4. Phương pháp nghiên cứu
1.2 Tình hình giao nhận tại Việt Nam
Những năm 1960, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam mang tính chất phân tán, các đơn vị XNK tự đảm nhận việc tổ chức chuyên chở hàng hóa của mình. Chính vì vậy mà các công ty XNK đã thành lập riêng phòng kho vận, trạm giao nhận ở các ga, cảng liên vận đường sắt.
Để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải giao nhận, năm 1970, Bộ Ngoại thương (nay là Bộ thương mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận :
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 19
- Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương, trụ sở tại Hải Phòng.
- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội.
Năm 1976, Bộ thương mại đã sáp nhập hai tổ chức trên, thành lập một Công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty Giao nhận và kho vận Ngoại thương (Vietrans). Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hóa XNK trên cơ sở ủy thác của các đơn vị XNK.
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK không còn do Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều công ty khác tham gia, chi phối. Trong đó nhiếu chủ hàng ngoại thương tự đảm nhận công tác giao nhận.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại quốc tế đã kéo theo sự phát triển của thị trường giao nhận Việt Nam. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã trở thành thành viên chính thức của FIATA trong năm đó. Ngoài ra, đến đầu năm 1998 đã có thêm 13 Công ty giao nhận-vận tải của Việt Nam được công nhận là thành viên của FIATA là :
- Mecong Cargo Freight Co., Ltd - Northen Freight Company
- Saigon Ship Channdler Corp. (Saigon Shipchanco) - Transimex
- Sea-Air Freight International – SAFI - Sotrans
- Tien Phong Trade and Transporting Service Co., Ltd - Vinatrans
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 20
- Vietnam Freight Forwarding Corporation (Vinafco) - Vietnam Tally and Marine Service Company (Vitamas)
- Vietnam National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Corporation (Vietrans)
- Vosa Group of Companies. ( Được lấy từ http://vla.info.vn)
Ngoài ra, hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn có khoảng gần 6000 doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, liên doanh…) kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận – vận tải. Chẳng hạn như : Germatrans, Gemardept, sotrans, vinalink…
Với một lực lượng đông đảo như vậy nên trong ngành vận tải giao nhận quốc tế có sự cạnh tranh rất quyết liệt. Bên cạnh hàng loạt các hãng tàu ra đời thì cũng có vô số những công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận kiêm luôn chức năng đại lý hãng tàu ra đời. Đồng thời theo thông tin nắm được thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khNu hàng hóa dành được quyền vận tải đều làm việc với công ty dịch vụ giao nhận, đặc biệt là các nhà giao nhận không có tàu. Điều này chứng tỏ độ tin cậy và trình độ chuyên nghiệp của các công ty dạng này hiện nay là rất cao. Vì thông qua công ty dịch vụ, các doanh nghiệp dễ dàng thu thập được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về tình hình tàu bè. Hơn thế nữa, vì là dịch vụ chuyên nghiệp nên nhà giao nhận nắm vững các thủ tục cần thiết cũng như các tình huống có thể xảy ra. Do đó có thể giúp nhà xuất nhập khNu tránh đựơc những chi phí không cần thiết và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Trên thực tế, thông qua dịch vụ, chúng ta có thể dễ dàng chọn được hãng tàu có tuyến đường phù hợp với nhu cầu và với một mức cước hợp lý. Bởi vì hiện nay có rất nhiều hãng tàu đang hoạt động thế nhưng mỗi hãng lại có những tuyến đường đặc trưng riêng với lịch trình khác nhau.
Chẳng hạn như :
- COSCO mạnh tuyến đi Mỹ hàng lạnh và chỉ đi thứ tư và thứ bảy hàng tuần. - NYK mạnh tuyến hàng lạnh đi Nhật, Hàn Quốc và chỉ đi thứ 7 hàng tuần.
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 21
- EVERGREEN co tuyến hàng lạnh đi Mỹ nhưng chỉ nhận container 40 feet và đi từ thứ tư đến thứ bảy hàng tuần.
Vì vậy mà, mặc dù việc vận chuyển hàng hóa thông qua dịch vụ vận chuyển có thể mức cước phí có cao hơn nhưng vẫn được nhiều công ty lựa chọn làm giải pháp tối ưu. Chính vì lẽ đó mà hoạt động giao nhận vận tải đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở nước ta.
