Công ty hạ tầng KCN

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 38 - 43)

7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.4 Công ty hạ tầng KCN

Công ty hạ tầng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh cho thuê đất

và các dịch vụ trong KCN. Công ty thực hiện các dịch vụ thu gom và xử lý

chất thải đạt tiêu chuẩn theo cam kết của báo cáo ĐTM. Công ty hạ tầng còn giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KCN và báo cáo cho BQL KCN.

a) Quản lý hệ thống thoát nước KCN

Hệ thống thoát nước của các KCN được quy hoạch, thiết kế và xây dựng khá tốt. Cụ thể như sau:

- Cốt san nền.

- Phân bố độ dốc mặt bằng.

- Thiết kế thông số kỹ thuật hệ thống cống thoát nước.

- Tách riêng hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa.

- Khả năng thoát nước.

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 34 SVTH: Trần Minh Tân Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần phải khắc phục liên quan đến việc

quy hoạch KCN như:

Hệ thống thoát nước cho tuyến đường giao thông và khu dân cư xung quanh KCN không được đầu tư hướng thoát nước riêng nên buộc phải đấu nối

vào hệ thống thoát nước của KCN. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý

nguồn thải từ KCN.

Do thời điểm đầu tư chưa có những quy định cụ thể về thoát nước

KCN và do nguồn vốn đầu tư không đáp ứng để xây dựng hoàn chỉnh 02 hệ

thống thoát nước riêng biệt nên KCN chỉ có một hệ thống thoát nước chung

cho cả nước mưa và nước thải. Sau một thời gian hoạt động, Công ty đầu tư

hạ tầng mới triển khai tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải đã gây

khó khăn trong việc quản lý đấu nối hạ tầng.

Thực tế bên trong các doanh nghiệp cũng chưa tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật dẫn đến tình trạng nước mưa chảy tràn vào hố ga thoát nước thải rồi dẫn

về NM XLNT tập trung KCN, gây lãng phí trong vận hành NM XLNT tập

trung nhất là vào mùa mưa.

Việc đấu nối thoát nước bên trong doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung của KCN còn nhiều sai sót, đấu nối không đúng vị trí quy định; có trường hợp HT XLNT cục bộ trong doanh nghiệp có khả năng (theo báo cáo ĐTM) xử lý đạt tiêu chuẩn để xả thải ra nguồn tiếp nhận thì các doanh nghiệp sẽ từ chối kết nối với hệ thống xử lý tập trung của KCN, đặc biệt là đối

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 35 SVTH: Trần Minh Tân

b) Hệ thống XLNT cục bộ tại doanh nghiệp

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, nước thải ô nhiễm đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý của một số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đấu nối

của KCN. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống XLNT cục bộ để đối phó

với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không vận hành, dẫn đến

nhà máy XLNT tập trung của KCN bị quá tải về nồng độ.

Hình 3.2: Hệ thống xử lý nước thải cục bộ của công ty CP Môi trường xanh

Hiện nay, mỗi KCN đều có điều kiện về chất lượng nước thải sau xử lý sơ

bộ trước khi xả thải vào NM XLNT tập trung. Do đó, các doanh nghiệp phải

xây dựng và vận hành HT XLNT cục bộ đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, nước thải của một số doanh nghiệp sau xử lý sơ

bộ không đạt tiêu chuẩn như cam kết vì HT XLNT cục bộ không đáp ứng nhu

cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, vận hành hệ thống

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 36 SVTH: Trần Minh Tân

c) Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN

NM XLNT tập trung do Công ty CP Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh đầu tư có nhiệm vụ xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ KCN đạt tiêu chuẩn theo báo cáo ĐTM được phê duyệt trước khi xả thải ra môi trường.

Trước đây, khi xây dựng KCN các Công ty hạ tầng thường không quan tâm đến việc thiết kế, xây dựng NM XLNT tập trung ngay ban đầu mà đều chờ cho đến khi tỉ lệ lấp đầy > 70% và dựa vào số liệu đo đạc nước thải từ thực tế để xây dựng nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư và vận hành.

Như vậy rõ ràng có một khoảng thời gian rất dài, nước thải công nghiệp được xả thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nghiêm trọng các lưu vực sông.

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 37 SVTH: Trần Minh Tân Khi NM XLNT tập trung hoạt động đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô

nhiễm do nước thải KCN. Tuy nhiên, vấn đề vận hành và hiệu quả xử lý của

NM XLNT tập trung rất cần quan tâm ở khía cạnh quản lý và kỹ thuật.

Hiệu quả xử lý của NM XLNT tập trung còn phụ thuộc vào mức độ xả thải

của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xả thải vượt quá khả năng xử lý của

nhà máy sẽ gây ảnh hưởng quá trình vận hành của nhà máy và tác động xấu đến môi trường tiếp nhận. Công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải từ các doanh

nghiệp đến đầu vào của NM XLNT tập trung khó thực hiện vì đòi hỏi chi phí

đầu tư, vận hành, bảo trì cho hệ thống kiểm soát tự động rất lớn.

d) Quản lý môi trường không khí

Do đặc thù riêng việc xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn không thể thu gom và xử

lý tập trung nên khi triển khai dự án doanh nghiệp phải có phương án xử lý

các nguồn ô nhiễm không khí mới được cấp phép đầu tư. Các doanh nghiệp

trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đều phải lắp đặt thiết bị xử lý không khí đạt tiêu chuẩn trước khi

phát thải.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp không có hệ thống xử lý hoặc có lắp đặt nhưng vận hành không liên tục, không đạt tiêu chuẩn phát thải. Việc phát tán

chất ô nhiễm vào không khí gây khó khăn trong công tác kiểm tra, lấy mẫu

tức thời. Kiểm soát không khí ngay tại nguồn thải các doanh nghiệp chưa thực

hiện được, chỉ khi có khiếu kiện của người dân hoặc của doanh nghiệp lân cận

GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 38 SVTH: Trần Minh Tân Hình 3.4: Khí thải chưa qua hệ thống xử lý pht thải vo mơi trường

e) Quản lý chất thải rắn-chất thải nguy hại

Hiện nay tại KCN, BQL các KCN Tây Ninh cho phép các doanh nghiệp

trong KCN tự hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải (thông thường hoặc nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi khuôn viên nhà máy.

Do đó, hầu như không thể kiểm soát chất thải KCN ngay từ giai đoạn phát sinh đến khi được xử lý, tiêu hủy.

Bên trong các doanh nghiệp chưa phân loại ngay tại nguồn đối với chất

thải, chưa thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường trong lưu trữ CTR-CTNH,

chưa thực hiện trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại theo quy định. Các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH nhưng lại giao dịch với các đơn vị không có chức năng thực hiện.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng quản lý môi trường kcn trảng bàng - tây ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)