Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 47 - 53)

II/ EU

b/Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng Nông nghiệp

Khác với công nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực mà các nƣớc phát triển chƣa muốn tự do hóa thƣơng mại và thực hiện chính sách bảo hộ thông qua nhiều loại rào cản khác nhau. Chính sách bảo hộ nông nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chính sách thƣơng mại quốc tế và là một trong những ƣu tiên hàng đầu của EU. Hiện có tới 56% dân số và 91% điện tích đất của EU thuộc lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt. Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống chiếm vị thế hàng đầu, với sản lƣợng đạt trị giá khoảng 600 tỷ euro/năm, chiếm khoảng 15% tổng lƣợng

sản xuất công nghiệp, sử dụng 2,6 triệu lao động, trong đó khoảng 30% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp đạt 220 tỷ euro, cung cấp 7,5 triệu lao động hàng năm với trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng thực phẩm và đồ uống đạt trị giá 50 tỷ euro/năm.

Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU đƣợc đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới, dƣới hình thức ban hành nhiều Luật, nhiều quyết định, thông tƣ, chỉ thị về quy đinh nhập khẩu, thực thi chính sách thị trƣờng nông sản EU chung (CMP) các biện pháp hạn chế nhập khẩu, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng, bảo hộ sở hữu trí tuệ... bao trùm lên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiếp thị ...không chỉ chi phối các hoạt động bên trong lãnh thổ EU mà còn chi phối cả những hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển tại các nƣớc xuất khẩu.

b1) Các loại rào cản “hữu hình”

- Thuế và chính sách thuế: Các điều kiện để loại trừ hoặc cho phép đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi (GSP); áp dụng các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau (thuế MFN, thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, VAT...);

- Hoàn thuế VAT sau khi xuất khẩu (đối với một số lĩnh vực sản phẩm theo quy định, sẽ đƣợc bồi hoàn số thuế VAT và thực hiện theo tùy nƣớc và các mức khác nhau); - Áp đặt bảng giá giá tối thiểu theo mùa vụ để tính thuế nhập khẩu ...; - Quy định về hạn ngạch nhập khẩu: hạn ngạch thuế quan,

- Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu;

- Áp dụng các loại rào cản kỹ thuật: SPS/TBT, Luật thực phẩm, Luật về chất lƣợng sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bảo hộ sức khỏe ngƣời tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại và dƣ lƣợng kháng sinh;

- Quy định về nhãn mác;

- Quy định về bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp có thƣơng hiệu của EU, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý;

- Quy định bao bì đóng gói;

- Tiêu chuẩn về môi trƣờng sinh thái, và điều kiện lao động …

b2) Các loại rào cản “vô hình”

- Trợ cấp cho lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp cho từng lĩnh vực sản xuất, EU còn hỗ trợ gián tiếp thông qua các chƣơng trình:

+ Các chƣơng trình hỗ trợ đặc biệt nhằm giúp cho nông dân tự do lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với diễn biến cung cầu thị trƣờng mà vẫn đƣợc hƣởng khoản trợ cấp trực tiếp không thay đổi

+ Chƣơng trình lƣơng thực, thực phẩm cấp miễn phí cho ngƣời nghèo, với số tiền hàng năm khoảng 500 triệu Euro, trong đó EU đóng góp 75% (giai đoạn 2010- 2012) và 50/50 (2013-2015). Chƣơng trình này giúp trợ giá cho nông dân và đảo kho dự trữ;

+ Chƣơng trình cung cấp rau, quả tƣơi cho trẻ em bắt đầu từ năm 2009/2010 với nguồn ngân sách của EU hàng năm khoảng 90 triệu Euro;

+ Chƣơng trình cung cấp miễn phí sửa và sản phẩm sữa đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học (hơn 300 ngàn tấn sữa, tƣơng đơng 50 triệu euro đƣợc cung cấp hàng năm cho học sinh EU);

