5. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.1.2. Giai đoạn 2001 đến nay
Năm 1999, Lãnh đạo hai nước Việt - Trung đã xác định quan hệ hai nước trong thế kỉ mới bằng phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Năm 2002, quan hệ giữa hai nước được tiếp tục phát triển lên một bước mới, với tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Sau đó, năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực. Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay có những chuyển biến rõ rệt so với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ năm 2000 đến nay, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
a. Động thái FDI của Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Tốc độ đầu tư và số lượng dự án tăng đều đặn.
Trong giai đoạn 11 năm từ 2000 đến 2012, đặc biệt từ 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và triển khai chiến lược "đi ra ngoài", hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự tiến triển mạnh mẽ.
Nếu tính luỹ kế từ 1991 đến 2012, Trung Quốc đã có 891 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 4.686.675.889 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.345.432.613 USD, đứng thứ 14 trong tổng số 98 nước đầu tư vào Việt Nam (Xem bảng 1 của phụ lục).
Riêng trong giai đoạn từ 2000- 2012, đã có 760 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.222.426.793 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.120.453.297 USD. Như vậy, trong 12 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, số vốn đăng ký tăng khoảng 36 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thường hóa.
Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm. Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng liên tục từ 2001 đến 2004. Năm 2004 là năm có mức tăng đột biến, đạt 711,8 triệu USD, gấp đôi năm 2003 (Nguyễn Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thanh, 2007, Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới - Trung Quốc tới quan hệ Việt - Trung, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4). Đó là kết quả của sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, là sự nâng cao thêm một bước tình hữu nghị hai bên. Tháng 5.2004, Thủ tướng Phan văn Khải thăm Trung Quốc, trong Hội đàm của thủ tướng hai nước, 4 sáng kiến quan trọng trong việc kế thừa và phát triển quan hệ giữa hai nước đã được đề xuất. Tháng 10.2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến thăm Việt Nam, hai bên đã hội đàm và đi đến những thoả thuận về một số vấn đề quan trong giữa hai nước như: phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, giữ gìn ổn định vùng viển Đông.
Năm 2005, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có giảm đi, chỉ đạt 120,9 triệu USD. Thế nhưng đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt với 130 dự án, tổng vốn đăng ký là 553,7 triệu USD, cộng với 18,8 triệu USD tăng thêm, tất cả đã nâng tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam lên 572,5 triệu USD (Cục đầu tư nước ngoài, 2007). Điều này cũng có thể hiểu được vì: năm 2007, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung đã bùng nổ ở Việt Nam. Trong xu hướng chung đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam.
Năm 2008, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam là 163 dự án và tổng vốn đăng ký là 715,2 triệu USD, tăng 125% so với 2007 (Cục đầu tư nước ngoài, 2008).
Năm 2009, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với xu thế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp mới. Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằng năm 2004, số dự án bằng nửa và số vốn bằng khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1/3 của năm 2008 (Nguyễn Phương Hoa, 2010, Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2010). Số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 của Việt Nam (180,4 triệu/16,35 tỷ USD) và bằng 3% vốn đầu tư vào Việt Nam của nước đứng đầu là Mỹ (5,94 tỷ USD). Năm 2009, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 11/43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và có khoảng cách rất lớn về quy mô đầu tư so với những nước đứng đầu (Cục đầu tư nước ngoài, 2009).
Năm 2010, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam là 105, số vốn đầu tư đăng ký là 685,0 triệu USD. Với số vốn 685,0 triệu USD đã đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 8 trong số 47 nước đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2011, số dự án cấp mới là 78 và tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam là 599,97 triệu USD, số lượt dự án tăng vốn là 17 và số vốn tăng thêm là 148,01 triệu USD, tất cả đã nâng tổng vốn đăng ký của Trung Quốc năm 2012 tại Việt Nam lên 42,61 triệu USD, đưa Trung Quốc lên hàng thứ 14 trong số 98 quốc gia đầu tư tại Việt Nam (Xem bảng 2 của phụ lục).
Năm 2012, số dự án cấp mới là 69 dự án, với số vốn là 344,86 triệu USD.
b. Qui mô trung bình một dự án tăng đáng kể
Vốn đầu tư trung bình của một dự án đã tăng liên tục qua các năm kể từ năm 2000. Hiện nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án khoảng 4,3 triệu USD, gần gấp 3 lần giai đoạn 1991-1999. Có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 trở lại đây, Nhận định chung của Cục đầu tư nước ngoài, cho đến nay, Trung Quốc là nhà đầu tư trung bình ở Việt Nam. Tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng 175 triệu USD của Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt; dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp, kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh bất động sản ở Tiền Giang 100 triệu USD của Công TNHH Đầu tư quản lý Tiền Giang, Trung Quốc; dự án sản xuất giày ở Đồng Nai 60 triệu USD của Công ty Phương Đông - Trung Quốc, dự án xây dựng nhà máy luyện và cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD; dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn 27.750.000 USD của Công ty TNHH Thành Bá Nam Ninh; dự án sản xuất tinh bột Wolfram xuất khẩu ở Quảng Ninh 20 triệu USD của Công ty TNHH Wolfram Hạ Long; dự án đúc các sản phẩm kim tiêm nhựa và các sản phẩm nhựa 20 triệu USD của TAKAOTEK Corp. - Trung Quốc; dự án sản xuất linh kiện điện tử ở Đà Nẵng 18 triệu USD của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Tường Hựu; dự án sản xuất ván ép MDF ở Long An 10 triệu USD của Công ty Glory Wing, Trung Quốc; dự án dịch vụ liên quan đến gia công in phun, đồ hoạ, sản phẩm quảng cáo, dịch vụ quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh 10 triệu của công ty TNHH Hải Thái in phun, quảng cáo Sơn Đông... Tính đến tháng 6/2010, dự án lớn nhất là nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty TNHH Fuco đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đăng ký 180 triệu đô la Mỹ. Một vài dự án khác có vốn đăng ký trên 100 triệu đô la thuộc về các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM, Hải Phòng và Lào Cai. Những dự án với vốn đầu tư lớn này đã góp phần thay đổi diện mạo đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua.
