Biến động chung về diện tích các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 60 - 62)

Kết quả biến động chung về diện tích các loại rừng toàn tỉnh Cao Bằng đƣợc tổng hợp ở Biểu 4.4:

Biểu 4.4: Biến động diện tích các loại rừng giai đoạn 2005 – 2009

Loại đất, loại rừng Diện tích Biến động Bình quân ha/năm 2005 2009 Ha % Tổng diện tích tự nhiên 0 672.462,10 672.462,10 - A. Đất có rừng 1000 303.973,40 334.876,59 30.903,19 10 6.180,64 I. Rừng tự nhiên 1100 292.229,40 318.029,76 25.800,36 9 5.160,07 1. Rừng gỗ 1110 180.778,96 205.970,96 25.192,00 14 5.038,40 - Giàu 1111 1.525,51 1.527,00 1,49 0,1 0,30 - Trung bình 1112 4.514,32 5.097,80 583,48 13 116,70 - Nghèo 1113 13.540,01 13.244,10 (295,91) -2 -59,18 - Phục hồi 1114 161.199,12 186.102,06 24.902,94 15 4.980,59 2. Rừng tre nứa 1120 7,20 7,20 1,44 - Tre luồng 1121 - 0,00 - Nứa 1122 5,20 5,20 1,04 - Vầu 1123 2,00 2,00 0,40

3. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 1130 4,00 4,00 0,80

- Gỗ là chính 1131 4,00 4,00 0,80 4. Rừng ngập mặn, phèn 1140 0,00 - 0,00 5. Rừng trên núi đá 1150 111.450,44 112.047,60 597,16 1 119,43 II. Rừng trồng 1200 11.744,00 16.846,83 5.102,83 43 1.020,57 1. RT có trữ lƣợng 1210 1.615,00 5.013,45 3.398,45 210 679,69 2. RT chƣa có trữ lƣợng 1220 9.452,84 9.525,89 73,05 0,77 14,61 3. RT là tre nứa 1230 676,16 1.530,20 854,04 126 170,81 4. RT là cây đặc sản 1240 777,29 777,29 155,46 B. Đất chƣa có rừng 2000 278.935,75 235.487,79 (43.447,96) -16 -8.689,59 1. Nƣơng rẫy (LN) 2010 - 0,00

2. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 2020 124.639,17 109.913,12 (14.726,05) -12 -2.945,21 3. Có gỗ tái sinh (Ic) 2030 63.958,18 44.086,47 (19.871,71) -31 -3.974,34 4. Núi đá không có rừng 2040 90.338,40 81.488,20 (8.850,20) -10 -1.770,04 C. Đất khác (nông nghiệp,thổ cƣ,..) 3000 89.552,95 102.097,72 12.544,77 14 2.508,95

Từ biểu 4.4 cho thấy, sự biến động diện tích các trạng thái rừng và các loại đất giai đoạn 2005 – 2009 theo xu hƣớng tích cực, diện tích đất có rừng tăng 30.903,19 ha, bình quân mỗi năm tăng 6.180,64 ha. Biểu đồ 4.4 dƣới đây sẽ trực quan hóa sự biến động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 - 50.000,00 100.000,00 150.000,00 200.000,00 250.000,00 300.000,00 350.000,00 Đất có rừng Đất chưa có rừng Đất khác (nông nghiệp,thổ cư,..)

Biến động diện tích loại rừng, loại đất tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2009.

năm 2005 năm 2009

Biểu đồ 4.4: Biểu diễn sự biến động diện tích loại rừng, loại đất tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005-2009

Trong đó thể hiện biến động về diện tích các trạng thái rừng nhƣ sau:

- Rừng tự nhiên:

Rừng gỗ giàu tăng 1,49 ha (0,1%), bình quân tăng 0,3 ha/năm, diện tích tăng này thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc, huyện Nguyên Bình. Đây là khu vực đƣợc quản lý và bảo vệ tốt, là rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động, thành phần loài khá phong phú và có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần đƣợc bảo vệ nhƣ Khuyết lá thông (Psilotum nudum), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus

argotaenia), Hồng quang (Rhodoleia championii), Lan kim tuyến (Anoectochilus

setaceus);

Rừng gỗ trung bình tăng 583,48 ha (13% so với năm 2005), bình quân tăng 116,7ha/năm. Nguyên nhân là do diện tích rừng nghèo đã tăng trƣởng và chuyển lên trạng thái rừng gỗ trung bình. Trạng thái rừng này phân bố chủ yếu ở dãy núi Phia Oắc – Nguyên Bình; xã Nam Quang, Vĩnh Phong và Quảng Lâm – Bảo Lâm; xã Đa Thông – Thông Nông và một số huyện khác. Thành phần loài khá phong phú, tuy nhiên diện tích không nhiều;

Rừng gỗ nghèo giảm 295,91ha (2% so với năm 2005), nguyên nhân là tăng phẩm cấp rừng lên trạng thái rừng gỗ trung bình và phân bố chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm (5.238 ha), Nguyên Bình (4.963,5ha) Thông Nông (1.512ha) và Bảo Lạc (782ha).

Rừng phục hồi tăng 24.902,94ha (15% so với năm 2005), bình quân tăng 4.980,59ha/năm. Phân bố chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hoà An và Thạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

An. Thành phần loài chủ yếu là các loài cây tiên phong, ƣa sáng phát triển khá mạnh, có thể chuyển cấp trạng thái rừng trong thời gian ngắn. Đặc điểm này dễ nhận thấy ở các khu rừng tại các xã Thuỵ Hùng, Trọng Con, Minh Khai huyện Thạch An; xã Vĩnh Phong, Đức Hạnh, Tân Việt, Nam Quang huyện Bảo Lâm; xã Bảo Toàn, Hƣng Đạo huyện Bảo Lạc; xã Lê Chung, Bạch Đằng, Bình Dƣơng huyện Hoà An. Đây là loại rừng có số lƣợng tăng nhiều nhất, bởi vì những diện tích rừng này hình thành do quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên từ trạng thái rừng Ic. Với thời gian dài (từ những năm đầu thập kỷ 90 cho đến nay).

- Rừng trồng:

Rừng trồng có trữ lƣợng tăng 3.398,45ha (210% so với năm 2005), bình quân tăng 679,69ha/năm;

Rừng trồng chƣa có trữ lƣợng tăng 73,05ha (0,77% so với năm 2005), bình quân tăng 14,61ha/năm;

Rừng trồng là tre nứa tăng 854,04ha (126% so với năm 2005), bình quân tăng 170,81ha/năm;

Rừng trồng là cây đặc sản tăng 777,29ha, bình quân tăng 155,46ha/năm.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)