- Chiến dịch quảng bá sản phẩm trang trại của EU về chất lƣợng, giá trị dinh dƣỡng và sự an toàn VSTP, phƣơng pháp chế biến, bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chƣơng trình quảng bá này đƣợc thực hiện trên các phƣơng tiện truyền thông, dƣới mọi hình thức khác nhau: họp báo, hội thảo, quảng cáo tại các cửa hàng, quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, internet, các bài nghiên cứu về đánh giá kết quả khoa học, bài viết về thị trƣờng ... chƣơng trình quảng bá này do một hoặc một số công ty chuyên ngành của các quốc gia thành viên thực hiện, kể cả Ủy ban EU và chính phủ các nƣớc thành viên cũng thực thi chiến dịch quảng bá này, các báo chí, hãng thông tấn cũng tham gia vào chƣơng trình này. Chƣơng trình do EU tài trợ 50%, các tổ chức chuyên ngành đóng góp 20%, số còn lại do chính phủ các nƣớc thành viên hỗ trợ. 15 sản phẩm nông nghiệp đƣợc tham gia chƣơng trình quảng bá này. Chƣơng trình quảng bá đƣợc thực hiện trong và cả bên ngoài EU;

- Các tiêu chuẩn riêng do các tập đoàn bán lẻ đề ra về kích cở, mầu sắc, phân loại ...

b3) Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau

Gạo

- Sản xuất: Diện tích trồng lúa tại EU tƣơng đối ổn định từ 2004 – 2009 giao động trong khoảng từ 413 - 428 ngàn ha, sản lƣợng tại EU27 niên vụ 2007/2008 đạt 1,68 triệu tấn và sản lƣợng từ niên vụ 2004/2005 đến niên vụ 2007/2008 giảm 178 ngàn tấn.

- Tiêu thụ: mức tiêu thụ tính chung dành cho sản xuất công nghiệp và tiêu thụ tƣ nhân của EU25 trong khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn/năm, và khoảng 2,5 triệu tấn/năm đối với EU27.

- Nhập khẩu: mức nhập khẩu gạo trong năm 2008-2009 tăng 33% cao hơn mức nhập khẩu các năm trƣớc. EU nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan (gạo Basmati), Hoa Kỳ (gạo đánh bóng) và Thái Lan (gạo đã xay tách vỏ).

- Rào cản áp dụng: hạn ngạch, thuế tuyệt đối, giấy phép nhập khẩu, xuất xứ.  Nhóm sản phẩm động vật và sản phẩm thịt

- Các rào cản EU đang áp dụng chung nêu trên và:

- Quy định về kiểm soát tình hình dịch bệnh trong nƣớc xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh động vật. Nƣớc xuất khẩu phải là thành viên của Tổ chức thế giới về sức khỏe động vật (OIE) và phải thực hiện theo quy định về kiểm soát, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, sức khỏe động vật trong nƣớc.

- Quy định về cập nhật thông tin về sức khỏe động vật đối với lô hàng xuất khẩu vào EU (khuyến khích việc cập nhật thông qua internet theo chƣơng trình TRACE)

- Quy định về kiểm soát về dƣ lƣợng kháng sinh, chất gây bệnh, chất phụ gia trong thuốc thú y và thức ăn gia súc tại nƣớc xuất khẩu và tại EU, thực hiện chƣơng trình nhà máy chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed)... - Quy định về kiểm tra vi sinh (nguồn gây bệnh, đặc biệt là khuẩn samonella, listeria);

- Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS)/TBT từ cơ sở chế biến đến tay ngƣời tiêu dùng. Các cơ sở chế biến của nƣớc xuất khẩu phải đƣợc EU kiểm tra và công nhận theo nguyên tắc HACCP. Quy định về cơ sở chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy định về kiểm tra thú y và sản phẩm động vật tại cửa khẩu nhập khẩu. Động vật sống và sản phẩm thịt chế biến có xuất xứ chỉ đƣợc nhập khẩu vào EU sau khi đã đƣợc kiểm tra tại cửa khẩu - BIP (Veterinary Border Inspection Ports). Riêng về việc kiểm tra tại cửa khẩu, có khoảng 16 quyết định, chỉ thị, quy định, hƣớng dẫn khác nhau;

- Quy định về cấp giấy phép nhập khẩu và lƣu thông tại EU (Common Veterinary Entry Document –CVED);

- Quy định về hàng quá cảnh....  Gia cầm và sản phẩm gia cầm

- Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trƣờng hợp cần thiết,

- Áp dụng mức thuế nhập khẩu ở mức cao, trong trƣờng hợp hàng nhập khẩu có nguy cơ đe dọa thị trƣờng nội khối, có thể áp dụng mức thuế phụ thu.

