Cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 44 - 57)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1 Cơ quan quản lý Nhà nước

Nhận thức chưa toàn diện và triệt để về mối quan hệ giữa BVMT và phát triển các KCN. Quá trình phát triển các KCN trong thời gian qua chủ yếu là nhằm thu hút vốn đầu tư, tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp, giải quyết

việc làm mà chưa chú ý đến phát triển bền vững, chưa phát hiện và xử lý kịp

thời những mâu thuẫn phát sinh nhằm BVMT trong các KCN

Hiện còn thiếu sự thống nhất về quản lý về môi trường, do vậy mỗi KCN tổ

chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý.

Nhiều BQL KCN bỏ mặc vấn đề môi trường KCN cho Sở TNMT với quan

niệm rằng Sở thực hiện thanh tra thì Sở chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Sở

TNMT cho rằng Sở chỉ thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra còn quản lý

thế nào là việc của BQL KCN. Khi phát hiện những vấn đề về môi trường,

BQL các KCN và Công ty hạ tầng phải báo cáo cho Sở TNMT. Trên cơ sở đó,

Sở TNMT sẽ xem xét và cử người xuống xác minh sau đó mới quyết định

biện pháp xử lý. Cách làm như hiện nay vừa chồng chéo, vừa mất nhiều thời

gian do phải qua nhiều cấp quyết định. Thực tế, Sở TNMT chỉ có thể đáp ứng

phần nào việc quản lý môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp. Các

vấn đề môi trường bên trong KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi BQL ở từng

KCN.

Công tác ĐTM còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức. Các cán bộ

của cơ quan quản lý môi trường địa phương không thể có mặt thường xuyên tại từng doanh nghiệp để giám sát việc thực thi các cam kết trong ĐTM hoặc

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 40 SVTH: Trần Minh Tân để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong KCN. Điều tra cho thấy hơn 70% doanh nghiệp không thực hiện như cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt nhưng không bị phát hiện, hoặc không bị hình thức xử lý nào. Sự

buông lỏng trong quản lý vô tình tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Cơ quan quản lý Nhà nước chưa có chế tài ràng buộc và giám sát chặt chẽ

việc thực hiện các hạng mục xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự

án nghiên cứu khả thi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các

công trình xử lý và bảo vệ môi trường trong báo cáo khả thi chưa được triển

khai trên thực tế.

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong KCN, Ban Quản Lý Các KCN Tây Ninh đã thành lập Phòng quản lý Xây dựng và Môi trường từ tháng

9/2008, có chức năng làm đầu mối kiểm tra doanh nghiệp trên các lĩnh vực lao động, xây dựng, môi trường… những cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trường tại các KCX, KCN đã được UBND Tỉnh ủy quyền thì Ban Quản

lý các KCN Tây Ninh sẽ tiếp nhận và xử lý các hồ sơ pháp lý liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCX, KCN như thẩm định

và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ/nhân viên chuyên trách môi

trường tại một số KCN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác

BVMT tại KCN.

Công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường chưa được tiến hành

thường xuyên, số lượng lại quá ít nên các doanh nghiệp chưa nhận rõ trách nhiệm BVMT của mình, thậm chí các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử

lý nước thải nhưng không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng mang tính đối

phó. Việc xử lý vi phạm hành chính về BVMT còn quá nhẹ, chưa có biện

pháp kiên quyết đối với doanh nghiệp nhiều lần vi phạm, doanh nghiệp không

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 41 SVTH: Trần Minh Tân phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên khen thưởng về BVMT thực

hiện chưa sâu rộng và thường xuyên chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm, chưa hình thành các tổ chức quần chúng tiến bộ tham gia BVMT.

3.2.2Công ty hạ tầng KCN

Do nhu cầu muốn sớm thu hồi vốn đầu tư, và chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế

vì vậy công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN đã không chú trọng đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nhiều nhà máy

KCN đã hoạt động nhiều năm mà chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

Phần lớn các Công ty hạ tầng chỉ có năng lực kinh doanh về đất, cho thuê mặt

bằng nhà xưởng, chưa có năng lực kinh doanh về môi trường, đồng thời mâu

thuẫn giữa lợi ích - chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải khiến nhiều

Công ty hạ tầng ngại hoặc cố tình chậm triển khai các hạng mục bảo vệ môi trường.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa hoàn chỉnh, không thống nhất

dịch vụ cấp nước, thoát nước. Việc cho phép doanh nghiệp khai thác nước tự

do hoặc xây dựng đường cống xả thải trực tiếp ra ngoài dẫn đến hậu quả là không kiểm soát được nguồn thải.

