KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC NHẬP CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT,

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 48 - 57)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

4.1KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC NHẬP CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT,

CHẤT THẢI

Công nghệ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát sinh các nguồn

thải gây ô nhiễm, do đó công tác quản lý công nghệ sản xuất của các doanh

nghiệp rất cần được quan tâm. BQL các KCN, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối

hợp quản lý, kiểm tra sự tuân thủ công nghệ đã đăng kí của các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, các cơ quan trên cần tư vấn cho UBND Tỉnh đưa ra

biện pháp khuyến khích nhập các công nghệ sản xuất “sạch hơn” và thiết bị

mới theo đúng qui định của Nghị định 175 CP của Chính phủ. Đây là một

chiến lược rất cần thiết bởi lẽ trên thực tế, hiện nay công tác quản lý công

nghệ (đặc biệt là các công nghệ nhập từ nước ngoài) còn chưa được chú trọng nhiều và việc đánh giá công nghệ nhiều khi chưa đúng thực chất. Theo đánh

giá của nhiều chuyên gia, nhiều dạng công nghệ được xem như là “chất thải”

của các nước công nghiệp phát triển vẫn được nhập vào Việt Nam mà còn

được ngộ nhận là các công nghệ “hiện đại hoặc tiên tiến”.

Ngày càng rõ ràng rằng việc sản xuất, trình độ công nghệ và cách quản lý,

sử dụng nguồn tài nguyên một cách không có hiệu quả đã đưa đến vấn đề các

chất thải không được tái sử dụng. Việc thải các chất thải có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường và việc sản xuất các sản phẩm mà khi sử dụng còn tiếp tục gây ra các tác hại cũng như các sản phẩm khó tuần hoàn, cần phải được thay thế bằng các công nghệ, kỹ thuật tốt hơn cũng như cách

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 44 SVTH: Trần Minh Tân thực hành và các bí quyết để có thể giảm thiểu chất thải qua vòng đời sản

phẩm. Khái niệm về công nghệ sạch hơn có liên quan tới những nỗ lực để đạt được các hiệu quả sử dụng tối ưu ở mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm.

Một biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiến tới

sản xuất sạch hơn hoặc ngăn ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn sẽ loại trừ được những chất thải tại nguồn, do đó sẽ giảm được sự tạo thành các chất ô

nhiễm. Điều đó cũng cho phép giảm nhẹ việc kiểm soát chất thải cuối đường ống và do đó giảm được các chi phí cho sản xuất nhờ việc sử dụng có hiệu

quả các dạng nguyên vật liệu và năng lượng.

Việc đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị là những mục tiêu hàng đầu

trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, với

cùng một loại hình công nghiệp như nhau và ở những điều kiện tương tự

nhau, xí nghiệp nào được đầu tư trang bị những thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến sẽ phát sinh ít chất thải ô nhiễm và ngược lại. Do đó, chiến lược

BVMT các KCN cũng rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch,

công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, điều

quan trọng là các KCN phải nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tiếp

nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp

với điều kiện trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế

những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

4.2 THỰC HIỆN TỐT VIỆC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, HOÀN THIỆN HỆ

THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI

4.2.1 Đối với công ty Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh

Tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ về bảo vệ môi trường của các doanh

nghiệp trong KCN, các báo cáo về bảo vệ môi trường, lập danh sách các

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 45 SVTH: Trần Minh Tân Giám sát việc tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối từ

bên trong doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung KCN. Vị trí, kết cấu

hố ga đấu nối theo quy định của Công ty hạ tầng để thuận tiện cho việc lấy

mẫu nước thải, có van khống chế để khoá đấu nối vào hệ thống chung KCN

khi cần thiết.

Xây dựng NM XLNT tập trung theo dạng modul phù hợp với từng giai đoạn lấp đầy KCN. Quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của NM XLNT tập

trung, kiểm soát quy trình vận hành, duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống

(máy móc, thiết bị, hệ thống van, đường ống, các bể chứa, chất lượng vi sinh),

kiểm soát thường xuyên tải lượng đầu vào và đầu ra, phát hiện sớm và xử lý

kịp thời các sự cố kỹ thuật; thường xuyên củng cố, nâng cao nghiệp vụ và ý thức cho công nhân vận hành đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo cam kết của báo cáo ĐTM.

