Định hƣớng và giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 58 - 72)

II/ EU

4/Định hƣớng và giải pháp thực hiện

a) Định hƣớng từ phía doanh nghiệp

Hàng xuất khẩu của VN đi thị trƣờng các nƣớc ngày một khó hơn do vƣớng các rào cản kỹ thuật đƣợc nhiều nƣớc dựng lên. Chủ động để vƣợt rào cản là cách nhiều hiệp hội ngành hàng đang làm nhằm tránh tình trạng “nƣớc đến chân mới nhảy”.

Để vƣợt qua rào cản về kỹ thuật của các nƣớc, các DNVN cần lƣu ý mấy điểm chính: hàng hóa phải đáp ứng đƣợc chất lƣợng, các vấn đề về an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trƣờng… Việc áp dụng các tiêu chuẩn từ các nƣớc tiên tiến không khó do các nƣớc đã có sẵn các bộ tiêu chuẩn.

Chỉ cần chúng ta đầu tƣ thiết bị, học hỏi và sản xuất theo công nghệ của họ là đƣợc. Chẳng có nƣớc nào bắt chúng ta phải trả tiền khi sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của họ. Điều quan trọng là khi sử dụng, các DN cần phải chọn đúng những nƣớc tiêu biểu, hàng hóa của họ có ảnh hƣởng lớn đến khu vực và các nƣớc trên thế giới.

Tự xây dựng các bộ tiêu chuẩn nội bộ tƣơng thích với các tiêu chuẩn tiên tiến trong khi chƣa có tiêu chuẩn VN (TCVN) và xin công nhận sự hợp chuẩn của các tiêu chuẩn đó.

Các tiêu chuẩn thƣờng không khác biệt ở các phần cơ bản, nhƣng mỗi tiêu chuẩn có điểm khác biệt riêng, nhƣ kích thƣớc, phƣơng pháp và điều kiện thử nghiệm. Các tiêu chuẩn này thƣờng đƣợc soát xét khi cần thiết và cập nhật thƣờng xuyên. Thậm chí một số khách hàng muốn cung ứng theo đúng mẫu, đảm bảo chất lƣợng của họ đề ra, để từ đó họ dễ dàng kiểm soát, kiểm tra từng công đoạn cho phù hợp. Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, để giảm thiểu rủi ro, các DN cần đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” nhƣ một số ngành hàng hiện nay. Một thói quen rất có lợi cho các DN là trƣớc khi muốn thâm nhập vào một thị trƣờng nào đó, cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật của đối tác. Cần tham vấn pháp luật trong mọi trƣờng hợp để đề phòng bất trắc chúng ta sẽ ứng xử

nhanh nhằm làm giảm thiệt hại ở mức tối thiểu. DN cần xây dựng tính cộng đồng DN VN cao hơn nữa để tƣơng trợ lẫn nhau.

Đặc biệt, với hệ thống cảnh báo sớm sẽ đƣợc vận hành, phần nào hỗ trợ các DN nhận biết đƣợc cách phòng vệ trong thƣơng mại. Hơn tất cả, tự thân mỗi DN cần đầu tƣ để đa dạng và nâng cao chất lƣợng giúp cạnh tranh tốt hơn thay vì phải cạnh tranh bằng cách hạ giá sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm VN thâm nhập sâu và rộng trên thị trƣờng quốc tế.

Trong thƣơng mại hàng hóa tồn tại hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới chủ trƣơng giảm dần và loại bỏ những hàng rào mang tính cản trở thƣơng mại để có một nền thƣơng mại thế giới ngày càng tự do và bình đẳng hơn. Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần đƣợc duy trì. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật đƣợc dựng lên để hạn chế thƣơng mại của nƣớc khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nƣớc hoặc nhập khẩu.

∙ Phải tìm cách thích ứng

Thực tế các hàng rào thƣơng mại do các nƣớc dựng lên đều hết sức ngặt nghèo với mục đích hạn chế nhập khẩu và áp dụng cho các nƣớc trên toàn thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không còn cách nào khác là phải chấp nhận. Bộ Công Thƣơng cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nƣớc nhập khẩu. Để chủ động, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần phải nắm thật kỹ các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trƣờng nhập khẩu. Chẳng hạn, liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập và sử dụng trong ngành dệt may và da

giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó, bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình nhƣ thế nào mới đúng.

Đối với các vụ kiện, các doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do vì sao bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vƣớng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện đã qua cho thấy, doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí giảm thiểu thiệt hại. Sự chủ động còn thể hiện ở việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.

