Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 55 - 107)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.1.3.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam

Tuy nhiên, trong việc đầu tư thực sự vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc về cơ bản vẫn còn chậm chễ, họ chỉ mới thực sự quan tâm đến thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây. Trung Quốc là một nước lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ở châu Á và đứng thứ hai trên thế giới. Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài. Nhưng tại thị trường Việt Nam, thì đầu tư của Trung Quốc chưa phải ở mức cao.

So sánh với các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn rất hạn chế.

Xét về xu hướng, từ năm 2000 trở đi, nhất là trong những năm gần đây, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự tăng tiến rõ rệt, nhưng trong so sánh với các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới, thì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn hạn chế. Định hướng ưu tiên đầu tư của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn là hiện nay là các quốc gia và các lãnh thổ như: Châu Á (các nước ASEAN). châu Phi, châu Mỹ Latinh. Gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, địa bàn của Trung Quốc đã mở rộng sang cả Bắc Mỹ và châu Âu… Nỗ lực của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhằm săn lùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường, tăng các tài sản chiến lược (cả công nghệ và thương hiệu).

Trong Châu Á, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn rất hạn chế trong so sánh với đầu tư của Trung Quốc vào các nước khác. Chỉ riêng trong so sánh với các nước Đông Nam Á như Lào và Cămphuchia, đầu tư của Trung Quốc vào những nước này cũng cao hơn hẳn vào Việt Nam. Trong khi đó, liên tục trong những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luôn đứng đầu. Đến tháng 6 - năm 2002, đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia là hơn 100 dự án, vốn đăng ký khoảng 350 triệu USD, xếp thứ 4 sau Malaysia, Đài Loan, Mỹ. Nhưng đến năm 2009, tổng đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia đã vượt 6 tỷ USD, gấp gần 3 lần đầu đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam gần 20 năm qua.

Với Lào, hiện Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ 2 trong tổng số 37 nước có vốn đầu tư trực tiếp tại Lào, sau Thái Lan. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Sinlavong Khoutphaythoun cho biết, vốn đầu tư của Trung Quốc tại Lào hiện đã đạt 3,577 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc là 2,67 tỷ USD, số còn lại là phần hùn vốn của các liên doanh giữa hai nước), mặc dù hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Lào mới chỉ bắt đầu từ năm 1998-1999. Trong 10 tháng năm 2009, Lào đã cấp phép cho 20 dự án của Trung Quốc với số vốn 247 triệu USD. Các dự án chủ yếu của Trung Quốc tại Lào là cao su, thuỷ điện và khai thác khoáng sản. Hiện nay, Chính phủ Lào đang xem xét 58 dự án khác của các công ty Trung Quốc. Khi được thông qua, đầu tư của Trung quốc sẽ gia tăng mạnh.

Như vậy, cho đến nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam, nước có thị trường lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong ba nước Đông Dương đều là láng giềng của Trung Quốc, tăng trưởng chậm nhất với tổng vốn đầu tư thấp nhất.

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam còn khiêm tốn trong so sánh với các nước khác. Năm 2009, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đứng thứ 11 trong tổng số nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2010, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đến 2012, Trung Quốc đã đứng thứ 14/98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những nước đứng đầu ở Việt Nam.

Mặc dù có sự gia tăng về tổng giá trị vốn và số dự án, nhưng rõ ràng, con số như vậy hoàn toàn chưa tương xứng với thực lực kinh tế Trung Quốc và cũng chưa đáp ứng được sự mong đợi của Việt Nam.

