5. Kết cấu và nội dung của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ đầu tư = Số vốn của năm nay x 100 Chia cho năm trước
2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng đầu tư: tổng số vốn đăng ký, tổng số vốn thực hiện
3. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng vốn tăng thêm: tổng số vốn cấp mới 4. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu đầu tư
a, Cơ cấu đầu tư theo ngành = số ngành được đầu tư trên tổng số ngành của nền KTQD
b, Cơ cấu đầu tư theo vùng = số vùng được đầu tư trên tổng số vùng của nền KTQD
c, cơ cấu đầu tư phân theo hình thức đầu tư: + Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số hợp đồng x 100 chia cho tổng số các hình thức đầu tư. + Hình thức công ty cổ phần.
Số công ty cổ phần x 100 chia cho tổng số các hình thức đầu tư. + Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài
Số công ty 100% vốn nước ngoài x 100 chia cho tổng số các hình thức đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
3.1. Thực trạng, đặc điểm đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam
3.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000
Trước khi có hoạt động đầu tư chính thức bắt đầu từ năm 1991 thì Trung Quốc đã từng có nhiều công trình, nhà máy thiết yếu tại Việt Nam nhưng chủ yếu dưới dạng viện trợ kinh tế, được thực hiện trong những năm 50-60 của thế kỷ 20.
Ngày 5/11/1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thực hiện bình thường hóa quan hệ. Ngày 2/12/1992, Chính phủ hai nước đã chính thức ký kết Hiệp định bảo hộ và đầu tư lẫn nhau". Kể từ đó, các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước bắt đầu được khởi động.
Mặc dù là hai nước láng giềng, có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao thương buôn bán, nhưng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm đầu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của cả hai nước.
a, Tốc độ vốn đầu tư có tăng dần lên, nhưng không có chuyển biến lớn.
Tính đến 1995, Trung Quốc mới có 33 dự án tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 60 triệu USD; năm 1997, có 48 dự án tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 90 triệu USD; năm 1999, Trung Quốc có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 120 triệu USD, chiếm khoảng o,36 %. tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đứng thứ 20 trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam. (Xem bảng 3.1).
b, Qui mô dự án nhỏ và tăng chậm
Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tư trung bình của một dự án khá nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với qui mô trung bình của các dự án khác. Đặc biệt có khá nhiều dự án nhỏ với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trên dưới 100.000 USD. Các dự án trung bình (tức là có số vốn có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
qui mô khoảng 1 triệu đôla) cũng không nhiều.
Bảng 3.1. Đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm 1990
Thời gian Tổng dự án đầu tƣ Số vốn đăng ký (USD) Tính đến tháng 12.1991 1 200.000 Tính đến tháng 12. 1992 10 3. 044.143 Tính đến tháng 12. 1994 22 24.000.000 Tính đến tháng 12. 1995 33 60.000.000 Tính đến tháng 12. 1997 48 40.000.000 Tính đến tháng 12. 1998 61 110.000.000 Tính đến tháng 12. 1999 76 120.000.000
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999.
Ví dụ như, tính đến năm 1997, trong tổng số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam thì chỉ có 33 dự án được biết rõ số tiền, trong đó có 12/33 dự án có qui mô trên 1 triệu USD, có 1 dự án trên 7 triệu USD, 1 dự án trên 5 triệu USD, 3 dự án 4 triệu USD, 1 dự án 3 triệu USD, 2 dự án 2 triệu USD, số còn lại có qui mô dưới 1 triệu USD (Phạm Thái Quốc, 2002, Trung Quốc- Chiến lược năng lượng cho thế kỷ, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, tr 19-26). Nếu so sánh với các dự án FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-1999, qui mô trung bình một dự án là 13,5 triệu USD, thì qui mô trung bình 1 dự án của Trung Quốc còn khoảng cách khá xa. Với qui mô trung bình một dự án như vậy, có thể nói trong giai đoạn 1991-1999, Trung Quốc chỉ là nhà đầu tư nhỏ ở Việt Nam.