Một giải pháp khác khá quan trọng đó là điều tiết thị trƣờng. Tuy nhiên, việc này phải do cơ quan quản lý chức năng thực hiện bởi thông tin về tình hình của thị trƣờng đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận. Cơ quan quản lý cần sớm có cảnh báo cho doanh nghiệp về việc mặt hàng nào đó quá tập trung vào thị trƣờng, có sự tăng trƣởng nóng… để điều tiết xuất khẩu.

Đối với những tàu công suất nhỏ, nên cho phép doanh nghiệp xin giấy chứng nhận chung cho một nhóm tàu đánh bắt ở cùng một khu vực. Hiện nay sản phẩm hải sản thu mua từ các tàu công suất trên 90CV của công ty chiếm 60%, 40% còn lại là mua từ các tàu nhỏ. Bên cạnh đó, việc thông tin tuyên truyền về quy định IUU và Quy chế chứng nhận cần đƣợc phát huy nhiều hơn, vì cho đến thời điểm này, vẫn có những chi cục địa phƣơng và doanh nghiệp chƣa nắm rõ về việc thực hiện quy định và quy chế nhƣ thế nào.

Theo Cục quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad), thủy sản đƣợc đánh bắt trƣớc ngày 1/1/2010 mà xuất khẩu vào sau ngày 1/1/2010 thì vẫn chƣa cần phải tuân thủ IUU. Nafiqad đã yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU rà soát, thống kê chính xác khối lƣợng nguyên liệu, thành phẩm có nguồn gốc khai thác năm 2009 nhƣng dự kiến xuất khẩu vào EU sau ngày 1/1/2010. Các báo cáo này phải gửi về Cục và Trung tâm Chất lƣợng nông lâm

thủy sản vùng phụ trách tại địa bàn trƣớc ngày 20/12/2009 để tổng hợp gửi cơ quan thẩm quyền EU.

Nếu doanh nghiệp không gửi báo cáo, khi phát sinh vƣớng mắc trong việc xuất khẩu các lô hàng sau thời điểm quy định IUU có hiệu lực, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan thẩm quyền EU. Nhằm đốc thúc việc triển khai IUU nhanh hơn nữa cho kịp thời điểm có hiệu lực, Nafiqad cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU chỉ đƣợc phép chế biến nguyên liệu nhập khẩu có đầy đủ giấy chứng nhận khai thác hợp pháp và đáp ứng Quy định IUU do Cơ quan thẩm quyền nƣớc xuất khẩu cấp để xuất khẩu vào EU. Các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu EU để có những yêu cầu cụ thể về chứng nhận khai thác theo Quy định IUU kèm theo lô hàng xuất khẩu vào EU sau khi quy định này có hiệu lực

a) Định hƣớng từ phía Nhà nƣớc

Nhằm giảm bớt khó khăn cho DN khi XK hàng hóa sang thị trƣờng này, hiện Bộ Công thƣơng cũng đang đẩy mạnh làm việc với EC về việc gỡ bỏ những rào cản mà Việt Nam đang gặp phải tại thị trƣờng EU. Đồng thời Bộ Công thƣơng sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và phổ biến quy định cũng nhƣ cơ hội thị trƣờng... giúp DN vƣợt qua thời điểm khó khăn này. Ông Phạm Quang Niệm, Trƣởng phòng Nga - SNG, Vụ Thị trƣờng châu Âu (Bộ Công Thƣơng) cho biết: Nhằm giúp DN Việt Nam hiểu rõ những qui định của EU trong việc nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh việc tăng cƣờng cung cấp thông tin cho DN, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam tại Nga do Bộ Công thƣơng xây dựng sẽ hoạt động vào năm 2011. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ vừa đóng vai trò nhƣ một khu công nghiệp, vừa là kho ngoại quan. Hàng hóa của Việt Nam sẽ không phải xuất khẩu riêng lẻ tới từng DN nhập khẩu tại thị trƣờng Nga và EU mà sẽ đƣợc XK trực tiếp vào Trung tâm này để chế biến, đóng gói sau đó mới phân phối cho các kênh tiêu thụ tại Nga và EU.

