Giải pháp vƣợt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 34 - 40)

C/ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦ A1 SỐ THỊ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

b/ Giải pháp vƣợt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì

xuất khẩu của Việt Nam

b1) Giải pháp từ phía nhà nƣớc

Tổ chức quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Ngành thủy sản đã có những bƣớc phát triển nhất định nhƣng vẫn còn thiếu quy hoạch tổng thể một cách đồng bộ khiến xuất hiện nhiều vùng thủy sản phát triển một cách tự phát, không bắt kịp với nhu cầu thị trƣờng. Sản lƣợng khai thác thủy sản đã đến ngƣỡng, điều này đòi hỏi phải phát triển công tác nuôi trồng nếu muốn có tăng trƣởng trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng vẫn chƣa có một sự quan tâm xứng đáng với ngành thủy sản nên thiếu nhiều chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển, thiếu vốn đầu tƣ, guồng máy quản lí không theo kịp sự phát triển của nuôi trồng thủy sản.

Cần phải có sự kết hợp giữa Bộ Thuy sản với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố, đặc khu trực thuộc trung ƣơng khẩn trƣơng tổ chức xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản để có căn cứ phát triển sản xuất một cách ổn định và vững chắc. Ngoài ra, Bộ Thủy sản nên cử những cán bộ giỏi chuyên môn trực tiếp xuống các vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản để hƣớng dẫn xây dựng

quy hoạch của vùng, sau đó tập hợp lại để lập quy hoạch nuôi trồng thủy sản toàn ngành về quản lí hệ thống trại giống, quản lí môi trƣờng nuôi và thống kê nghề cá. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ƣơng huy động cán bộ Sở Thủy sản và các đơn vị trong tỉnh liên quan để tập trung làm quy hoạch cho tỉnh, thành phố, đặc khu mình.

Tổ chức xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật chống bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm

Hoa Kì là một nƣớc có hệ thống pháp luật chặt chẽ, phức tạp nhất, bên cạnh đó còn có hệ thống luật pháp của các bang riêng lẻ. Vì vậy quan hệ thƣơng mại thƣờng xuyên phải gắn với tƣ vấn pháp lý, đặc biệt trong thời gian qua có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lƣợng của Hoa Kì hoặc bị kiện bán phá giá, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, để duy trì và phát triển mối quan hệ thƣơng mại trên lĩnh vực thủy sản với Hoa Kì, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nƣớc, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện luật chống bán phá giá, luật vệ sinh an toàn thực phẩm, luật sở hữu trí tuệ...Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những ngƣời sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

Tổ chức hoàn thiện và tăng cƣờng năng lực tổ chức, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Phát triển các hoạt động đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sản phảm theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cƣờng hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thêm vào đó, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động tuân thủ hiệp định thƣơng mại giữa hai quốc gia.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ

Hoa Kì là một thị trƣờng rộng lớn đầy tiềm năng nhƣng cũng là một thị trƣờng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trƣờng này, đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kì đã liên tiếp gặp phải những rào cản kĩ thuật nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm, bán phá giá... Do đó,đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm đƣa hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam đến với ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp Hoa Kì, cung cấp thông tin về thị trƣờng, thị hiếu, luật pháp, chính sách của Hoa Kì cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, Trung ƣơng và địa phƣơng trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực hơn, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ và manh mún, tiết kiệm chi phí và hoạt động có hiệu quả. Tăng cƣờng vai trò quản lí,giám sát của chính phủ đối với các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, tổ chức hội chợ, thƣờng xuyên tổ chức đánh giá để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Nhà nƣớc cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về thông tin, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Hoa Kì. Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP…để đảm bảo các doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các tiêu chuẩn đó.

∙ Hỗ trợ về thông tin ∙ Hỗ trợ về tài chính

∙ Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực

b3) Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định

Trong thực tế sản xuất hiện nay, tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ và thƣờng xuyên khôngổn định gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy

sản Việt Nam trong việc đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng của đối tác đúng thời hạn. Vì vậy cần tập trung tổ chức lại sản xuất theo hƣớng có liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản lƣợng lớn, chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng khai thác, chống thất thoát sau thu hoạch và quản lí thị trƣờng nguyên liệu.

Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu nguyên liệu với cơ cấu phù hợp thích hợp phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trƣờng, khắc phục tình trạng sản xuất theo mùa vụ.

Đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ chế biến thuỷ sản

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lí đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm theo HACCP, GMP, SSOP… Đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến. Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công nghệ hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí để nâng cao hiệu quả quản lí.

