7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.3 CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Cùng với khí thải, nước thải, CTR là loại chất thải hầu như có mặt ở
hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp ở mọi qui mô và ngành nghề khác nhau. Thông thường và phổ biến, CTR công nghiệp tại vùng nghiên cứu nói
riêng và cả nước nói chung được chia thành 2 loại với nguồn gốc phát sinh và thành phần tính chất cơ bản:
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh, khu trung tâm dịch vụ của KCN. Thành phần của chất thải rắn sinh
hoạt chủ yếu là các loại bao bì, giấy, nylon, vỏ đồ hộp, thực phẩm…
- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại: loại chất thải này rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại công nghệ và từng loại sản phẩm mà phát sinh ra các chất thải công nghiệp khác nhau. Tại KCN Trảng Bàng, chất thải
công nghiệp phát sinh từ hoạt động của một số ngành như:
Chất thải rắn từ các ngành dệt, may mặc: vải vụn, chỉ vụn, bao bì các loại…
Chất thải rắn chứa dầu: là các loại chất thải rắn có lẫn dầu bôi trơn
trong hoạt động gia công cơ khí, tạo khuôn đế; chất thải tại các khu vực thu
gom, bồn chứa dầu (bao gồm cặn bã dầu từ các thùng chứa dầu, giẻ lau dầu
nhớt,…).
Chất thải chứa hóa chất vô cơ: bao gồm chất thải chứa sơn, keo sinh
ra từ các hoạt động phun sơn, xi mạ hoặc sử dụng các loại keo, sơn trong quá
trình sản xuất.
Chất thải rắn chứa các chất hữu cơ gốc động thực vật: sinh ra từ các
hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm…
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất và xử lý nước thải cục bộ: chủ yếu
là các loại xỉ, vụn kim loại, bùn cặn có chứa các kim loại nặng độc hại như
GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 29 SVTH: Trần Minh Tân Hiện nay tại các nhà máy sản xuất trong KCN đều kí hợp đồng thu gom
và xử lý chất thải rắn (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp,
chất thải nguy hại) với Công ty CP Môi Trường Xanh hoặc các DNTN bên ngoài KCN. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tại các doanh
nghiệp được thống kê trong bản sau:
Bảng 2.9: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
Loại chất thải rắn Khối lượng (kg) Chất thải có thể tái chế- tái sử dụng 1.024.704
Chất thải thông thường phải xử lý 496.793
Chất thải nguy hại (*) 9.198
(Nguồn:Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh, quý 4 năm 2010)
(*) Đối với CTNH do Cty CP Môi trường Xanh hợp đồng thu gom, xử lý
CTNH với các Doanh nghiệp và có báo cáo hàng quí cho Cty hạ tầng.
- Đối với Công ty hạ tầng đã ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn và CTNH với các đơn vị sau:
Chất thải rắn, rác sinh hoạt, rác cây xanh vệ sinh khu vực đường được hợp đồng với đơn vị Doanh nghiệp Tư nhân Phi Trường.
Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH và hợp đồng với đơn vị Công ty CP Môi Trường Xanh VN.
- Việc quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại KCN được thực hiện theo Quy chế tạm thời được ban hành kèm theo Quyết định số 2732/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 27/11/2008. Các DNTN khi hoạt động trong phạm vi KCN phải đăng ký tại BQL các KCN Tây Ninh, đồng thời quá trình ra vào KCN phải thực hiện đăng ký tại các cổng bảo vệ KCN.
- Do các KCN phát triển nhanh với nhiều loại ngành nghề vì vậy rác thải công nghiệp cũng rất đa dạng, từ cặn bùn thải, phế liệu, phế phẩm, bao bì, rác thải độc hại…, với khối lượng khoảng 17 tấn/ngày. Song loại rác công nghiệp này chưa được quản lý một cách hệ thống, thể hiện:
GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 30 SVTH: Trần Minh Tân KCN chưa có bãi chứa rác tập trung, vì vậy không thể tiến hành phân loại rác nguy hại tại nguồn.
Chưa quản lý được các dịch vụ thu gom rác thải công nghiệp, các doanh nghiệp tự hợp đồng với các dịch vụ tư nhân để thu gom với mục đích chủ yếu là tận thu phế liệu vì vậy có rất nhiều rác thải nguy hại mà không được xử lý theo qui định riêng.
GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 31 SVTH: Trần Minh Tân
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP