Thực tế áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan trong quản lýhàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 57 - 65)

1.3.3 .Tự vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu

2.2. Thực trạng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lýhàng hóa nhập

2.2.2. Thực tế áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan trong quản lýhàng

2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hàng rào phi thuế quan của Việt Nam quan của Việt Nam

Ngoài một số văn bản pháp luật chung có liên quan nhƣ Luật thƣơng mại, Luật Hải quan, Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nƣớc ngồi nhập khẩu vào Việt Nam…, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy

định về hàng rào phi thuế quan của Việt Nam hiện nay chủ yếu là dạng các

văn bản dƣới luật. Những văn bản này tồn tại dƣới các hình thức nhƣ: Nghị

định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ;Thơng tƣ, Quyết

định của các bộ, ngành.1

Các văn bản pháp luật quy định về hàng rào phi thuế quan của Việt

Nam chủ yếu đƣợc xây dựng, ban hành trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ

khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới năm 2007. Kể từ năm 2010, số lƣợng các văn bản này có xu hƣớng gia tăng, đƣợc chỉnh sửa, bổ sung đáng kể. Điều này cho thấy sự quan tâm lớn hơn của Việt Nam trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động quản lý nhập khẩu hàng hóa nói riêng.

2.2.2. Thực tế áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian vừa qua, trên cơ sở những văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành về hàng rào phi thuế quan và với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chúng ta đã quản lý đƣợc phần nào hoạt động nhập khẩu hàng hóa

1Xem Phụ lục về Danh mục tổng hợp những văn bản pháp luật tiêu biểu quy định về hàng rào phi thuế quan của Việt Nam.

50

từ Trung Quốc, đã bƣớc đầu ngăn chặn đƣợc tình trạng nhập khẩu ồ ạt những hàng hóa tiêu dùng gia dụng và máy móc thiết bị lạc hậu, kém chất lƣợng nhƣ những năm đầu của thập niên 90. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy hàng hóa của Trung Quốc đang “tràn ngập” thị trƣờng từ nông thôn tới thành thị; từ hàng vật tƣ máy móc, nguyên phụ liệu đến các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày. Trong số đó, một lƣợng lớn là hàng chất lƣợng rất kém, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an tồn thực phẩm; thậm chí khơng ít hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ: đồ chơi bạo lực, thuốc kích dục, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả…Tất cả những thực tế này đã cho thấy việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu của chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Cụ thể:

2.2.2.1. Đối với các biện pháp hạn chế về định lượng nhập khẩu

(Quantitative Restrictions)

Các biện pháp nàybao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch (quota), cấp phép nhập khẩu, các thỏa thuận hạn chế nhập khẩu.

- Cấm xuất nhập khẩu là biện pháp hành chính mang tính bảo hộ chặt

chẽ cịn có thể đƣợc coi là những biện pháp bảo vệ sản xuất nội địa. Về nguyên tắc WTO không cho phép các nƣớc thành viên sử dụng biện pháp này vì nó gây tác động tiêu cực cho thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, WTO không phản đối các quốc gia thành viên căn cứ vào mục tiêu: bảo vệ an ninh, văn hóa, truyền thống đạo đức, tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, lợi ích kinh tế của các ngành sản xuất trong nƣớc… để đƣa ra những văn bản quy định về mặt hành chính làm rào cản xuất nhập khẩu hàng hóa. Ví dụ nhƣ cấm nhập khẩu vũ khí, chất nổ để bảo vệ an ninh quốc gia; cấm nhập khẩu ô tô, xe máy, đồ dùng linh kiện điện tử đã qua sử dụng để bảo vệ sản xuất trong

51

quy định tại Phụ lục I, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 Quy

định chi tiết thi hành Luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài.

- Cấp phép nhập khẩu gồm giấy phép tự động và giấy phép không tự

động nhằm quản lý, thống kê hàng hóa nhập khẩu, chống gian lận, bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc. Nhà xuất khẩu khi đƣa hàng hóa vào nội địa phải đệ trình đơn hay các tài liệu nhƣ là điều kiện tiên quyết tới các cơ quan hành chính để đƣợc phép nhập khẩu.Hiện nay, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành đƣợc quy định tại

Phụ lục II, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 Quy định chi tiết thi hành Luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nƣớc ngồi.

- Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota) là giấy phép của Chính phủ quy

định số lƣợng và thời gian về một mặt hàng hay nhóm hàng đƣợc phép nhập khẩu. Đây là một trong những biện pháp hạn chế thƣơng mại phi thuế quan đƣợc nhiều quốc gia sử dụng, gồm ba loại chủ yếu:

+ Hạn ngạch cứng, là loại hạn ngạch mà doanh nghiệp không đƣợc nhập khẩu vƣợt quá số lƣợng trong hạn ngạch đã quy định.

+ Hạn ngạch định hƣớng, là loại hạn ngạch Chính phủ khơng quy định cụ thể về lƣợng nhập khẩu mà quy định một biên độ dao động về lƣợng nhập khẩu, số lƣợng cụ thể nhập khẩu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định.

+ Hạn ngạch có thuế, là hạn ngạch thực chất Chính phủ khơng hạn chế số lƣợng nhập khẩu mà Chính phủ quy định số lƣợng để tính thuế. Phần số lƣợng nhập khẩu trong hạn ngạch Chính phủ tính mức (tỷ lệ) thuế thấp, phần nhập khẩu vƣợt hạn ngạch Chính phủ tính mức (tỷ lệ) thuế cao.

52

Hiện nay, theo quy định tại Thông tƣ số 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì có 4 loại hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm: Muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và đƣờng tinh luyện, đƣờng thô. Trên cơ sở cam kết quốc tế liên quan, lƣợng hạn ngạch thuế quan đã đƣợc quyết định hàng năm và cung cầu trong nƣớc, Bộ Cơng Thƣơng cơng bố chính thức lƣợng hạn ngạch thuế quan hàng năm đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và quy định phƣơng thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp các biện pháp hạn chế về định lƣợng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy, Việt Nam chủ yếu áp dụng các biệnpháp cấm nhập khẩu đối với các loại hàng hóa liên quan đến quốc phịng, an ninh nhƣ vũ khí, ma túy… ; việc quản lý định lƣợng hàng hóa thơng qua việc cấp phép nhập khẩucịn hạn chế, thiếu sựthống nhất; tình trạng nhiều cấp, ngành cùng thực hiện việc cấp phép dẫn đến chồng chéo, chƣa phát huy đƣợc vai trò là rào cản phi thuế quan trong quản lý số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, phòng ngừa nguy cơ tác động tiêu cực đến nền sản xuất trong nƣớc.

2.2.2.2. Đối với các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật

Trong quan hệ thƣơng mại quốc tế các quốc gia dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia khác.WTO yêu cầu các quốc gia thành viên khi áp dụng các rào cản kỹ thuật phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của WTO, không tạo ra các trở ngại đối với thƣơng mại quốc tế.Các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật gồm rào cản về kỹ thuật của sản phẩm; rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật của quản trị nhƣ hệ thống quản trị tiêu chuẩn chất lƣợng quốc gia (ISO9000), về

53

quy trình sản xuất của doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu vệ sinh thực phẩm

(GMP), về phân tích mức nguy hại và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ

thống quản trị môi trƣờng (ISO14001). Rào cản kỹ thuật ngày nay ngày càng phong phú đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực nhƣ chứng chỉ rừng, tỷ lệ nội địa hóa, tiêu chuẩn an tồn thực phẩm…

Kiểm dịch động vật, thực vật, WTO cho phép các nƣớc thành viên áp

dụng biện pháp kiểm dịch động, thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và động thực vật của quốc gia nhƣng phải phù hợp với Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures -

SPS), không tạo ra sự phân biệt đối xử hay hạn chế một cách vô lý đối với

thƣơng mại quốc tế.

Hiện nay hệ thống các rào cản kỹ thuật mà tiêu biểu là TBT và SPS ở Việt Nam đƣợc bổ sung khá nhiều nhƣng thực tế chúng ta chƣa sử dụng chúng nhƣ những hàng rào bảo hộ giống nhƣ các nƣớc phát triển; tình trạng hàng hố kém chất lƣợng có xuất xứ Trung Quốc vẫn tràn lan trên thị trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng, tác động tiêu cực tới sản xuất trong

nƣớc gây bức xúc dƣ luận, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO đến nay.

Nguyên nhân chính nào khiến cho những hàng rào kỹ thuật này chƣa thực sự trở thành các công cụ bảo hộ và hạn chế nhập khẩu?

Thực tiễn sử dụng các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thấy một số hạn chế, tồn tại nhƣ sau: Số lƣợng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam chƣa hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế còn khá lớn (chiếm trên 70%); tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá hợp quy, hợp chuẩn cịn chậm; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cơng táckiểm sốt tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực cửa khẩu còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

54

2.2.2.3. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu tương đương với biện pháp thuế;chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu

Các biện pháp hạn chế nhập khẩu tƣơng đƣơng với biện pháp thuế là các biện pháp làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu tại trị trƣờng nội địa giống nhƣ khi quốc gia áp dụng biện pháp thuế. WTO quy định các nƣớc thành viên đƣợc sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu tƣơng đƣơng với biện pháp thuế gồm trị giá hải quan, định giá.

Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định phù

hợp với các quy định của hải quan để dùng làm căn cứ tính thuế nhập khẩu

đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. Trị giá hải quan đƣợc xác định theo Hiệp định về trị giá hải quan của WTO.

