NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 54 - 57)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

4.6NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nâng cao nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan từ thực tế để có

thể quản lý tốt hơn hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN cũng như ở

nhiều lĩnh vực khác về bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả

cải thiện môi trường thiết thực và khả thi vì không đòi hỏi nhân lực, thiết bị để

kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Mục tiêu

hướng đến là các doanh nghiệp tự nguyện, tự giác thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Điều quan trọng

là các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường,

quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, biện pháp này giúp huy động nguồn lực to lớn trong cộng đồng

cùng góp phần quản lý bảo vệ môi trường KCN, nhất là các khu vực dân cư xung quanh các KCN đối tượng chịu tác động môi trường từ các KCN.

Do vậy, BQL KCN chủ trì tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp KCN về các quy định bảo vệ môi trường, hướng dẫn thủ tục kê khai, đăng ký theo đúng quy định, tăng cường việc hỗ trợ, chia sẻ công khai thông tin môi trường đối

với cộng đồng, tạo điều kiện thông tin để người dân giám sát thực hiện công

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 50 SVTH: Trần Minh Tân

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển của các KCN đã góp phần phát triển kinh tế, kỹ

thuật, công nghệ của cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,

nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KCN do tập

trung phát triển kinh tế, xem nhẹ công tác quản lý môi trường đã làm nảy sinh

những tác động tiêu cực đối với môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống

của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái khu vực.

Đến nay, KCN Trảng Bàng đã đưa nhà máy XLNT tập trung đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào KCN chấp hành nghiêm túc việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề: chủ đầu tư KCN mới chỉ

kiểm soát được lưu lượng nhưng chưa kiểm soát được nồng độ nước thải của

doanh nghiệp trong KCN, nên nồng độ nước thải đầu vào của các nhà máy xử

lý tập trung biến đổi liên tục làm ảnh hưởng hiệu quả xử lý. Ngoài ra nguồn

tiếp nhận nước thải của KCN không có khả năng làm sạch, do vậy đã dẫn đến

tình trạng nước thải của KCN mặc dù đã xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của dân cư khu vực

nguồn tiếp nhận.

Để giải quyết những thách thức trên nhằm góp phần gắn kết giữa phát triển

công nghiệp với bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải triển khai các giải pháp

bảo vệ môi trường KCN một cách đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất. Hỗ

trợ chủ đầu tư các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nước thải của các doanh

nghiệp trước khi đưa về nhà máy xử lý tập trung. Thường xuyên tiến hành giám sát tuân thủ tại các ống xả của các KCN bảo đảm nước thải luôn được xử

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 51 SVTH: Trần Minh Tân lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải ra ngoài. Công ty hạ

tầng, doanh nghiệp trong KCN thực hiện đầy đủ các cam kết của ĐTM.

Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án đầu tư mới, giám sát quá trình

đầu tư và hậu đầu tư với tất cả các dự án. Một số chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng

của nước thải cần được quan trắc liên tục, truyền dẫn số liệu về trung tâm xử

lý, theo dõi để tránh hiện tượng “làm đối phó” hoặc những kết quả kiểm tra sai lệch do chủ quan của con người. Cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát

chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp

và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để huy động và tranh thủ viện trợ tài chính của Chính phủ các nước, các tổ chức thế giới để

tạo quĩ hỗ trợ đầu tư BVMT, khuyến khích thay đổi công nghệ, đầu tư xây

dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả.

Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp

với điều kiện nước ta. Kết hợp ứng dụng các thành tựu của khoa học công

nghệ mới vào công tác BVMT, nhằm tái sử dụng chất thải, tạo lập công nghệ

khép kín, sản xuất bao bì dễ phân huỷ và tái sử dụng nhiều lần nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường.

Ngày nay, sự ra đời của KCNST đảm bảo các lợi ích về kinh tế - môi

trường - xã hội. Các doanh nghiệp trong KCNST có mối quan hệ cộng sinh

với nhau dựa trên nguyên tắc trao đổi chất, tuần hoàn năng lượng và vật chất ở

mức độ tối đa, nhờ đó mà giảm thiểu lượng chất thải và chi phí xử lý chất thải.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình KCNST có nhiều thách thức cần sự hỗ trợ

và hợp tác của các cơ quan Nhà nước, chuyên gia tư vấn, chủ đầu tư hạ tầng

và nhất là các doanh nghiệp thành viên. Với sự hiệp lực của mọi thành phần sẽ

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 52 SVTH: Trần Minh Tân

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Dự án khả thi xây dựng và kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Trảng

Bàng, tỉnh Tây Ninh

2. Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sớ hạ tầng KCN

Trảng Bàng – bước 2-giai đoạn 1” tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh

Tây Ninh

3. Báo cáo ĐTM “Dự án mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ

thuật KCN Trảng Bàng - bước 1- giai đoạn 1

4. Báo cáo giám sát môi trường KCN Trảng Bàng, Tây Ninh quý 4/2010 5. Quản lý môi trường đô thị và KCN – Nhà xuất bản xây dựng

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 54 - 57)