5. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.1.3.1. Về phía Trung Quốc
a, Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược đầu tư ra nước ngoài
Cùng với trào lưu của các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất tích cực trong hoạt động đầu tư ở bên ngoài.
Thực ra, từ năm 1998, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tê đối ngoại với nhiều nước, nhiêu khu vực trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thế giới, qua đó mà quan hệ thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các nước cũng ngày càng tăng tiến.
Tới Đại hội Đảng lần thứ 16, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại của mình: tức là chuyển từ chiến lược đơn phương "thu hút vào" sang chiến lược kết hợp giữa "thu hút vào" và "đi ra ngoài". Nói cách khác, trong giai đoạn mới, Trung Quốc chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài. Có nhiều nhân tố qui định sự chuyển hướng chiến lược này của Trung Quốc.
Thứ nhất, việc đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc trước hết nhằm mục đích giành lấy thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, thu lợi nhuận siêu ngạch ở bên ngoài, trong điều kiện thị trường Trung Quốc ngày càng tỏ ra bão hoà với một số sản phẩm.
Thứ hai, chiến lược "đi ra ngoài" của Trung Quốc nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tài nguyên cố hữu từ trước đến nay, cũng như phục vụ nền kinh tế "quá nóng" của Trung Quốc hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: trữ lượng năng lượng của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới. Nếu tính theo đầu người, tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của thế giới. Chẳng hạn mức bình quân đầu người về dầu mỏ, khí thiên nhiên , than đá của nước này chỉ chiếm lần lượt là 11,1%; 4,3%; 55,4% mức bình quân chung của thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc lại là "công xưởng của thế giới", tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây quá nóng, vì vậy nền kinh tế Trung Quốc tiêu hao rất nhiều năng lượng. Năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu hao nhiều năng lượng nhất thế giới, vượt 4% so với Mỹ. Năm 2009, Trung Quốc cũng là nuớc tiêu thụ than lớn nhất, nhập khẩu 125,8 triệu tấn than. Cũng trong năm này, Trung Quốc trở thành nước đứng thứ hai thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
về tiêu thụ dầu mỏ, chỉ sau Mỹ, với 9,2 triệu thùng/ngày. Cơn khát tài nguyên của Trung Quốc càng ngày càng trầm trọng cùng với tốc độ phát triển kinh tế cao và nhu cầu nguyên liệu năng lượng tăng nhanh của nước này.
Thứ ba, chiến lược đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài cũng nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nước ngoài, vừa mở rộng thị trường, vừa tranh thủ các nguồn lực giá rẻ. Những ngành mà đã bão hoà ở Trung Quốc như: sắt thép, xi măng, sản xuất xe máy và linh kiện xe máy, đồ điện gia đình, máy móc nông nghiệp...
Thứ tư, sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD. Do nền kinh tế trong nước phát triển quá nóng, ngoại tệ lại dư thừa, tất cả gây sức ép tăng giá đồng NDT. Sự tăng giá đồng NDT, đến lượt nó lại làm mất ưu thế của thị trường trung Quốc với tư cách là một thị trường giá rẻ, từ đó sẽ làm giảm thu hút FDI Trung Quốc.
b, Cũng trong giai đoạn 2000 - 2012, tiềm lực của các doanh nghiệp Trung quốc đã mạnh lên một cách đáng kể. Các doanh nghiệp này không những đã có nguồn vốn lớn hơn, có khả năng công nghệ cao hơn, mà còn có những kinh nghiệm nhất định trong đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển mới 2000 - 2012, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, trong đó có đầu tư vào Việt Nam.