Kiểm tra, giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp, lấy mẫu nước thải xét

nghiệm nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng nước thải của doanh

nghiệp vượt quá tiêu chuẩn xả thải của KCN, gây ảnh hưởng đến vận hành của NM XLNT tập trung. Áp dụng biện pháp ngừng dịch vụ thoát nước hoặc

cung cấp nước sạch nếu doanh nghiệp không khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Xây dựng khu vực trung chuyển chất thải trong KCN theo đúng quy định,

kiên cố, có tường rào, mái che, khu vực lưu giữ riêng biệt chất thải đã qua phân loại, chất thải có dán nhãn, có dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa và tránh

không để nước rỉ từ chất thải thấm vào đất.

Phương tiện, thời gian, lộ trình thu gom được quy định rõ ràng đảm bảo thu

gom toàn bộ CTR và CTNH phát sinh từ KCN.

Thuê đơn vị có chức năng xử lý CTR, CTNH an toàn và vệ sinh. Bán các

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 46 SVTH: Trần Minh Tân Thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, kê khai khối lượng, thành phần và biện

pháp xử lý chất thải nguy hại.

Diện tích cây xanh phù hợp tỉ lệ lấp đầy KCN, dải xây xanh phân cách giữa

các phân khu trong KCN góp phần cải thiện chất lượng không khí xung quanh KCN, đảm bảo cách ly khu vực dân cư.

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp trong KCN

a) Nước thải

Tất cả các dự án phải xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn KCN trước khi

thải vào NM XLNT tập trung. Hệ thống XLNT phải được nghiệm thu trước

khi dự án đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp phải có văn bản thỏa thuận với Công ty hạ tầng về vị trí đấu

nối và tiêu chuẩn xả thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước KCN.

Doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng nước thải của đơn vị trước khi xả

vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Khi nước thải có dấu hiệu bất thường phải báo cho Công ty hạ tầng để xem xét và điều chỉnh NM XLNT tập

trung.

b) Khí thải

Các doanh nghiệp có phát sinh bụi, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải

lắp đặt hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.

Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên. Lắp đặt trần mái cách nhiệt, xây dựng các hệ thống thông gió ở những khu vực có

nhiệt độ cao, mật độ nhân lực cao và có nhiều khí độc. Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

Trồng cây xanh khu vực xung quanh phân xưởng để cải thiện chất lượng môi trường không khí.

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 47 SVTH: Trần Minh Tân

c) Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Phân loại ngay tại nguồn đối với CTR-CTNH; bố trí kho chứa tạm thời với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường.

Doanh nghiệp phát sinh CTNH thực hiện kê khai, đăng ký chủ nguồn thải

nguy hại. Hợp đồng thu gom chất thải rắn - chất thải nguy hại với Công ty hạ

tầng KCN.

4.3 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ

NƯỚC

Sự ra đời của Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã xác định BQL KCN trở thành cơ quan quản lý toàn diện các vấn đề môi trường KCN. BQL chịu trách

nhiệm quản lý môi trường bên trong hàng rào KCN. Sở TNMT quản lý môi trường bên ngoài hàng rào KCN, mọi vấn đề môi trường liên quan KCN đều

trở về cơ quan đầu mối là BQL KCN.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra (định kỳ và đột xuất) kịp thời phát hiện, ngăn

chặn và xử lý các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết trong báo cáo ĐTM, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài. Ngoài ra, cần biểu dương kịp thời và hỗ trợ cho các

doanh nghiệp gương mẫu, làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Rà soát lại bộ máy quản lý môi trường các KCN, tăng cường nhân lực, đầu tư thêm về phương tiện, máy móc thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4.4 ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động sản xuất sinh ra và chi phí đó được thể

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 48 SVTH: Trần Minh Tân Doanh nghiệp phải trả chi phí xử lý nước thải, phí thu gom xử lý CTR-

CTNH trước khi thải bỏ ra môi trường. Việc xây dựng đơn giá xử lý có tính

khuyến khích đối với các doanh nghiệp ít chất thải, ít ô nhiễm (ví dụ: doanh

nghiệp nào xả nước thải loại B thì phí xử lý thấp hơn các doanh nghiệp xả loại

C) nhằm kích thích doanh nghiệp giảm thiểu phát thải, tăng cường xử lý cục

bộ đồng thời NM XLNT tập trung cũng có thêm kinh phí để hoạt động hiệu

quả.

4.5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG, GIÁM SÁT CHẤT

LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường để kiểm soát chất lượng môi trường KCN, xem xét ảnh hưởng của KCN tới khu vực xung quanh (bao

gồm hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng).

Hệ thống quan trắc tự động sẽ giám sát việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, phát hiện nhanh các vấn đề môi trường để

xử lý kịp thời.