Chưa theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng nhà xưởng của các

doanh nghiệp dẫn đến sai sót trong đấu nối và tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước thải.

Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tự động, giám sát ô nhiễm tại từng doanh

nghiệp KCN rất lớn, Công ty hạ tầng hầu như không thể kiểm soát việc xả

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 42 SVTH: Trần Minh Tân 3.2.3Các doanh nghiệp trong KCN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp đặc biệt là bảo vệ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào các thị trường quốc tế, nâng cao

khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Song, việc thực hiện tại các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập như:

Doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, hoặc không quan tâm đến cải thiện môi trường; việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường tại

doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng chứ chưa

xuất phát từ ý thức; thiếu chiến lược quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp về

công tác bảo vệ môi trường đối với thị trường trong nước và quốc tế... Hầu hết

các doanh nghiệp đều xem đầu tư bảo vệ môi trường như là một chi phí mà họ

không thể chi trả được.

Một số doanh nghiệp còn ỷ lại đã hợp đồng xử lý với các đơn vị chức năng

nên xem nhẹ trách nhiệm xử lý nội bộ, giảm thiểu chất ô nhiểm phát sinh tại đơn vị mình, chỉ số ít doanh nghiệp đầu tư và vận hành các hệ thống xử lý cục

bộ đạt tiêu chuẩn, số còn lại không xây dựng hoặc đầu tư mang tính hình thức, đối phó khi có cơ quan quản lý môi trường thanh tra, kiểm tra.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thấp, lạc hậu (đặc biệt các doanh

nghiệp trong nước), năng suất thấp tiêu hao nhiều nguyên liệu, quy trình công nghệ hở, gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Công tác quản lý hồ sơ về môi trường tại nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm, không lưu giữ các hồ sơ môi trường là một trong những

nguyên nhân thực hiện không đúng các quy định về BVMT đã được các cơ

quan quản lý nhà nước yêu cầu. Một số lượng lớn các doanh nghiệp hoàn toàn không có nhân viên phụ trách về mảng quan trọng này, chủ yếu là kiêm nhiệm.

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 43 SVTH: Trần Minh Tân

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BẢNG –TN

4.1 KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC NHẬP CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, KHUYẾN KHÍCH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, ÍT PHÁT SINH XUẤT, KHUYẾN KHÍCH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, ÍT PHÁT SINH CHẤT THẢI

Công nghệ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát sinh các nguồn

thải gây ô nhiễm, do đó công tác quản lý công nghệ sản xuất của các doanh

nghiệp rất cần được quan tâm. BQL các KCN, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối

hợp quản lý, kiểm tra sự tuân thủ công nghệ đã đăng kí của các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, các cơ quan trên cần tư vấn cho UBND Tỉnh đưa ra

biện pháp khuyến khích nhập các công nghệ sản xuất “sạch hơn” và thiết bị

mới theo đúng qui định của Nghị định 175 CP của Chính phủ. Đây là một

chiến lược rất cần thiết bởi lẽ trên thực tế, hiện nay công tác quản lý công

nghệ (đặc biệt là các công nghệ nhập từ nước ngoài) còn chưa được chú trọng nhiều và việc đánh giá công nghệ nhiều khi chưa đúng thực chất. Theo đánh

giá của nhiều chuyên gia, nhiều dạng công nghệ được xem như là “chất thải”

của các nước công nghiệp phát triển vẫn được nhập vào Việt Nam mà còn

được ngộ nhận là các công nghệ “hiện đại hoặc tiên tiến”.

Ngày càng rõ ràng rằng việc sản xuất, trình độ công nghệ và cách quản lý,

sử dụng nguồn tài nguyên một cách không có hiệu quả đã đưa đến vấn đề các

chất thải không được tái sử dụng. Việc thải các chất thải có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường và việc sản xuất các sản phẩm mà khi sử dụng còn tiếp tục gây ra các tác hại cũng như các sản phẩm khó tuần hoàn, cần phải được thay thế bằng các công nghệ, kỹ thuật tốt hơn cũng như cách

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 44 SVTH: Trần Minh Tân thực hành và các bí quyết để có thể giảm thiểu chất thải qua vòng đời sản

phẩm. Khái niệm về công nghệ sạch hơn có liên quan tới những nỗ lực để đạt được các hiệu quả sử dụng tối ưu ở mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm.