c. Có chuyển hướng mạnh trong lĩnh vực đầu tư
Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực khách sạn, dịch vụ, công nghiệp nhẹ thì đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây có sự chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế tạo, chế biến. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, đứng đầu là công nghiệp và xây dựng, với 569 dự án và tổng số vốn đầu tư là 2,105, 746,703 USD; tiếp đó là ngành dịch vụ với 85 dự án và tổng vốn đầu tư là 543,538,717 USD, cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản với 27 dự án và tổng vốn đầu tư là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
78,609,636 USD. Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dịch vụ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do bản thân sự phát triển của ngành dịch vụ làm tăng thêm một số ngành mới như: truyền thông, giải trí, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Điều quan trọng là trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng hướng về ngành dịch vụ vì chúng đòi hỏi thời gian đầu tư ngắn, vốn ít, nhưng lại thu lợi nhuận rất lớn. Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành nông, lâm ngư nghiệp luôn thấp, bởi vì theo xu hướng chung- đầu tư vào ngành này rất khó khăn, lợi nhuận thấp và việc thu hồi vốn cũng rát chậm. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, do những biến động lớn của khí hậu, sản xuất nông nghiệp càng đầy rủi ro.
Trong ngành công nghiệp và xây dựng, cũng có sự chuyển hướng đáng kể. Lúc đầu, nhiều dự án đã chuyển hướng sang khai thác mỏ, xây dựng nhà máy luyện kim, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến, chế tạo. Năm 2005,2006 các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung nhiều vào lĩnh vực khai mỏ, nhưng gần đây việc đầu tư vào lĩnh vực này giảm đi, năm 2010 đầu tư của Trung Quốc vào ngành khai mỏ chỉ chiếm 6 dự án, với số vốn đầu tư là 41,289,527 USD. Các doanh nghiệp Trung Quốc những năm gần đây đã chuyển hướng mạnh sang đầu tư chủ yếu vào ngành chế biến, chế tạo, năm 2010 trong ngành này trung Quốc có 510 dự án và số vốn đầu tư là 1,821,546,405 USD.
Đặc biệt, trong thời kỳ 2000-2011, hai bên đã hợp tác đầu tư có hiệu quả trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông vận tải như dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, dự án viễn thông nông thôn, dự án cải tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sinh Quyền, hợp đồng EPC xây dựng nhà máy Alumin thuộc dự án tổ hợp Bauxit-nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD…Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin và truyền thông, điện, khí nước, điều hoà… Tuy nhiên, cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận thức rằng: cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn.
Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000- 2012 như trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
Bảng 3.2. Cơ cấu FDI theo ngành của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2011
STT Ngành Số dự án Vốn đăng ký
(USD)
Vốn điều lệ (USD)
I Công nghiệp và xây dựng 569 2,105,746,703 1,049,487,712
Cấp nước, xử lý chất thải 1 6000,000 600,000
Công nghiệp chế biến, chế tạo 510 1,821,546,405 919,839,721
Khai khoáng, 6 41,289,527 21,289,527
Sản xuất, phân phối điện, khí,
nước, điều hoà 3 28,953,000 9,887,000
Vận tải kho bãi 11 15,234,000 11,407,400
Xây dựng 38 198,123,771 86,464,064
II Nông, lâm, thuỷ sản 27 78,609,636 37,755,767
III Dịch vụ 85 543,538,717 203,525,957
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 16 17,297,029 9,213,381
Dịch vụ khác 2 8,088,000 3,026,000
Dịch vụ lưu trú, ăn uống 13 69,869,348 32,385,348
Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2 1,650,000 900,000
Hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ 22 23,114,560 15, 054,560
Kinh doanh bất động sản 11 382,807,380 107,233,000
Nghệ thuật và giải trí 6 20,370,400 19,558,068
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 2 15,300,000 15,300,000
Thông tin, truyền thông 5 1,470,000 855,600
Y tế và trợ giúp xã hội 6 3,571,400 3,571,400
Tổng 581 2,727,898,056 1,294,340,836
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
d. Cơ cấu FDI theo vùng được mở rộng đáng kể
Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 là Hà Nội (122 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (64 dự án), Bình Dương (57 dự án), Hải Phòng (38 dự án), Quảng Ninh (37 dự án) (Xem bảng 3.3). Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng .
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (8 dự án), Lai Châu (2 dự án) (Xem bảng 3.4). Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của một số tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây, một xu hướng mới trong phát triển quan hệ Việt - Trung thời gian qua. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than cứng, non, dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hòa Bình; dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc, dự án gây