Tốc độ vốn đầu tư có tăng, nhưng không đột biến, qui mô dự án nhỏ và tăng chậm. Những đặc điểm này chứng tỏ các nhà đầu tư Trung Quốc đang trong giai đoạn thăm dò thị trường Việt Nam, chưa có ý định làm ăn lớn và lâu dài.
c, Cơ cấu đầu tư đầu tư theo ngành
Về cơ cấu đầu tư, trong những năm 1990, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, và công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiêu dùng như: lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, in ấn bao bì thực phẩm, sản xuất lắp ráp đồ điện dân dụng, sản xuất lắp ráp máy nông nghiệp các loại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, gia công chế biến chè xuất khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất lắp ráp máy đếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng. Những lĩnh vực nói trên không yêu cầu qui mô lớn cũng như vốn lớn. Những lĩnh vực kỹ thuật cao, hoặc những lĩnh vực Trung Quốc có ưu thế chưa xuất hiện tại Việt Nam.
d, Về hình thức đầu tư
Trong giai đoạn 1991- 1999, đại đa số các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty 100% vốn nước ngoài còn rất hạn chế. Có một số nhân tố qui định hiện tượng này: Thứ nhất, về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này chưa khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, mà chủ yếu khuyến khích hình thức liên doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tham gia liên doanh có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ nước ngoài. Bên cạnh đó, do một số lý do về vấn đề sở hữu, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng không được ủng hộ. Về phía Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò thị trường, do vậy họ cũng chưa dám đầu tư vốn lớn.
e, Về địa bàn đầu tư
Trong những năm đầu tiên, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn và tương đối phát triển (thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nguyên vật liệu), hoặc những khu vực có người Hoa cư trú. Tính đến cuối năm 1999, các nhà đầu tư có mặt tại 30 tỉnh và thành phố của Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hoà Bình, Sơn Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh... Trong đó, 50,1% tập trung vào 4 thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định; và các tỉnh ven biên như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Các doanh nghiệp Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quốc đầu tư vào Việt Nam thường là các doanh nghiệp của các tỉnh ven biển, gần với Việt Nam. Trong khi đó, rất thiếu vắng sự góp mặt của các công ty lớn của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, đã có một số tỉnh thành sau đây có dự án đầu tư vào Việt Nam: Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam, Hà Bắc, Giang Tô, Sơn Đông, Bắc Kinh... Trong đó, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây có nhiều dự án nhất tại Việt Nam do có lợi thế về địa lý gần gũi với Việt Nam.
Tóm lại: trong giai đoạn đầu 1991-1999, đầu tư của Trung Quốc vào
Việt Nam còn hạn chế. Lý giải cho những bước tiến chậm chạp về đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn này có thể kể đến một số lý do sau:
Thứ nhất, trong những năm 1990 của thế kỷ 20, Trung Quốc còn đang trong giai đoạn tiến hành "Bốn hiện đại hoá" và phát triển kinh tế trong nước, vì vậy Trung Quốc đang còn rất thiếu vốn. Chiến lược của Trung Quốc trong giai đoạn này là thu hút FDI, chứ không phải là đầu tư ra nước ngoài.
Thứ hai, trong thập kỷ 1990, nền kinh tế nội địa của Trung Quốc chưa gặp phải những vấn đề gay cấn như: nền kinh tế phát triển quá nóng, thị trường bão hoà về một số sản phẩm, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, thiếu hụt trầm trọng về nguyên liệu..., do đó các doanh nghiệp Trung Quốc chưa có ý định rõ rệt về việc tìm kiếm thị trường nước ngoài.
Thứ ba, về phía Việt Nam, trong giai đoạn những năm 1990, các nước Âu Mỹ, vốn là những nước có qui mô vốn lớn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lại đang tích cực đầu tư vào Việt Nam, vì vậy phía Việt Nam cũng chưa thật mặn mà với việc thu hút FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc, vốn là những doanh nghiệp mà công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa hiện đại bằng các nước Âu Mỹ.