3.2. Tác động của nguồn vốn đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam

3.2.1. Những tác động tích cực

Có thể nói, FDI của Trung Quốc đã có những đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Những đóng góp đó là bổ sung nguồn vốn góp sức thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, tăng thêm nguồn thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm... FDI của Trung Quốc còn tác động tích cực nhất định đến một số cân đối của nền kinh tế như cải thiện cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và một số nguồn thu gián tiếp như tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên vật liệu…

3.2.1.1.Bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế về mọi mặt do đó nhu cầu về vốn trở nên rất cấp thiết. Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhu cầu về vốn để khôi phục khủng hoảng và phát triển bền vững càng có ý nghĩa cấp thiết. Mặc dù về dài hạn, vốn trong nước có ý nghĩa quyết định nhưng vốn nước ngoài (bao gồm vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp) vẫn là nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Trong so sánh với các nguồn vốn nước ngoài khác, FDI có nhiều lợi thế. Trường hợp của Việt Nam cũng vậy, FDI chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Theo số liệu mới nhất, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2012 là 28%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của khu vực FDI vào GDP tăng dần qua các năm: thời kỳ 2001 - 2005 là 14,5%, tăng lên 20% năm 2010; FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010 tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp tăng 16,3%/năm.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, FDI có quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế. Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5%. (iv) Năm 2006 - 2008: đạt 8,0%.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

3.2.1.2. Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền KTTG

Với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu của nhà nước Việt Nam, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI tăng nhanh.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007.

ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư.

FDI của Trung Quốc cũng có những đóng góp tương tự như FDI của các nước khác trong việc tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy Việt Nam hội nhập quốc tế.

Thông qua FDI với Trung Quốc, hàng hoá Việt Nam đã tiếp cận và chiếm lĩnh được một số thị trường ở Châu Á như thị trường hàng may mặc, cà phê, giày dép (chủ yếu là giày thể thao), đồ sứ, và hàng thủ công mỹ nghệ ... Xuất khẩu thông qua FDI với Trung Quốc là cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mở cửa đầu tiên. Có một số lý do nhất định. Thứ nhất, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung chưa có danh tiếng trên thị trường châu Á và thế giới. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém trong so sánh với các công ty đầy kinh nghiệm của các nước khác, xuất khẩu qua FDI của Trung Quốc là một con đường thuận lợi. Nói tóm lại, FDI là một hình thức có hiệu quả giúp hàng hoá Việt Nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc cũng như một số nước châu Á.

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường nội địa của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khách sạn, du lịch, các dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ kinh doanh, và tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỗ hoặc tiếp cận với thị trường quốc tế.

3.2.1.3. FDI góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Chính sách của Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển, các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội tương đối khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu KTTD đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006).

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn.

ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc… Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.

ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo vùng của Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, có đóng góp của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc.

Cụ thể, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đó cú sự chuyển hướng từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng sang các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, đứng đầu là công nghiệp và xây dựng, với 569 dự án và tổng số vốn đầu tư là 2,105, 746,703 USD; tiếp đó là ngành dịch vụ với 85 dự án và tổng vốn đầu tư là 543,538,717 USD, cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản với 27 dự án và tổng vốn đầu tư là 78,609,636 USD. Với cơ cầu đầu tư ngày càng hướng đến lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, FDI của Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá.

Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dịch vụ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đó cũng là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hiện đại: tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng của công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng. Sự mở rộng về địa bàn đầu tư đã góp phần vào điều chỉnh cơ cấu vùng, giải quyết sự chênh lệch phát triển vùng.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (8 dự án), Lai Châu (2 dự án) Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặc biệt góp phần vào đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá và hiện đại hoá các vùng lạc hậu, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa các tỉnh nghèo và lạc hậu phía Bắc với các vùng khác của Việt Nam.

Đặc biệt, chính sách khuyến khích FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần quan trọng vào việc phát triển vùng, xoá bỏ chênh lệch vùng. Cụ thể, FDI của Trung Quốc vào một số khu công nghiệp như Khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức), khu CN Long Giang (Tiền Giang), Khu đô thị và công nghiệp Nam Hoàng (Lạng Sơn) đã có đóng góp nhất định trong phát triển chính sách vùng của Việt Nam, hơn thế nữa còn có tác động lan tỏa đến các vùng xung quanh.

3.2.1.4. FDI với Trung Quốc đóng vai trò nhất định trong bổ sung nguồn cho Ngân sách nhà nước

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 55 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)