Một biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiến tới

sản xuất sạch hơn hoặc ngăn ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn sẽ loại trừ được những chất thải tại nguồn, do đó sẽ giảm được sự tạo thành các chất ô

nhiễm. Điều đó cũng cho phép giảm nhẹ việc kiểm soát chất thải cuối đường ống và do đó giảm được các chi phí cho sản xuất nhờ việc sử dụng có hiệu

quả các dạng nguyên vật liệu và năng lượng.

Việc đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị là những mục tiêu hàng đầu

trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, với

cùng một loại hình công nghiệp như nhau và ở những điều kiện tương tự

nhau, xí nghiệp nào được đầu tư trang bị những thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến sẽ phát sinh ít chất thải ô nhiễm và ngược lại. Do đó, chiến lược

BVMT các KCN cũng rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch,

công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, điều

quan trọng là các KCN phải nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tiếp

nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp

với điều kiện trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế

những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

4.2 THỰC HIỆN TỐT VIỆC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, HOÀN THIỆN HỆ

THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI

4.2.1 Đối với công ty Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh

Tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ về bảo vệ môi trường của các doanh

nghiệp trong KCN, các báo cáo về bảo vệ môi trường, lập danh sách các

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 45 SVTH: Trần Minh Tân Giám sát việc tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối từ

bên trong doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung KCN. Vị trí, kết cấu

hố ga đấu nối theo quy định của Công ty hạ tầng để thuận tiện cho việc lấy

mẫu nước thải, có van khống chế để khoá đấu nối vào hệ thống chung KCN

khi cần thiết.

Xây dựng NM XLNT tập trung theo dạng modul phù hợp với từng giai đoạn lấp đầy KCN. Quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của NM XLNT tập

trung, kiểm soát quy trình vận hành, duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống

(máy móc, thiết bị, hệ thống van, đường ống, các bể chứa, chất lượng vi sinh),

kiểm soát thường xuyên tải lượng đầu vào và đầu ra, phát hiện sớm và xử lý

kịp thời các sự cố kỹ thuật; thường xuyên củng cố, nâng cao nghiệp vụ và ý thức cho công nhân vận hành đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo cam kết của báo cáo ĐTM.

Kiểm tra, giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp, lấy mẫu nước thải xét

nghiệm nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng nước thải của doanh

nghiệp vượt quá tiêu chuẩn xả thải của KCN, gây ảnh hưởng đến vận hành của NM XLNT tập trung. Áp dụng biện pháp ngừng dịch vụ thoát nước hoặc

cung cấp nước sạch nếu doanh nghiệp không khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Xây dựng khu vực trung chuyển chất thải trong KCN theo đúng quy định,

kiên cố, có tường rào, mái che, khu vực lưu giữ riêng biệt chất thải đã qua phân loại, chất thải có dán nhãn, có dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa và tránh

không để nước rỉ từ chất thải thấm vào đất.

Phương tiện, thời gian, lộ trình thu gom được quy định rõ ràng đảm bảo thu

gom toàn bộ CTR và CTNH phát sinh từ KCN.

Thuê đơn vị có chức năng xử lý CTR, CTNH an toàn và vệ sinh. Bán các

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 46 SVTH: Trần Minh Tân Thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, kê khai khối lượng, thành phần và biện

pháp xử lý chất thải nguy hại.

Diện tích cây xanh phù hợp tỉ lệ lấp đầy KCN, dải xây xanh phân cách giữa

các phân khu trong KCN góp phần cải thiện chất lượng không khí xung quanh KCN, đảm bảo cách ly khu vực dân cư.

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp trong KCN

a) Nước thải

Tất cả các dự án phải xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn KCN trước khi

thải vào NM XLNT tập trung. Hệ thống XLNT phải được nghiệm thu trước

khi dự án đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp phải có văn bản thỏa thuận với Công ty hạ tầng về vị trí đấu

nối và tiêu chuẩn xả thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước KCN.

Doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng nước thải của đơn vị trước khi xả

vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Khi nước thải có dấu hiệu bất thường phải báo cho Công ty hạ tầng để xem xét và điều chỉnh NM XLNT tập

trung.

b) Khí thải

Các doanh nghiệp có phát sinh bụi, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải

lắp đặt hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.

Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên. Lắp đặt trần mái cách nhiệt, xây dựng các hệ thống thông gió ở những khu vực có

nhiệt độ cao, mật độ nhân lực cao và có nhiều khí độc. Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

Trồng cây xanh khu vực xung quanh phân xưởng để cải thiện chất lượng môi trường không khí.

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 47 SVTH: Trần Minh Tân

c) Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Phân loại ngay tại nguồn đối với CTR-CTNH; bố trí kho chứa tạm thời với

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)