Nguyên nhân tiêu cực

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 71 - 83)

- Cháy rừng

Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích và chất lƣợng rừng lớn nhất. Trong giai đoạn 2005 – 2009, có 377,70 ha rừng bị cháy, bình quân mỗi năm bị cháy 75,54ha rừng, trong đó: rừng tự nhiên là 228,53ha và rừng trồng là 149,17ha. Số liệu thống kê diện tích rừng bị cháy 5 năm qua đƣợc thống kê ở Biểu 4.8

Biểu 4.8: Diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2005-2009

Năm Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Tổng diện tích (ha) Tổng 228,53 149,17 377,70 2005 76,30 76,30 2006 55,30 13,60 68,90 2007 23,11 78,68 101,79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

2008 18,30 16,68 34,98

2009 55,52 40,21 95,73

"Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng 2009"

Hiện tƣợng cháy rừng ở Cao Bằng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Nhƣng chủ yếu là sự thiếu ý thức và vô tình của ngƣời dân địa phƣơng trong việc sử dụng lửa nhƣ: đốt lửa, hun khói lấy mật ong, đốt nƣơng làm rẫy…

- Phá rừng và khai thác rừng tự nhiên

Tại Cao Bằng trong các hoạt động khai thác lâm sản gây mất rừng và giảm chất lƣợng rừng thì khai thác củi là hoạt động gây ảnh hƣởng lớn nhất. Hàng năm lƣợng củi khoảng 1,2 triệu ster đƣợc khai thác chủ yếu từ rừng phục hồi. Đây là trạng thái nếu đƣợc bảo vệ thì có thể phát triển thành rừng, ngƣợc lại nếu không bảo vệ tốt và khai thác củi bừa bãi thì rừng nhanh chóng bị mất và trở lại thành đất trống đồi, núi trọc.

Tuy không phổ biến nhƣng hiện tƣợng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra ở vùng gần biên giới, nơi xa sự kiểm soát của lực lƣợng Kiểm lâm. Khai thác lâm sản là hình thức khai thác chọn, vì vậy làm chất lƣợng rừng bị suy giảm và khi khai thác nhiều lần, liên tục thì sẽ dẫn đến mất rừng. Diện tích rừng bị phá qua các năm đƣợc nêu ở Biểu 4.9:

Biểu 4.9: Diện tích rừng bị phá giai đoạn 2005-2009

Năm Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Tổng diện tích (ha) 2005 10,00 3,52 13,52 2006 4,10 0,90 5,00 2007 13,00 0,60 13,60 2008 6,00 6,00 2009 8,20 1,40 9,60 Tổng 41,30 6,42 47,72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

Qua số liệu Biểu 4.9 cho thấy, diện tích rừng bị phá từ năm 2005 đến năm 2009 là 47,72 ha. Trong đó diện tích rừng bị phá nhiều nhất là vào năm 2007 với 13,60ha, chiếm 28,33% diện tích rừng bị phá. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá ở trên không phản ánh đúng thực tế nhất là đối với những diện tích rừng mới trồng và rừng non. Thực tế cho thấy, hiện tƣợng thả dông Trâu, Bò tại các khu vực có trồng rừng ở xã Xuân Hoà - Hà Quảng, Kim Đồng - Thạch An, Bế Triều - Hoà An vẫn thƣờng xảy ra, đến nay trên diện tích rừng đã trồng chỉ còn lác đác vài cây, không đủ mật độ để gọi là rừng trồng.

Ngoài ra gỗ còn đƣợc khai thác theo kế hoạch hàng năm, tuy nhiên sản lƣợng không đáng kể. Sản lƣợng gỗ khai thác hàng năm ở Cao Bằng đƣợc thống kê tại Biểu 4.10:

Biểu 4.10: Sản lƣợng gỗ khai thác giai đoạn 2005-2009

Năm Rừng tự nhiên (m3) Rừng trồng (m3) Tổng sản lƣợng (m3 ) 2005 235 515 750 2006 374 563 937 2007 467 728 1195 2008 492 734 1226 2009 503 802 1305 Tổng 2071 3342 5413

"Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng 2009"

Từ số liệu Biểu 4.10 cho thấy, sản lƣợng khai thác ở Cao Bằng rất thấp, từ năm 2005 đến 2009 là 5413m3. Ở rừng tự nhiên, 2071m3

gỗ đƣợc khai thác chọn theo biện pháp lâm sinh để khoanh nuôi rừng vì thế trữ lƣợng khai thác bao gồm cả sản phẩm tận thu từ những cây đã quá tuổi thành thục tự nhiên trong lâm phần. Toàn bộ sản lƣợng gỗ khai thác ở rừng trồng đƣợc thực hiện theo biện pháp tỉa thƣa rừng trồng là 3342m3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Cao Bằng là tỉnh thuộc vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên tạo thành nhiều vùng sinh thái khác nhau và giao thông đi lại khó khăn. Vì thế việc nhập giống cây trồng Lâm nghiệp từ ngoài tỉnh còn rất hạn chế. Hiện nay, việc cung cấp giống cây trồng cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh là do các cơ sở sản xuất giống tại tỉnh cung ứng. Nhƣng chất lƣợng cây giống để trồng rừng chƣa thật đảm bảo, cây trồng ít đƣợc chăm sóc, dẫn đến chất lƣợng rừng trồng chƣa cao, tỷ lệ sống chỉ đạt 80 - 86%, cá biệt có những nơi tỷ lệ sống chỉ đạt 20 - 30%. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến diện tích rừng trồng hiện còn chỉ bằng 60 đến 65% tổng diện tích đã trồng.