Tăng cƣờng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thuỷ sản Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ

Việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thủy sản Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết để các sản phẩm thủy sản Việt Nam có chỗ đứng trên thị trƣờng Hoa Kì. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tác dụng của việc xây dựng thƣơng hiệu. Việc xây dựng thƣơng hiệu phải đƣợc phổ biến tới tất cả các cá nhân trong ngành, phải đƣợc phản ánh đầy đủ trong tất cả các khâu, trong tất các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc lựa chọn nguyên liệu, xử lí, sản xuất, đóng gói, phân phối sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi.

b4) Giải pháp từ phía hiệp hội

Phát triển thƣơng hiệu gắn với hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm

- Phối hợp với Bộ Thủy sản và các Bộ ngành liên quan tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động xây dựng, phát triển và đăng kí thƣơng hiệu, kết hợp với các giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm và xúc tiến thƣơng

mại tạo điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp và của cả ngành.

- Tổ chức phối hợp các doanh nghiệp, đại lí, các nhà cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, ngƣ dân nuôi trồng các sản phẩm chất lƣợng cao, có lợi thế cạnh tranh lớn nhƣ tôm nuôi sạch, tôm sinh thái, cá tra sinh thái, cá giò Hạ Long, cá basa AOC,…cùng xây dựng thƣơng hiệu chung cho toàn ngành thủy sản, gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng và hệ thống thanh tra kiểm soát, tăng cƣờng công tác kiểm soát chi phí sản xuất và giá cả, nâng cao năng lực quản lí trong tất cả mọi khâu của quá trình sản xuất.

Hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí và giá thành

- Hiệp hội phải thƣờng xuyên tập hợp ý kiến của hội viên để thay mặt cho các doanh nghiệp đƣa ra những kiến nghị kịp thời với Chính phủ, từ đó đề xuất để có đƣợc những chính sách cụ thể nhằm mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành trong mọi khâu của quá trình sản xuất.

- Hiệp hội cần tổ chức phối hợp các hội viên với nhau để đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ vận tải, kho lạnh, kiểm nghiệm, chứng nhận,…để giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi ích cho mọi doanh nghiệp.

- Hiệp hội cần phải hỗ trợ hội viên áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào quá trình sản xuất và quản lí nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí.

- Hiệp hội nên phối hợp với các đối tác EU và Hoa Kì xây dựng và triển khai phòng kiểm nghiệm của EU và FDA tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm hàng xuất khẩu và phòng tránh các trƣờng hợp hàng bị trả về hoặc bị tiêu hủy.

Tạo dựng hình ảnh chung về ngành thuỷ sản Việt Nam

- Phối hợp với Bộ Thủy sản và Bộ Công Thƣơng tận dụng triệt để và có hiệu quả các dự án quốc tế, xây dựng chiến lƣợc thâm nhập các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kì, EU, Nhật Bản cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp hội viên.

- Hiệp hội cần chủ động phối hợp với các đối tác trên từng thị trƣờng trọng điểm để tiến hành các hoạt động đa dạng, tiếp thị đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Ngăn ngừa tranh chấp thƣơng mại và nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp

- Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về các kiến thức phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thƣơng mại, kiến thức về hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực đàm phán quốc tế.

- Hiệp hội cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nƣớc xây dựng mạng lƣới thu thập thông tin và cảnh bóa sớm về các tranh chấp thƣơng mại có thể xảy ra, xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn, chủ động đối thoại để giải quyết các tranh chấp.

-Ủy ban tôm và Ủy ban cá nƣớc ngọt cần phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết hậu quả các vụ kiện, tiến hành đánh giá hành chính hàng năm nhằm giảm dần mức thuế.

Tích cực hỗ trợ nâng cao chất lƣợng nguồn nguyênliệu thuỷ sản

- Chủ động phối hợp với các tổ chức bảo vệ môi trƣờng xây dựng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững và các mô hình đƣợc thế giới công nhận.

- Hiệp hội cần chủ động hỗ trợ hội viên nâng cao chất lƣợng nguồn thủy sản thông qua việc nâng cao khả năng kiểm soát chất lƣợng nguồn nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng các khu vực nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh, tích cực kiểm soát hệ thống cung cấp, tích cực sử dụng thiết bị kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh.

- Phối hợp cùng các tỉnh mở rộng sản xuất sản phẩm sạch và sản phẩm sinh thái theo các mô hình tiên tiến nhƣ mô hình Lâm ngƣ trƣờng 184 Cà Mau.

Tổ chức nhiều phƣơng thức quản lý cộng đồng

- Hiệp hội chủ động phối hợp với chính quyền địa phƣơng và Hội nghề cá xây dựng các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa cộng đồng ngƣ dân và các doanh nghiệp chế biến.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng sản phẩm, hình thành cơ chế phối hợp nhằm giảm

thiểu tối đa những bất lợi xảy ra do tình trạng biến động theo chu kì gây khủng hoảng sản xuất nguyên liệu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)