Thông số đo đạc của hệ thống hỗ trợ vận hành công trình xử lý (ví dụ: điều

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 49 SVTH: Trần Minh Tân

4.6 NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nâng cao nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan từ thực tế để có

thể quản lý tốt hơn hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN cũng như ở

nhiều lĩnh vực khác về bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả

cải thiện môi trường thiết thực và khả thi vì không đòi hỏi nhân lực, thiết bị để

kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Mục tiêu

hướng đến là các doanh nghiệp tự nguyện, tự giác thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Điều quan trọng

là các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường,

quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, biện pháp này giúp huy động nguồn lực to lớn trong cộng đồng

cùng góp phần quản lý bảo vệ môi trường KCN, nhất là các khu vực dân cư xung quanh các KCN đối tượng chịu tác động môi trường từ các KCN.

Do vậy, BQL KCN chủ trì tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp KCN về các quy định bảo vệ môi trường, hướng dẫn thủ tục kê khai, đăng ký theo đúng quy định, tăng cường việc hỗ trợ, chia sẻ công khai thông tin môi trường đối

với cộng đồng, tạo điều kiện thông tin để người dân giám sát thực hiện công

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 50 SVTH: Trần Minh Tân

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển của các KCN đã góp phần phát triển kinh tế, kỹ

thuật, công nghệ của cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,

nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KCN do tập

trung phát triển kinh tế, xem nhẹ công tác quản lý môi trường đã làm nảy sinh

những tác động tiêu cực đối với môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống

của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái khu vực.

Đến nay, KCN Trảng Bàng đã đưa nhà máy XLNT tập trung đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào KCN chấp hành nghiêm túc việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề: chủ đầu tư KCN mới chỉ

kiểm soát được lưu lượng nhưng chưa kiểm soát được nồng độ nước thải của

doanh nghiệp trong KCN, nên nồng độ nước thải đầu vào của các nhà máy xử

lý tập trung biến đổi liên tục làm ảnh hưởng hiệu quả xử lý. Ngoài ra nguồn

tiếp nhận nước thải của KCN không có khả năng làm sạch, do vậy đã dẫn đến

tình trạng nước thải của KCN mặc dù đã xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của dân cư khu vực

nguồn tiếp nhận.

Để giải quyết những thách thức trên nhằm góp phần gắn kết giữa phát triển

công nghiệp với bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải triển khai các giải pháp

bảo vệ môi trường KCN một cách đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất. Hỗ

trợ chủ đầu tư các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nước thải của các doanh

nghiệp trước khi đưa về nhà máy xử lý tập trung. Thường xuyên tiến hành giám sát tuân thủ tại các ống xả của các KCN bảo đảm nước thải luôn được xử

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 51 SVTH: Trần Minh Tân lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải ra ngoài. Công ty hạ

tầng, doanh nghiệp trong KCN thực hiện đầy đủ các cam kết của ĐTM.

Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án đầu tư mới, giám sát quá trình

đầu tư và hậu đầu tư với tất cả các dự án. Một số chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng

của nước thải cần được quan trắc liên tục, truyền dẫn số liệu về trung tâm xử

lý, theo dõi để tránh hiện tượng “làm đối phó” hoặc những kết quả kiểm tra sai lệch do chủ quan của con người. Cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát

chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp

và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để huy động và tranh thủ viện trợ tài chính của Chính phủ các nước, các tổ chức thế giới để

tạo quĩ hỗ trợ đầu tư BVMT, khuyến khích thay đổi công nghệ, đầu tư xây

dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả.

Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp

với điều kiện nước ta. Kết hợp ứng dụng các thành tựu của khoa học công

nghệ mới vào công tác BVMT, nhằm tái sử dụng chất thải, tạo lập công nghệ

khép kín, sản xuất bao bì dễ phân huỷ và tái sử dụng nhiều lần nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường.

Ngày nay, sự ra đời của KCNST đảm bảo các lợi ích về kinh tế - môi

trường - xã hội. Các doanh nghiệp trong KCNST có mối quan hệ cộng sinh

với nhau dựa trên nguyên tắc trao đổi chất, tuần hoàn năng lượng và vật chất ở

mức độ tối đa, nhờ đó mà giảm thiểu lượng chất thải và chi phí xử lý chất thải.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình KCNST có nhiều thách thức cần sự hỗ trợ

và hợp tác của các cơ quan Nhà nước, chuyên gia tư vấn, chủ đầu tư hạ tầng

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 48 - 57)