Ngoài những nguyên nhân đã kể ở trên, còn có một số nguyên nhân khác ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến biến động tài nguyên rừng nhƣ: gia tăng dân số, sự phát triển hệ thống giao thông, đất ở, mở mang đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản và sự hạn chế về nhận thức cũng nhƣ phong tục, tập quán canh tác của các đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh.

4.4.3 Những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng rừng

Từ những nguyên nhân gây ra biến động rừng đã nêu ở trên. Để nâng cao độ che phủ rừng, đồng thời cải thiện chất lƣợng rừng của tỉnh Cao Bằng. Chúng tôi có một số đề xuất sau:

- Công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là công việc phức tạp mang

tính thƣờng xuyên, liên tục. Để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần nâng cao năng lực về tin học ứng dụng cho đội ngũ Kiểm Lâm và các cán bộ làm Lâm nghiệp ở xã thông qua các đợt tập huấn thƣờng xuyên về chuyên môn.

- Đối với công tác trồng rừng nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ việc chọn, tạo giống, chuẩn bị trồng rừng cho đến việc chăm sóc và bảo vệ rừng trồng, nhất là 3 năm đầu.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng cao, vùng xa, để họ tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Hỗ trợ, củng cố và phát triển các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thông qua các hoạt động tập huấn, hỗ trợ xây dựng quy ƣớc thôn, bản về bảo vệ phát triển rừng.

- Để nâng cao chất lƣợng rừng về mọi mặt nhƣ: kinh tế, phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học. Cần có sự đầu tƣ và triển khai các dự án về Lâm nghiệp nói chung và các dự án đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất nói riêng.

4.5 Bản đồ thành quả của tỉnh, huyện và xã

4.5.1 Bản đồ thành quả cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000

Qua kết quả giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 4 năm 2009 và kết quả điều tra ngoại nghiệp kết hợp bổ sung địa hình, địa vật, đối chứng sự thay đổi trạng thái rừng giữa giải đoán ảnh và thực tế. Chúng tôi đã xây dựng đƣợc bản đồ thành quả cấp tỉnh (Bản đồ 4.1)

Bản đồ 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất tỉnh Cao Bằng năm 2009

4.5.2 Bản đồ thành quả cấp huyện tỷ lệ 1:50.000

Dựa vào kết quả điều tra hiện trạng rừng tại các huyện, thị và kết quả lớp hiện trạng rừng từ giải đoán ảnh. Chúng tôi đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đấtnăm 2009cho 13 huyện, thị bao gồm: Bản đồ 4.2 – 4.14)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

Bản đồ 4.2: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Bảo Lạc năm 2009

Bản đồ 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Bảo Lâm năm 2009

Bản đồ 4.4: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2009 Bản đồ 4.5: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Hà Quảng năm 2009 Bản đồ 4.6: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Hòa An năm 2009 Bản đồ 4.7: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Nguyên Bình năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

Bản đồ 4.8: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Phục Hòa năm 2009

Bản đồ 4.9: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Quảng Uyên năm 2009

Bản đồ 4.12: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Trà

Lĩnh năm 2009 Bản đồ 4.13: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Trùng Khánh năm 2009

Bản đồ 4.10: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Thạch An năm 2009

Bản đồ 4.11: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất huyện Thông Nông năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

Bản đồ 4.14: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Thị Xã Cao Bằng năm 2009

4.5.3 Bản đồ thành quả cấp xã tỷ lệ 1:25.000

Chúng tôi đã xây dựng bộ tập bản đồ cho 181 xã thuộc 13 huyện của tỉnh. Xã Bảo Toàn và xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2009 (Bản đồ 4.15 và 4.16). Tƣơng tự các xã khác xem chi tiết ở Phụ Biểu 4.4 (Bản đồ 4.17 – 4.195)

Bản đồ 4.15: Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1.1 Về cơ sở dữ liệu

* Về bộ số liệu

- Đã thống kê đƣợc diện tích của các loại rừng, loại đất của tỉnh Cao Bằng, ở thời điểm năm 2005 và tại thời điểm năm 2009, bằng cách giải đoán ảnh vệ tinh và ứng dụng công nghệ GIS kết hợp cùng phần mềm chuyên ngành TKR_2009.

