5. Kết cấu và nội dung của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI từ Trung Quốc
1.2.1. Khu vực châu Á, nhất là Đông Á, đang phục hồi kinh tế khá nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, và vẫn là điểm đến hấp dẫn của FDI
Trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế quốc tế biến động theo chiều hướng không thuận lợi. Sau hai năm phục hồi mong manh và thiếu cân bằng kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008/2009, với những biến cố xảy ra với kinh tế thế giới hiện tại, nền kinh tế thế giới lại đứng trước bờ vực của một cuộc suy thoái mới. Kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng yếu ớt và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong những năm tới: tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, tốc độ tăng trưởng ì ạch của Mỹ, suy thoái tại châu Âu, sự suy giảm ở hầu hết nền kinh tế đang phát triển và mới nổi và thị trường tài chính toàn cầu đối mặt với tình trạng hắt hiu; trong đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) được coi là “nguy cơ chủ yếu đối với kinh tế thế giới”1. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nhanh hơn, khốc liệt hơn và khó lường hơn, thiếu hụt năng lượng diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, nguy cơ khủng hoảng lương thực đang tới gần và đe doạ nền kinh tế thế giới...
Bất chấp những đám mây u ám đang bủa vây các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi vẫn sẽ là động lực quan trọng của kinh tế thế giới trong những năm tới. Khu vực châu Á, nhất là Đông Á, đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và đang phục hồi kinh tế khá nhanh. Khu vực Đông Á đang dẫn đầu tốc độ tăng trưởng kinh tế, và cũng đang chuyển dịch thành trung tâm phát triển kinh tế thế giới. Trong số những nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc và Ấn Độ, được đánh giá sẽ tăng trưởng chậm lại những vẫn duy trì ở mức cao trong một số năm tới. Tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN), tăng trưởng của các nước có thể được cải thiện nhờ động lực tăng trưởng từ Inđônêsia, Thái Lan, Malaixia, Xingapor. Các nước đang phát triển và mới nổi phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút FDI toàn cầu. Đông Á sẽ thu hút FDI nhiều hơn và đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn, đặc biệt là hai nước lớn Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như một số nước ASEAN.
Các nước châu Á bao gồm các nước ASEAN như Inđônêsia, Malaixia, Singapor, Việt Nam …vẫn sẽ thể hiện sức hút mạnh mẽ đối với FDI.
Tóm lại, đầu tư quốc tế thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục ảm đạm và khó khăn. Sự suy giảm được nhìn thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, song các nước mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Á vẫn sẽ là những điểm sáng trong bức tranh đầu tư toàn cầu.
1.2.2. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, xét trên giác độ nguồn vốn
FDI, các nước mới nổi (các nước BRICS gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin, Nga…) đã trở thành những nước có nguồn vốn FDI lớn, và đồng thời đang trở thành những nhà đầu tư lớn trên thế giới
Trong đó, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ 5 thế giới. Dù Trung Quốc mới chỉ thực sự tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2002, song quốc gia này đã nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu vốn nhiều thứ 5 thế giới với gần 60 tỷ USD năm 2010, tức tăng 30 lần trong vòng 8 năm.
1.2.3. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc rất tích cực trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài cực trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Tại Đại hội Đảng lần thứ 16, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại của mình: tức là chuyển từ chiến lược đơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phương "thu hút vào" sang chiến lược "đi ra ngoài". Trong những năm tới, từ 2011- 2020, Trung Quốc chủ trương tăng cường đầu tư ra bên ngoài với tốc độ và mức độ cao hơn. Những cơ sở của chiến lược này là: Thứ nhất, nỗ lực đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc nhằm mục đích trước hết săn lùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường, tăng các tài sản chiến lược (cả công nghệ và thương hiệu). Thứ hai, chiến lược đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc cũng nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nước ngoài, vừa mở rộng thị trường, vừa tranh thủ các nguồn lực giá rẻ. Sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD, gây sức ép tăng giá đồng NDT, làm mất ưu thế cạnh tranh giá rẻ của thị trường Trung Quốc, từ đó sẽ làm giảm thu hút FDI Trung Quốc. Thứ ba, Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đã lớn mạnh rất nhiều sau khủng hoảng. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã gia tăng mạnh mẽ. từ đầu thập niên 21, Trung Quốc trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, năm 2010 đạt 2847,3 tỷ USD.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phát triển đa dạng về hình thức, đã xuất hiện công ty lớn, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia. Những công ty, tập đoàn lớn này đã tích luỹ khá đủ về vốn và kinh nghiệm để có thể vươn ra thị trường nước ngoài, và cạnh tranh trên một không gian rộng lớn hơn.
