- Rừng gỗ giàu:
Diện tích là 1.527 ha, chiếm 0,45% diện tích đất có rừng, trữ lƣợng bình quân 230m3/ha; Hbq = 14m, Dbq = 35cm; độ tàn che từ 0,5- 0,7; thành phần loài chủ yếu là; Giẻ, Giổi, Re, Kháo,... phân bố chủ yếu ở khu Bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc (Nguyên Bình) hoặc ở vùng khu đầu nguồn sông Gâm nhƣ xã Quảng Lâm, Vĩnh Phong (Bảo Lâm).
Loại rừng này ít bị tác động, vẫn còn giữ đƣợc cấu trúc ban đầu của nó, là nguồn dự trữ gen quí, cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.
- Rừng gỗ trung bình:
Diện tích là 5.097,8 ha, chiếm 1,52% diện tích đất có rừng, trữ lƣợng bình quân 135 m3/ha; Hbq = 11m, Dbq = 26cm; độ tàn che từ 0,4 - 0,6; thành phần loài chủ yếu là; Giẻ, Kháo, Trám, Vối thuốc, Ràng ràng,... phân bố ở TK 152 xã Đa Thông - Thông Nông; TK 59, TK 68 xã Nam Quang, TK 37 xã Quảng Lâm - Bảo Lâm, Tk 104 xã Đình Phùng - Bảo Lạc; TK 317, TK 329 xã Quang Thành - Nguyên Bình.
Đặc trƣng của loại rừng này là bị khác thác mạnh, nhƣng đã có thời gian phục hồi tƣơng đối dài. Hiện nay rừng có hai tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục do một số cây to của rừng cũ còn sót lại.
- Rừng gỗ nghèo:
Diện tích 13.244,1 ha, chiếm 3,95% diện tích đất có rừng, trữ lƣợng bình quân 74 m3/ha; độ tàn che từ 0,3 - 0,4; thành phần loài chủ yếu là; Ngát, Gạo, Đa lông,... tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông và huyện Hoà An.
Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng không liên tục, tầng trên còn lại một số cây cao, to - nhƣng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm. Hiện loại rừng này đang phục hồi mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55
- Rừng gỗ phục hồi:
Diện tích 186.102 ha, chiếm 55,57% diện tích đất có rừng, thành phần loài chủ yếu là các loài cây tiên phong, ƣa sáng nhƣ; Sau sau, Chẹo, Vối thuốc, Xả cài,... và phân bố ở hầu hết các huyện, thị. Đặc biệt là các huyện có nhiều diện tích núi đất nhƣ; Thạch An, Hoà An và Nguyên Bình.
Loại rừng này đƣợc coi là đặc trƣng, là tiềm năng Lâm nghiệp của Cao Bằng và đƣợc phục hồi trên diện tích đất chƣa có rừng - có cây gỗ rải rác, đất có cây bụi và một số nƣơng rẫy bị bỏ hoá lâu ngày. Diện tích rừng phục hồi lớn, điều đó đã thể hiện sự thành công trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên của ngành Lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng nói chung. Nếu đƣợc bảo vệ tốt và kết hợp áp dụng với các biện pháp kỹ thuật súc tiến tái sinh tự nhiên thì trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, rừng phục hồi ở Cao Bằng sẽ có sự nhảy vọt cả về số lƣợng và chất lƣợng.
- Rừng núi đá:
Diện tích 112.047 ha, chiếm 33,46% diện tích đất có rừng, trữ lƣợng bình quân 32m3/ha; Hbq = 5,5m, Dbq = 12cm; độ tàn che từ 0,2 - 0,4; thành phần loài chủ yếu là: Nghiến, Trai, Sến, Lòng mang, Gạo, Tông dù,... và phân bố chủ yếu ở các huyện nhiều núi đá nhƣ: Quảng Uyên, Phục Hoà.
Kiểu rừng này trữ lƣợng thấp, sinh trƣởng chậm. Nên đối tƣợng này đƣợc xác định là khu rừng phòng hộ nhằm bảo vệ nguồn nƣớc, nguồn gen và môi trƣờng sinh thái.
- Rừng tre nứa:
Diện tích là 7,2 ha, chiếm 0,002% diện tích đất có rừng, phân bố manh mún với diện tích nhỏ lẻ và rất khó nhận biết khi giải đoán ảnh vệ tinh. Hiện nay rừng tre nứa chủ yếu là rừng trồng, để phục vụ nhu cầu làm đồ gia dụng của các hộ gia đình và xuất khẩu (Trúc sào).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56