- Từ kết quả giải đoán ảnh, xác định và đánh giá đƣợc diện tích các loại rừng, loại đất của tỉnh Cao Bằng năm 2009 bao gồm (1) thống kê diện tích loại rừng, loại đất cấp tỉnh Cao Bằng; (2) thống kê diện tích loại rừng, loại đất theo từng huyện, thị; và (3) kết quả thống kê diện tích loại rừng, loại đất theo chức năng. - Đánh giá đƣợc đặc điểm của các loại rừng, đất rừng tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở đánh giá từng loại rừng tự nhiên và từng loại rừng trồng.

- Đánh giá đƣợc chi tiết sự biến động rừng giai đoạn 2005-2009 của tỉnh Cao bằng gồm: (1) biến động về diện tích và (2) biến động về độ che phủ. Đồng thời dựa vào số liệu phân tích về diễn biến này đã chỉ ra đƣợc các nguyên nhân gây ra biến động rừng làm cơ sở đƣa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao độ che phủ và chất lƣợng rừng một cách khách quan và khoa học.

* Về bộ bản đồ thành quả:

- Bộ bản đồ thành quả biên tập dƣới dạng số của tỉnh Cao Bằng bao gồm các cấp, trong đó 1 bộ bản đồ cấp tỉnh; 13 bộ bản đồ cấp huyện cho 13 huyện; và 181 bộ bản đồ cấp xã cho 181 xã. Việc biên tập dƣới dạng số này sẽ dễ dàng hơn trong việc lƣu trữ và cập nhật mới những thay đổi sau này.

5.1.2 Về tính ứng thực

- Đã xác định đƣợc số liệu biến động về diện tích của các loại rừng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005-2009. Từ đó giúp cho địa phƣơng thuận tiện trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

chỉnh lý, bổ sung sự biến động các thông tin về rừng trong quá trình quản lý sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên vô giá này.

- Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, tính ƣu việt của phƣơng pháp xây dựng bản đồ hiện đại so với phƣơng pháp truyền thống. Và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Giai đoạn từ năm 2005 – 2009, biến động rừng tại Cao Bằng diễn ra theo xu hƣớng tích cực. Cụ thể diện tích đất có rừng tăng 30.903,19 ha, bình quân mỗi năm tăng 6.180,64 ha. Đồng nghĩa với độ che phủ rừng tăng 4,6% (từ 45,2% lên 49,8%), bình quân mỗi năm tăng 0,92%.

- Bên cạnh những diện tích rừng tăng, còn có một số diện tích rừng giảm. Nguyên nhân là do sự chủ quan của con ngƣời trong việc sử dụng lửa ở cạnh rừng, trong rừng đã gây ra cháy rừng và việc cố ‎tình phá rừng, xâm hại rừng vì mục đích kinh tế, mục đích mƣa sinh của ngƣời dân. Ngoài ra còn do công tác chọn, tạo giống cây trồng và chăm sóc rừng trồng sau khi trồng chƣa đƣợc quan tâm thích đáng.

- Kết quả đánh giá diễn biến rừng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 – 2009, cùng các file dữ liệu đồng bộ bao gồm: số liệu, bản đồ đƣợc xử l‎ý và lƣu trữ trong máy tính là rất quan trọng. Đây là cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc về Lâm nghiệp của tỉnh Cao Bằng điều hành công tác theo dõi, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh đối với những năm tiếp theo.

5.2 Tồn tại

- Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải chƣa cao (20m), nên chƣa phát hiện và bóc tách đƣợc những diện tích, trạng thái rừng nhỏ.

- Đơn vị cập nhật diện tích mới chỉ ở mức độ tiểu khu.

- Điều kiện về nguồn lực (Kinh phí và con ngƣời) còn thiếu, vì thế chƣa xây dựng đƣợc bản đồ số về hiện trạng rừng có tỉ lệ lớn – 1:5000 cho cấp xã và tỉ lệ 1:10000 cho cấp huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

5.3 Kiến nghị

- Cần trang bị thêm máy móc phƣơng tiện, phần mềm và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải từ 2 đến 5 mét, chụp trong năm tiến hành đánh giá.

- Sử dụng phần mềm Diễn biến rừng (DBR), cập nhật diện tích đến đơn vị lô. - Bổ sung nguồn lực hợp lý, để thực hiện công tác này đƣợc chi tiết và cụ thể hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Trần Quốc Bình (2004), Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng ESRI Arc GIS, Đại học quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học khoa học tự nhiên.

2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng (2005) Dự án Theo dõi diễn biến rừng và đất

lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng.

3. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng (2009) Báo cáo tổng kết công tác quản lí và

bảo vệ rừng giai đoạn 2005 – 2009.

4. Chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL, ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ NN&PTNT.

Về việc giao cho lực lƣợng Kiểm lâm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nƣớc.

5. Cục thống kê Cao Bằng (2009), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2009.

6. Nguyễn Trƣờng Sơn (2008) Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ G.I.S

trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng.

7. Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)