Định giá (Pricing)là việc quốc gia quy định giá bán bắt buộc đối với một số loại hàng hóa, sản phẩm nhất định nhằm hạn chế việc nhập khẩu ồ ạt hàng hóa, dịch vụ này từ quốc gia khác vào nội địa.

Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trƣờng nƣớc ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ngồi nhằm tăng mức khai thác năng lực sản xuất dƣ thừa hoặc dành thị phần để kiểm soát thị trƣờng.

Trợ cấp xuất khẩu đƣợc hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nƣớc hoặc một tổ chức công (trung ƣơng hoặc địa phƣơng) dƣới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất gồm: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền; miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng;

mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá; thanh toán tiền cho một nhà

tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tƣ nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Trên thực tế, phần lớn các loại hàng hóa của Trung Quốc xuất sang chúng ta đa phần là hàng hóa có giá rất thấp so với hàng hóa cùng loại sản

55

xuất trong nƣớc và hàng hóa nhập khẩu từ thị trƣờng khác nhƣ hàng thép, đồ điện dân dụng, hàng may mặc…thực tế này đã đặt ra nghi vấn về vấn đề bán phá giá tại thị trƣờng Việt Nam của doanh nghiệp Trung Quốc, nhƣng vấn đề điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với những loại mặt hàng này chƣa đƣợc coi trọng. Sau hơn 10 năm có các quy định pháp luật về chống bán phá giá tháng 9 năm 2014 chúng ta mới áp dụng biện pháp chống bán phá giá đầu tiên đối với mặt hàng thép không gỉ từ thị trƣờng Trung Quốc, Đài

Loan… với mức thuế chống bán phá giá từ 3% đến trên 37%. Mặc dù đây

mới là trƣờng hợp duy nhất cho đến thời điểm hiện nay, nhƣng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho một xu thế mới trong việc quyết tâm bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc của các cơ quan chức năng.

2.2.2.4. Các biện pháp hành chính hải quan

Theo quy định của pháp luật hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện bởi cơ quan hải quan, đây là đơn vị chuyên trách của nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Mặc dù Trung Quốc là thị trƣờng lớn với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trƣờng này là rất cao đồng thời đã và đang ảnh hƣởng rất lớn tới lợi ích ngƣời tiêu dùng và nền sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên trong những quy định về quy trình hải quan, về các biện pháp nghiệp vụ hải quan chƣa có các quy định riêng, các yêu cầu kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩutừ thị trƣờng này; việc áp dụng quy trình nghiệp vụ, các biện pháp kiểm sốt… đƣợcthực

hiện chung cho hoạt động nhập khẩu ở các thị trƣờng khác nhau. Trong khi

đó, trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; yêu cầu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo sựthơng thống cho hoạt động xuất nhập khẩu, đã là kẽ hở lớn để cho các hàng hóa kém chất lƣợng lọt qua đƣợc hàng rào phi thuế quan của Việt Nam.

56

* Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc và việc sử dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trên cơ sở xem xét, phân tích thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc và việc áp dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đề tài rút ra một số đánh giá chung về thực trạng trên nhƣ sau:

- Về hoạt động xuất nhập khẩu:

+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng Trung Quốc là rất lớn

và liên tục tăng cao trong nhiều năm;

+ Hàng hóa nhập khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc rất đa dạng từ máy móc, vật tƣ thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành cơng nghiệp đến hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng trong nƣớc;

+Tình trạng nhập siêu từ thị trƣờng Trung Quốc là rất lớn, kéo dài

nhiều năm và luôn trong xu thế năm sau tăng cao hơn năm trƣớc;

+Trong những hàng hóa nhập khẩu đó có nhiều hàng hóa là thế mạnh

của sản xuất trong nƣớc;

+ Hàng hóa nhập khẩu có chất lƣợng kém, nhiều loại hàng có chứa các độc tố gây hại cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng;

+ Giá cả hàng hóa thƣờng thấp hơn nhiều so với hàng tƣơng tự sản xuất trong nƣớc hoặc nhập khẩu từ nƣớc khác.

- Về sử dụng hàng rào phi thuế quan:

+ Hệ thống hàng rào phi thuế quan chƣa thực sự hoàn chỉnh, hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng hàng hóa chƣa bảo đảm tính tồn diện, cịn thiếu so với yêu cầu thực tế;

+ Chƣa có những quy định, biện pháp áp dụng riêng cho thị trƣờng

57

+ Việc áp dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa nhập

khẩu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý;

+ Hệ thống hàng rào phi thuế quan chƣa mang tính thống nhất, trách nhiệm trong áp dụng hàng rào để kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu cịn phân tán, thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của nhiều cơ quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)