Theo thống kê, hiện nay trên thị trường Việt nam có khoảng 40 công ty trong nước và 50 công ty nước ngoài (cả liên doanh)và hơn 30 hãng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Họ cạnh tranh rất khốc liệt với nhau để giành, giữ khách hàng và các bản hợp đồng giao nhận vận tải với các nhà xuất nhập khNu. Ngay cả trong nội bộ cùng một hãng cũng có sự cạnh tranh gay gắt như: Hãng Hạnin, Yangming, Huynhdai. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu thế mạnh riêng để cạnh tranh, cùng với những hạn chế thường bị đối phương lợi dụng để tấn công vào. Các công ty liên doanh có được lợi thế về thương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn có hạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường. Các công ty nhà nước thường có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và sự ưu đãi từ chính quyền nhưng lại có nhược điểm cồng kềnh, chậm chạm kém năng động. Với công ty tư nhân mặc dù còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo. Trên thị trường, tuy cạnh tranh khốc liệt như vậy nhưng chưa một gương mặt nào của Việt nam đủ sức trở thành một công ty giao nhận vận chuyển cạnh tranh chuyên nghiệp trên thế giới.
Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khNu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo, đến năm 2010, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3, 6- 4, 2 triệu TEU. Con số này đến năm 2020 chắc chắn sẽ lên đến 7, 7 triệu TEU.
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 22
Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng trưởng trong hoạt động xuất nhập khNu, do đó, ngành logistics lại thêm nhiều cơ hội phát triển. Theo dự báo của Bộ Thương Mại, trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khNu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam còn khá lớn
Những năm gần đây, vận tải biển VN đang có những bước phát triển vượt đáng kể. Hiện 90% hàng hóa XNK được vận chuyển bằng đường biển. Đặc biệt, lĩnh vực vận chuyển container luôn đạt tốc độ tăng trưởng 2 chữ số trong những năm gần đây. Tuy vậy, điều này lại dẫn đến hệ luỵ là VN đang rất cần các cảng nước sâu để có thể thoả mãn được nhu cầu xuất nhập khNu ngày càng tăng. Tổng khối lượng hàng qua các cảng biển VN hiện nay vào khoảng 140 triệu tấn/năm, tốc
độ tăng trưởng hàng năm trong vòng 10 năm tới theo dự đoán là 20 - 25%. Hiện
chính phủ VN và các nhà đầu tư quốc tế đang hoàn thành một loạt dự án xây dựng các cụm cảng nước sâu như ở khu vực Cái Mép - Thị Vải ở phía Nam cũng như Hải Phòng ở phía Bắc. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều DN nước ngoài từ nơi khác đến VN đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn không nhỏ cho ngành giao nhận vận tải của Việt Nam là nguồn nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng. Theo ước tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng 140 ) thì tổng số khoảng 4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng 4000- 5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát
triển. (Được lấy từ
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 23
1.2.1 Tình hình xuất nhập kh5u của Việt Nam trong năm 2008-2012 Bảng 1.1 Tình hình Xuất nhập kh5u Việt Nam nam 2008-2012
Đơn vị : 1000USD Năm Xuất khNu Tỷ
trọng( %) Nhập khNu Tỷ trọng (%) Tổng cộng Tỷ trọng (%) 2008 58.281.774,56 42.67 78.318.842,26 57.33 136.600.616,8 100 2009 54.634.476 44.03 69.450.327 55.97 124.084.803 100 2010 60.845.242 45.27 73.546.578 54.73 134.391.820 100 2011 65.547.582 45.58 78.245.469 54.42 143.793.051 100 2012 66.547.142 45.64 79.247.498 54.36 145.794.640 100 (Nguồn từ website Tổng cục của thống kê
Link: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=4)
Nhận xét :
Qua năm năm vừa qua tình hình xuất nhập khNu ở Việt Nam có tăng và giảm không đáng kể nhưng vẫn là nước nhập siêu với chỉ số trị giá nhập khNu luôn cao hơn xuất khNu cụ thể
- Năm 2008 : Trị giá nhập khNu đạt 58.281.774,56 Nghìn USD chiếm 42.67% tổng trị giá xuất nhập khNu .
- Năm 2009 một phần do lạm phát tăng tình hình kinh tế có nhiều biến động khiến trị giá hàng xuất nhập khNu giảm sút đáng kể trong đó nhập khNu với trị giá là 69.450.327nghìn USD giảm 11% so với năm 2008 , xuất khNu
54.634.476 nghìn USD giảm 6% so với năm 2008 , và nhìn chung trị giá hàng xuất nhập khNu giảm 9% so với năm 2008.
- Năm 2010-2012: Nhìn chung là sản lượng có tăng nhưng chưa nhiều cụ thể là tổng sản lượng XNK năm 2011-2012 chỉ tăng 2.001.589 Triệu USD, nên nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Xuất nhập khNu trong nước tăng được kim nghạch XNK.
