Nguyên nhân gây nên tranh chấp thƣơng mại đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 53 - 58)

II/ EU

a/ Nguyên nhân gây nên tranh chấp thƣơng mại đối với Việt Nam

Kinh tế VN trong 25 năm qua đã phát triển với nhịp độ cao và bền vững. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN đã có sự bứt phá về số lƣợng lẫn chất lƣợng, khiến nhiều quốc gia “để mắt” hơn đến hàng hóa của VN. Song, kinh tế VN đã hội nhập sâu và rộng với thế giới nên việc hàng hóa vấp phải hàng rào tự vệ của các nƣớc. Hội nhập kinh tế, hàng rào thuế quan đã và đƣợc dỡ bỏ dần, thay vào đó các quốc

gia chỉ còn cách duy nhất là phải dựng lên thật nhiều các hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại để bảo hộ sản xuất trong nƣớc.

Tuy nhiên, còn một nguyên nhân mà lâu nay chúng ta chƣa khắc phục đƣợc, đó là việc xuất khẩu quá nhiều và chỉ tập trung vào một số thị trƣờng nhƣ Mỹ và EU. Thông thƣờng, khi hàng hóa của VN xuất khẩu vào các thị trƣờng này chiếm khoảng 3% tổng số hàng nhập khẩu, ngay lập tức họ sẽ đƣa ra các biện pháp phòng vệ thƣơng mại để bảo vệ sản xuất trong nƣớc.

b) Khó khăn đối với Việt Nam

Các loại rào cản thƣơng mại sẽ ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Bên cạnh các rào cản về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với các sản phẩm công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hay dƣ lƣợng kháng sinh với hàng nông, thủy sản thì những quy định về xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn môi trƣờng cũng sẽ ngày càng nhiều và khó khăn hơn. Ngoài ra, việc một số nƣớc đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật không ngoài mục đích là hạn chế nhập khẩu, đã làm cho nhiều DN xuất khẩu của VN trở nên lúng túng.

Tại thị trƣờng EU, thách thức lớn nhất của các DN khi thâm nhập vào đây là việc công bố xuất xứ hàng hóa. Lý do chính là vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN nhƣ đồ gỗ, dệt may, da giày đều phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nếu chúng ta không minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng hóa thì nhiều khả năng sẽ bị vƣớng vào các vụ kiện tụng. Hậu quả để lại cho các ngành sản xuất bị kiện là vô cùng lớn và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục.

EU là thị trƣợng XK lớn thứ hai của VN. Nhiều mặt hàng XK chủ lực của VN nhƣ dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, hải sản... đang chịu áp lực lớn từ các hàng rào kỹ thuật của thị trƣờng này. Trong các thách thức mà DN VN gặp phải khi thâm nhập thị trƣờng EU, một trong những rào cản đáng kể nhất phải tính đến đó là việc công bố xuất xứ hàng hóa XK. Bởi lẽ, các ngành mũi nhọn trong XK nhƣ dệt may, da giày, đồ gỗ... của nƣớc ta dựa vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là chủ yếu (khoảng 70-85%).

Điển hình là mặt hàng giày mũ da của VN, với mức áp thuế chống bán phá giá lên đến 10% của UB Châu Âu từ đầu năm 2010 khiến kim ngạch XK giày dép của VN vào thị trƣờngChâu Âu giảm đáng kể. Một mặt hàng khác còn chịu ảnh hƣởng nặng nề hơn là xe đạp. Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp thuế chống bán phá giá ở mức 15,8-34,5% đối với xe đạp của VN. Sau 5 năm áp mức thuế chống bán phá giá, ngành xe đạp của VN gần nhƣ kiệt quệ. Lƣợngxe đạp XK sang thị trƣờng EU giảm mạnh, từ 1.067.772 chiếc năm 2005, xuống 21.421 chiếc năm 2009. Giá trị XK cũng giảm nghiêm trọng, đặc biệt, năm 2007, giảm tới 95,3% so với năm 2006. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm VN phải đối mặt với vài chục vụ kiện liên quan đến chống trợ cấp, chống bán phá giá. Trong năm 2010, dự kiến, số vụ kiện khoảng trên 100 vụ. Với đà hội nhập hiện nay, con số đó có thể tăng lên vài trăm vụ mỗi năm, trong thời gian tới.

Thách thức lớn nhất của các DNVN là phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế nhƣ một loại ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa. Trong khi đó, trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, nhiều DNVN khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của mình. Theo đó, DN thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lƣợng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hàng hóa cùng loại, khiến DN khó có những bƣớc đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của mình, đặc biệt là chất lƣợng. Môi trƣờng kinh doanh, pháp lý không ổn định và năng lực quản lý còn yếu là những thách thức của DN.