- Hạn ngạch thuế quan theo nguyên tắc “đến trƣớc, đƣợc trƣớc”

- Trong trƣờng hợp giá cả tăng đột biến, có thể áp dụng các biện pháp thích ứng trên cơ sở tham vấn giữa Hội đồng, Ủy ban và Quốc hội.

- Hoàn thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu.

- Có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ trong những trƣờng hợp có nguy cơ gây tác động xấu đến xuất khẩu và nhập khẩu,

- Trợ cấp nhà nƣớc trong trƣờng hợp có dịch bệnh, - Quy định định giá tối thiểu;

- Các rào cản khác ...  Rau và hoa tƣơi

Tiêu chuẩn SPS: các yêu cầu về sức khỏe cây trồng, truy xuất nguồn gốc, khoanh vùng cây tránh nhiễm bệnh, quản lý loại bệnh, xử lý nguy cơ mầm bệnh, đánh giá

rủi ro và nguy cơ lây nhiễm, cấp phép về chất lƣợng sức khỏe cây trồng (tại nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu), kiểm tra vệ sinh an toàn cây trồng,...;

Tiêu chuẩn TBT: quy định về tiếp thị bán hàng, quy định tiêu chuẩn riêng biệt, quy định về bao bì, nhãn – mác, cách trình bầy, quy định về dƣ lƣợng kháng sinh, chất độc hại, các quy định về biến đổi gien, ...

Các tiêu chuẩn về môi trƣờng, điều kiện lao động, thủ tục hải quan và các tiêu chuẩn khác ...

Mặt hàng cà phê

EU là khu vực không trồng cà phê, tuy nhiên lại là thị trƣờng tiêu thụ lớn cà phê và có nhiều công ty chế biến cà phê với các thƣơng hiệu nổi tiếng khác nhau. Chính vì vậy chính sách của EU là khuyến khích nhập khẩu cà phê nguyên liệu và hạn chế nhập khẩu đối với cà phê chế biến.

Đối với mặt hàng café chế biến, EU quy định mức hạn ngạch nhập khẩu (Cà phê chế biến thuộc danh mục hàng hạn chế nhập khẩu), và mức thuế suất thuế nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với cà phê nguyên liệu, ngoài ra còn áp dụng thuế phụ thu, thuế VAT áp dụng đối với đối với từng loại sản phẩm khác nhau và thực hiện kiểm soát chất lƣợng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phƣơng pháp xử lý hƣơng vị cà phê chế biến ...

Ngoài ra còn áp dụng kiểm tra chặt chẽ về dịch bệch, kiểm soát các chất gây nghiện và chất độc hại khác (Quy định số 466/2001 về thực hiện kiểm soát chất lƣợng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phƣơng pháp xử lý hƣơng vị cà phê chế biến...) gây ảnh hƣởng tới sức khỏe và các tiêu chí ảnh hƣởng tới môi trƣờng và điều kiện lao động.

2.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản

EU là thị trƣờng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu ngƣời là 22 kg/ngƣời/năm (mức trung bình của thế giới là 16,1kg/ngƣời/năm). Ngành công nghiệp đánh bắt cá của EU chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Hàng năm EU phải nhập khẩu khoảng 16 tỷ euro cá và sản phẩm cá hàng năm để phục vụ cho công nghiệp trong nƣớc (chế biến để tái

xuất khẩu với giá trị gia tăng) và tiêu dùng trong nƣớc. Cá nuôi trồng nƣớc ngọt chiếm 20% sản lƣợng cá, với 65 ngàn lao động và kim ngạch hơn 3 tỷ euro/năm. Phi lê cá tra, ba sa, tôm đông lạnh và nhuyễn thể hai mảnh vỏ là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam xuất khẩu sang thị trƣờng EU và chiếm thị phần tƣơng đối lớn: phi lê cá tra- ba sa xếp thứ 1 và tôm sú đông lạnh xếp thứ 4 trong số các nƣớc xuất khẩu vào EU. Kim ngạch mặt hàng thủy sản chế biến đang có xu hƣớng tăng dần. Các nhóm sản phẩm này hầu hết xuất khẩu dƣới dạng nguyên liệu thô nên không bị giới hạn về hạn ngạch, thuế suất thuế nhập khẩu, song những quy định về quản lý và giám sát chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trƣờng, nhãn mác ... là những trở ngại chính.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP PHẢI CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 47 - 53)