3.1.2. Giai đoạn 2001 đến nay
Năm 1999, Lãnh đạo hai nước Việt - Trung đã xác định quan hệ hai nước trong thế kỉ mới bằng phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Năm 2002, quan hệ giữa hai nước được tiếp tục phát triển lên một bước mới, với tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Sau đó, năm 2008, quan hệ song phương giữa hai nước được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực. Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay có những chuyển biến rõ rệt so với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ năm 2000 đến nay, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
a. Động thái FDI của Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Tốc độ đầu tư và số lượng dự án tăng đều đặn.
Trong giai đoạn 11 năm từ 2000 đến 2012, đặc biệt từ 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và triển khai chiến lược "đi ra ngoài", hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự tiến triển mạnh mẽ.
Nếu tính luỹ kế từ 1991 đến 2012, Trung Quốc đã có 891 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 4.686.675.889 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.345.432.613 USD, đứng thứ 14 trong tổng số 98 nước đầu tư vào Việt Nam (Xem bảng 1 của phụ lục).
Riêng trong giai đoạn từ 2000- 2012, đã có 760 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.222.426.793 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.120.453.297 USD. Như vậy, trong 12 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, số vốn đăng ký tăng khoảng 36 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thường hóa.
Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm. Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng liên tục từ 2001 đến 2004. Năm 2004 là năm có mức tăng đột biến, đạt 711,8 triệu USD, gấp đôi năm 2003 (Nguyễn Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thanh, 2007, Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới - Trung Quốc tới quan hệ Việt - Trung, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4). Đó là kết quả của sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, là sự nâng cao thêm một bước tình hữu nghị hai bên. Tháng 5.2004, Thủ tướng Phan văn Khải thăm Trung Quốc, trong Hội đàm của thủ tướng hai nước, 4 sáng kiến quan trọng trong việc kế thừa và phát triển quan hệ giữa hai nước đã được đề xuất. Tháng 10.2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến thăm Việt Nam, hai bên đã hội đàm và đi đến những thoả thuận về một số vấn đề quan trong giữa hai nước như: phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, giữ gìn ổn định vùng viển Đông.
Năm 2005, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có giảm đi, chỉ đạt 120,9 triệu USD. Thế nhưng đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt với 130 dự án, tổng vốn đăng ký là 553,7 triệu USD, cộng với 18,8 triệu USD tăng thêm, tất cả đã nâng tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam lên 572,5 triệu USD (Cục đầu tư nước ngoài, 2007). Điều này cũng có thể hiểu được vì: năm 2007, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung đã bùng nổ ở Việt Nam. Trong xu hướng chung đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam.
Năm 2008, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam là 163 dự án và tổng vốn đăng ký là 715,2 triệu USD, tăng 125% so với 2007 (Cục đầu tư nước ngoài, 2008).
Năm 2009, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với xu thế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp mới. Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằng năm 2004, số dự án bằng nửa và số vốn bằng khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1/3 của năm 2008 (Nguyễn Phương Hoa, 2010, Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2010). Số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 của Việt Nam (180,4 triệu/16,35 tỷ USD) và bằng 3% vốn đầu tư vào Việt Nam của nước đứng đầu là Mỹ (5,94 tỷ USD). Năm 2009, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 11/43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và có khoảng cách rất lớn về quy mô đầu tư so với những nước đứng đầu (Cục đầu tư nước ngoài, 2009).
Năm 2010, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam là 105, số vốn đầu tư đăng ký là 685,0 triệu USD. Với số vốn 685,0 triệu USD đã đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 8 trong số 47 nước đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2011, số dự án cấp mới là 78 và tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam là 599,97 triệu USD, số lượt dự án tăng vốn là 17 và số vốn tăng thêm là 148,01 triệu USD, tất cả đã nâng tổng vốn đăng ký của Trung Quốc năm 2012 tại Việt Nam lên 42,61 triệu USD, đưa Trung Quốc lên hàng thứ 14 trong số 98 quốc gia đầu tư tại Việt Nam (Xem bảng 2 của phụ lục).
Năm 2012, số dự án cấp mới là 69 dự án, với số vốn là 344,86 triệu USD.