Để hàng thủy sản XK Việt Nam vƣợt qua đƣợc rào cản thƣơng mại của EU nhất là quy định về IUU, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề xuất DN

xuất khẩu thủy sản cần tích cực hỗ trợ, hƣớng dẫn ngƣ dân trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, ngƣ dân cần chuyển phƣơng thức từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập thể. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng triển khai quy chế cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của VN đáp ứng đƣợc các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

Tất nhiên, để làm đƣợc việc này, nhà nƣớc phải có kế hoạch xây dựng hoặc hỗ trợ DN trang bị các phòng thí nghiệm trọng điểm. Qua phòng thí nghiệm và hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến, chúng ta xây dựng hàng rào kỹ thuật để tự vệ, ngăn ngừa các nhà sản xuất có chất lƣợng thấp, làm ảnh hƣởng đến hàng hóa VN.

Trong bối cảnh các rào cản từ các thị trƣờng đƣợc lập ra ngày càng nhiều đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thì Chính phủ, các ban ngành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có các động thái nhằm ứng phó với các rào cản này.

Nhằm góp phần khắc phục những yếu kém trong khâu sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL, vào tháng 5-2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.

Ban chỉ đạo gồm có 20 thành viên, trong đó Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trƣởng ban, các thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và các địa phƣơng vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội Cá tra ĐBSCL.

Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL đang lên kế hoạch vận động và thực hiện việc áp mã số, mã vạch cho cá tra, cá ba sa của vùng. Nhƣ vậy, mỗi hộ nuôi sẽ có một bộ hồ sơ từ nguồn gốc con giống, chế độ dinh dƣỡng, nhật ký dùng thuốc trị bệnh, thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh đến vùng nuôi, ao nuôi. Khi đã tuân thủ đầy đủ các quy trình trên mỗi hộ nuôi sẽ đƣợc cấp một mã số, mã vạch. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh các thị trƣờng ngày càng có những đòi

hỏi khắt khe hơn về vệ sinh an toàn chất lƣợng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã quá chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tƣơi sống và đông lạnh mà ít quan tâm đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc các rào cản thƣơng mại đƣợc lập ra ngày càng nhiều để đối phó với các sản phẩm cá tra, cá ba sa, tôm của Việt Nam đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về chính sách và chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp.

Để thực thi Hiệp định TBT, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối triển khai thực hiện Hiệp định này ở Việt Nam, chuẩn bị tài liệu và tham gia Đoàn đàm phán Chính phủ về gia nhập của Việt Nam vào WTO. Những công việc chính đã đƣợc triển khai để thực thi Hiệp định TBT bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và thực hiện chƣơng trình hành động của Việt Nam nhằm thực thi Hiệp định TBT từ thời điểm gia nhập WTO, trong đó tập trung vào các nội dung nhƣ: Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lƣờng - chất lƣợng cho phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT của WTO; bên cạnh đó, hoạt động hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động quản lý KH&CN làm nền tảng cho việc thực thi Hiệp định TBT cũng đƣợc chú trọng với việc ban hành các luật: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa (đang xây dựng).

Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới, cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, của ngƣời tiêu dùng tốt hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cƣờng quản lý chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đƣợc đặc biệt quan tâm, nhƣ: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu

chuẩn cơ sở; hỗ trợ xây dựng và triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa tại các công ty, doanh nghiệp; tƣ vấn xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9001: 2000, ISO 14000:1996, HACCP, GMP, SA 8000...);

Với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, hoạt động xác lập và quản lý quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc cải thiện đáng kể, đặc biệt về hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn trong việc bảo vệ quyền hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu, thƣơng hiệu hàng hóa cũng nhƣ sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây vấn đề quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong hoạt động tiêu chuẩn hóa là chủ đề đƣợc bàn thảo trong khuôn khổ Ủy ban về Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của WTO. Một khi vấn đề IPR đƣợc quan tâm trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các doanh nghiệp nắm giữ IPR đƣợc xác lập (đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao) sẽ có vai trò to lớn hơn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn quốc tế.

Việc cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại là một nội dung quan trọng trong thực thi Hiệp định TBT đối với cả các bên quan tâm ở nƣớc ngoài và trong nƣớc. Hiện nay, hệ thống thông tin này đang đƣợc hình thành với trung tâm là cổng thông tin TBT đặt tại Văn phòng TBT Việt Nam. Khi cổng thông tin này đi vào hoạt động (dự kiến vào năm 2007) sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nƣớc các thông tin về hàng rào kỹ thuật của các nƣớc thành viên WTO để đẩy mạng hoạt động xuất khẩu của mình, các thông tin pháp luật trong nƣớc liên quan đến tiêu chuẩn - đo lƣờng - chất lƣợng và các vấn đề liên quan khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nƣớc và yêu cầu của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa...

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 58 - 72)