc độ phát triển rất cao,

hiện nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Trung Quốc hiện nay đang đƣợc coi là “công xƣởng” của thế giới, là nơi sản xuất và cung ứng rất nhiều loại sản phẩm hàng hóa cho thế giới, hàng hóa của Trung Quốc đƣợc xuất khẩu rất nhiều ra các nƣớc trong đó có Việt Nam;

- Ngành công nghiệp phụ trợ trong nƣớc yếu kém, Việt Nam phải nhập

khẩu các nguyên liệu vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nƣớc và cho xuất khẩu, Trung Quốc lại có những sản phẩm đầu vào phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nƣớc, nên nhập khẩu từ thị trƣờng này không ngừng tăng cao.

- Những năm qua, Trung Quốc liên tục trúng thầu các cơng trình và dự

án lớn, hơn nữa các gói thầu mà các doanh nghiệp Trung Quốc trúng lại thƣờng đƣợc thực hiện theo hình thức EPC, có nghĩa là các nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng, còn các chủ đầu tƣ trong nƣớc làm công đoạn cuối là vận hành và sử dụng.

- Về mặt địa lý, chúng ta là nƣớc nằm cạnh Trung Quốc và có đƣờng biên

giới lên tới hàng nghìn kilơmet với Trung Quốc. Điều này đã tạo điều kiện lý

tƣởng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam…

- Với các lợi thế nhƣ chi phi vận tải giao nhận thấp, hàng hóa đa dạng

về chủng loại, giá cả và đáp ứng ngay đƣợc u cầu sản xuất… thì hàng hóa Trung Quốc ln chiếm ƣu thế trong việc nhập khẩu của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Việt Nam giai đoạn hiện nay.

2.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống rào cản thƣơng mại nói chung và hàng rào phi thuế quan nói

59

thù riêng cho thị trƣờng Trung Quốc, trong khi đây là thị trƣờng nhập khẩu

lớn nhất của Việt Nam, đồng thời đây cũng chính là thị trƣờng nhập khẩu đa dạng về mặt hàng nhất của chúng ta. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hàng hóa kém chất lƣợng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam;

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan thực

thi nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu về vị trí, tầm quan trọng của hàng rào phi thuế quan cũng nhƣ kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở hàng rào phi thuế quan còn chƣa thực sự cao, dẫn đến bỏ lọt những hàng hóa kém chất lƣợng hoặc những hàng hóa cấm thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam;

- Hoạt động kiểm soát khu vực biên giới của các cơ quan chức năng

chƣa thực sự hiệu quả, chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng bn lậu ở khu vực biên giới Việt - Trung dẫn đến hàng lậu mà đa phần là hàng giá rẻ, kém chất lƣợng tràn vào thị trƣờng trong nƣớc;

- Một số chính sách của nhà nƣớc trong tạo điều kiện phát triển kinh tế

của cƣ dân khu vực biên giới và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu còn chƣa chặt chẽ dẫn đến bị lợi dụng để đƣa hàng hóa vào thị trƣờng nội địa mà không qua sự sàng lọc của hàng rào thƣơng mại;

- Đời sống của đại đa số nhân dân còn chƣa cao, đặc biệt là khu vực

nơng thơn, miền núi, do đó sức tiêu thụ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc trong

khu vực này là rất lớn dẫn đến hoạt động nhập khẩu những hàng hóa đó gia

tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân khu vực này;

- Các doanh nghiệp trong nƣớc của Việt Nam chƣa có chiến lƣợc phù

hợp để cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc, làm cho hàng hóa của Trung Quốc ở rất nhiều lĩnh vực đã chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và làm thui chột sức sản xuất những mặt hàng này của các doanh nghiệp trong nƣớc. Thực tế này ngày càng làm cho hàng hóa Trung Quốc có điều kiện để tiêu thụ mạnh ở thị trƣờng Việt Nam;

60

- Bên cạnh những ngun nhân cơ bản trên cịn có những ngun nhân

cụ thể khác làm cho kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng cao: Cơ sở vật

chất kỹ thuật cho việc triển khai áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhƣ triển khai Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, các quy định về tiêu chuẩn môi trƣờng... trong vấn đề kiểm nghiệm, xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra hiện còn rất thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.

61

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁPSỬ DỤNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG QUẢN LÝ HÀNG HÓA

NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

3.1. Phƣơng hƣớng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)