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 24
Chương 2: Thực trạng giao nhận vận tải tại Công ty TNHH TM & DV Kim Quang
2.1 Giới thiệu khái quát Công ty TNHH TM & DV Kim Quang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM & DV Kim Quang Kim Quang
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận chuyển Kim Quang là một công ty tư nhân với 100% vốn trong nước. Vốn điều lệ 1.2 tỷ đồng, Công ty được thành lập ngày 06/06/ 2006
Địa chỉ: 23/18/7 NGUYỄN HỮU TIẾN, P.TÂY THẠNH, Q.TP, TP. HCM Tỉnh thành: TP. HCM
Điện thoại: (08)38908259
Ngành nghề: VẬN CHUYỂN & GIAO NHẬN HÀNG HÓA MST: 0304396258
Email: cus2@kimquanglogistics.com
Lĩnh vực hoạt động:
- Mua bán hàng kim khí điện máy, linh kiện và máy vi tính, hàng nông sản, hàng dệt may, thực phNm (không gây ô nhiễm môi trường), đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khNu. - Kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng ô tô. - Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Ðại lý tàu biển.
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 25
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
- 6/6/2006: công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động tại địa chỉ: 25, Thăng Long, P. 4, Quận Tân Bình, TP. HCM với các lĩnh vực chính về vận chuyển và giao nhận hàng hóa cũng như khai thuê hải quan, đại lý tàu biển…
- 7/2007: công ty dời về địa chỉ hiện tại 23/18/7 Nguyễn Hữu Tiến, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM. Công ty duy trì hoạt động bên cạnh việc thông báo thay đổi địa điểm kinh doanh cho các khách hàng.
- 7/2007 – 2012: công ty vẫn tiếp tục hoạt động với các lĩnh vực chính về vận chuyển và giao nhận hàng hóa cũng như mở rộng các hoạt động dịch vụ có liên quan đến vận tải, cùng với việc mua bán các mặt hàng nông sản, dệt may…
2.1.2 Mô hình bộ máy tổ chức của công ty 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN GIAO NHẬN BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN XUẤT NHẬP KHẨU BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 26
2.1.2.2 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban
Hiện nay công ty đang hoạt động với số lượng nhân viên là 9 người có kinh nghiệm, thích ứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động từ Cao đẳng trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Cụ thể như sau:
- 1 Giám đốc điều hành công ty, nắm mọi tình hình , chỉ đạo và phân bổ công việc hàng tuần tùy theo yêu cầu công việc.
- 1 Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo của Giám đốc, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kinh doanh của công ty, đôn đốc thực thi các công việc các bộ phận khác.
- Giám đốc và Phó giám đốc đồng thời kiêm nhân viên kinh doanh của công ty, tìm kiếm khách hàng, giao dịch trực tiếp với khách hàng và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến khách hàng.
- 1 nhân viên Kế toán chịu trách nhiệm chính về tài chính của công ty, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác, theo dõi và báo cáo các số liệu định kỳ cho Giám đốc.
- 2 nhân viên chứng từ chịu trách nhiệm về theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ, các công văn liên quan, soạn thảo bộ chứng từ theo yêu cầu khách hàng, hỗ trợ bộ phận giao nhận về chứng từ hải quan. Thường xuyên liên lạc với khách hàng, cập nhật và theo dõi quá trình làm hàng, thông báo những thông tin cần thiết cho khách hàng hay các bộ phận có liên quan. - 4 nhân viên giao nhận chịu trách nhiệm trực tiếp tham gia hoạt động giao
nhận, hoàn thành các thủ tục hải quan từ khâu lấy chứng từ, mở tờ khai , làm thủ tục hải quan đến khâu giao hàng cho khách hàng của công ty. Với kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn và được đào tạo, đây là bộ phận quan trọng của công ty nhằm tạo uy tín với khách hàng.
SVTH: TĂNG XUÂN TÂN – LTDHK7TM1 Trang 27
- Với quy mô là một doanh nghiệp nhỏ với số vốn đầu tư nhất định, ban đầu công ty chỉ chủ trương mỗi bộ phận chỉ cần một người nhằm đạt hiệu quả cao nhất vì mỗi người mỗi việc sẽ làm việc độc lập, tập trung hơn cũng như dễ quản lý. Nhưng sau 1 năm hoạt động, bằng kinh nghiệm và khả năng của 2 vị lãnh đạo thì số lượng khách hàng và đơn hàng ngày càng tăng. Vì thế công ty quyết định tuyển thêm nhân viên cho vị trí chứng từ và giao nhận nhằm hỗ trợ nhau hoàn thành công việc dưới áp lực thời gian giao hàng cũng như làm hàng tại cảng cho khách hàng cách nhanh nhất.
Dưới sự quản lý chặt chẽ và thống nhất của bộ máy tổ chức của công ty cúng như sự chỉ đạo và xử lý kịp thời của Giám đốc và Phó Giám đốc với từng bộ phận, từng cá nhân đã, đang và sẽ làm cho hoạt động của công ty ổn định, đồng bộ và phát triển trong vòng hơn 6 năm hoạt động tạo được uy tín của minh trên thị trường biến động hiện nay.