1.3.Các yếu tố ảng hƣởng đến thu hút FDI nƣớc ngoài vào Việt Nam
Trong phần này bài viết đề cập đến các lý luận liên quan đến các nhân tố chủ yếu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc vùng lãnh thổ. Trên thực tế tầm quan trọng của các nhân tố này thường thay đổi tùy theo ngành nghề và chiến lược kinh doanh của công ty muốn đầu tư, cũng như mối quan hệ của công ty với thị trường nước sở tại. Tuy vậy nhìn chung việc lữa chọn địa điểm đầu tư các công ty nước ngoài thường dựa trên các nhân tố sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.1. Nhân tố thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào quy mô của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó nhiều nhà đầu tư với chiến lược "đi tắt đón đầu" cũng mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có cơ hội mở rộng ra thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ.
1.3.2. Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được coi là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện hữu hiệu của các công ty đa quốc gia trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các dào cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thập kỷ qua. Khi đánh giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển, do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế cũng như các chi phí về sử dụng đất. Ngoài các chi phí vận chuyển và các khía cạnh khác cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như là giảm tối thiểu chi phí xuất nhập khẩu.
1.3.4. Nhân tố về nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển các công ty MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn các yêu cầu của công ty. Tuy vậy chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư.
1.3.5. Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malasia, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào có sức hút mạnh mẽ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đổ sô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... đặc biệt tại các quốc gia Đông nam á, việc khai thác tài nguyên là mục tiêu quan trọng của nhiểu công ty MNEs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.6. Nhân tố về vị trí địa lý
Một nghiên cứu về nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển trong thời kỳ từ 1980-2005 đã xác định: lợi thế về vị trí đại lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, rễ ràng mở rộng các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy các doanh ngiệp tập trung hóa.
1.3.7. Nhân tố về cơ sở hạ tầng
Chất lượng về hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện (bao gồm đường sắt, đường thủy, hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác..) là điều mong muốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thập kỷ 80, để thu hút đầu tư, các nước đã xây dựng khu chế xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến - Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này. Tuy vậy không phải một quốc gia nào cũng gặt hái được thành công như vậy.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng bến bãi...mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, hỗ trợ tư vấn...Thiếu sự hỗ trợ của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại của các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài liên doanh liên kết cũng là yếu tố rất quan trọng cần phải xem xét đến.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục - đào tạo, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác. Ngoài ra các giá trị đạo đức, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ...cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.8. Nhân tố về cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chị sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn dịnh về chính trị được xem là rất quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng góp vai trò rất quan trọng.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Nghiên cứu một cách toàn diện và đánh giá nghiêm túc về thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991 đến nay.
- Tổng hợp, phân tích và đưa ra các quan điểm về một vấn đề đang nổi lên là những mặt tồn tại và hạn chế của dòng FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Lý giải các nguyên nhân.
- Dự báo triển vọng của FDI Trung Quốc vào Việt Nam
- Đưa ra một số giải pháp, tính chất khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, logic - lịch sử, phương pháp phân tích kinh tế quốc tế, phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia…
Đề tài cố gắng sử dụng những nguồn số liệu đáng tin cậy như: những số liệu công bố chính thức của Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Bộ thương mại Trung Quốc, số liệu của các Viện nghiên cứu lớn như Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Việt Nam. Đề tài cũng cố gắng sử dụng các sách báo cũng như các tài liệu của các tác giả nghiên cứu có tên tuổi trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.1. Cách tiếp cận
Tác giả luôn quán triệt quan điểm tổng thể trong nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu FDI của trung Quốc vào Việt Nam được tác giả quán triệt trên nguyên tắc tổng thể. Trước hết, tác giả đi từ các khái niệm, định nghĩa theo cách hiểu đầy đủ nhất, đưa ra cách phân loại theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tiếp đó nhận định tác động của FDI của Trung Quốc vào Việt Nam được thực hiện một cách toàn diện, hệ thống, cả mặt tích cực và tiêu cực, cả