Có khá nhiều DN áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng của các nƣớc mà họ định đƣa mặt hàng vào, nhƣng họ lại không đầu tƣ cho việc mua thiết bị để thử nghiệm. Kết quả mang lại không đạt đƣợc nhƣ ý muốn. Đây là hạn chế lớn, các DNVN cần phải ý thức để vƣợt qua Các DN xuất khẩu thủy sản cũng đang gặp khó bởi Luật IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing - những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp không có báo cáo và không theo quy định), đƣợc EU áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo đó, tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác..., nếu thiếu sẽ không đƣợc phép xuất

vào EU. Đây là yêu cầu khó đáp ứng đƣợc trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của VN.

Ảnh hƣởng nhiều nhất của quy định này là ngành đánh bắt và xuất khẩu cá ngừ, vì nếu thu mua sản phẩm không có chứng nhận khai thác sẽ không đƣợc chấp nhận ở châu Âu. Các nhà chế biến cá ngừ phải cung cấp một giấy chứng nhận khai thác ghi chi tiết nơi sản phẩm đƣợc đánh bắt, khối lƣợng cũng nhƣ nguồn gốc của sản phẩm. Chính sách này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản VN vì ngành đánh bắt hải sản của VN có quy mô nhỏ lẻ, trìnhđộ của nhiều ngƣ dân còn hạn chế.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng nhất định khi Quy định 1005/2008 của Ủy ban châu Âu (EC) có hiệu lực (ngày 1/1/2010). Theo Quy định 1005/2008 ngày 29/9/2008 của EC về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU), mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc Giấy chứng nhận khai thác (trong trƣờng hợp tổng sản lƣợng thủy sản đánh bắt đƣợc chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trƣờng hợp một phần sản lƣợng đánh bắt đƣợc chế biến thành sản phẩm xuất khẩu). Các giấy tờ này phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu xét duyệt trƣớc khi hàng về đến cửa khẩu của nƣớc đó. IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Trƣờng hợp nƣớc xuất khẩu nhập nguyên liệu chế biến từ nƣớc khác chỉ đƣợc chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải đƣợc chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nƣớc khai thác. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có ít nhất 12 thông tin cần khai báo trong Giấy chứng nhận khai thác (tên tàu, tên chủ tàu, số đăng ký của tàu, giấy phép khai thác, mô tả hải sản khai thác đƣợc…). Bản cam kết của nhà máy chế biến cũng yêu cầu số giấy chứng nhận khai thác, tên tàu khai

thác, mô tả hoạt động đánh bắt, khối lƣợng khai thác, chế biến, tên, địa chỉ nhà máy chế biến, DN xuất khẩu, mã số xuất khẩu, ngày cấp chứng thƣ vệ sinh... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định, IUU đòi hỏi sự thay đổi cả một hệ thống từ cơ quan quản lý đến các địa phƣơng, ngƣ dân, DN chế biến và xuất khẩu. Việc này là rất khó khăn, bởi đến nay, Việt Nam vẫn chƣa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng các điều kiện theo IUU. Thống kê của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện cả nƣớc có khoảng 130.000 tàu khai thác đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác đánh bắt vẫn mang đặc thù là quy mô nhỏ, nhận thức của ngƣời dân chƣa cao. Mặc dù tổng sản lƣợng thủy sản khai thác của cả nƣớc vào khoảng 2 triệu tấn/năm, nhƣng Việt Nam chƣa hình thành đƣợc đội tàu khai thác quy mô lớn, hầu hết ngƣ dân ra khơi riêng lẻ, không những khó quản lý, mà việc thông tin tới ngƣ dân về áp dụng các quy định mới cũng rất khó khăn.

Theo Luật Quốc tế, ngƣ dân có quyền khai thác đánh bắt trong phạm vi lãnh hải của mình, tuy nhiên, yêu cầu cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác là rất khó đối với ngƣ dân”, ông Phƣơng nói và cho rằng, việc thay đổi phƣơng thức hoạt động trong cộng đồng ngƣ dân là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các quy định của IUU. Phân tích về ảnh hƣởng của IUU đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, VASEP nhận định, trong giai đoạn đầu, IUU sẽ có tác động không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. Thống kê cho thấy, EU hiện là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 40% tổng lƣợng thủy sản xuất khẩu). Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu trên 40 sản phẩm thủy sản chế biến từ khai thác sang EU với khối lƣợng đạt gần 85.000 tấn (chiếm 24,2% tổng sản lƣợng thủy sản xuất khẩu vào EU), với giá trị kim ngạch đạt 383 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm này xuất sang EU đạt gần 40.000 tấn. Bộ NN&PTNT đã thành lập Tổ công tác để triển khai các yêu cầu theo Quy định 1005 của EC. Tuy nhiên, theo một thành viên trong Tổ công tác, khả năng hoàn thành các yêu cầu của EC là rất khó, bởi thời điểm thực hiện IUU chỉ còn chƣa đầy 4 tháng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)