Biến động diện tích rừng trồng theo huyện, thị

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 64 - 66)

Tỉnh Cao Bằng địa hình bị chia cắt mạnh, do đó rừng trồng thƣờng có diện tích nhỏ, phân bố rải rác và xen lẫn trong rừng tự nhiên, nên khó có thể phát hiện hết trên ảnh vệ tinh nhất là diện tích mới trồng. Vì vậy, diện tích rừng trồng ở năm 2005 và 2009 đƣợc tổng hợp trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh và kết hợp với số liệu thống kê có kiểm chứng ở ngoài thực địa. Kết quả tính toán biến động diện tích rừng trồng thể hiện ở Biểu 4.6:

Biểu 4.6: Biến động diện tích rừng trồng theo huyện, thị giai đoạn 2005-2009 TT Tên huyện Năm 2005

Năm

2009 Tăng BQ/năm Ghi chú

Tổng cộng 11.744,00 16.846,83 5.102,83 1.020,57 Đơn vị tính: ha 1 Bảo Lâm 249,80 643,50 393,70 78,74 2 Bảo Lạc 445,00 2.037,30 1.592,30 318,46 3 Hạ Lang 281,88 200,20 (81,68) (16,34) 4 Hà Quảng 868,20 2.113,50 1.245,30 249,06 5 Hòa An 2.935,00 3.439,85 504,85 100,97 6 Nguyên Bình 1.011,50 1.141,99 130,49 26,10 7 Phục Hòa 33,00 85,00 52,00 10,40 8 Quảng Uyên 209,90 324,00 114,10 22,82 9 Thạch An 2.588,00 2.857,00 269,00 53,80 10 Thông Nông 239,52 279,80 40,28 8,06 11 Trùng Khánh 1.331,00 1.560,90 229,90 45,98 12 Trà Lĩnh 346,20 804,79 458,59 91,72 13 Thị xã Cao Bằng 1.205,00 1.359,00 154,00 30,80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Biểu đồ 4.6: Biến động diện tích rừng trồng các huyện, thị giai đoạn 2005-2009

Từ Biểu 4.6 và Biểu đồ 4.6 cho thấy, trong 5 năm diện tích rừng trồng đã tăng 5.102,83ha, bình quân tăng 1020,57 ha/năm. Nhƣng mức độ tăng không đồng đều giữa các huyện, thị. Chi tiết ở một số huyện nhƣ sau:

Hòa An là huyện có diện tích rừng trồng nhiều nhất trong toàn tỉnh (3.439,85), có diện tích rừng trồng tăng là: 504,85ha, bình quân mỗi năm tăng 100,97ha. Rừng trồng có diện tích lớn và tập chung nhiều ở các xã Nam Tuấn – 538,5ha, Bế Triều – 367,7ha, Hoàng Tung – 346,1ha và Chu Trinh – 314,0ha. Những diện tích rừng này chủ yếu để cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy sản xuất bột giấy và ván dăm trên địa bàn tỉnh.

Huyện Bảo Lạc có diện tích rừng trồng tăng nhiều nhất là: 1.592,3ha (bình quân tăng 318,46ha/năm), diện tích rừng trồng tăng chiếm 9,45% so với tổng diện tích rừng trồng hiện có của Tỉnh (16.846,83ha). Và tập chung nhiều ở các xã Huy Giáp (594,3ha), Thƣợng Hà (544,0ha), Hồng Trị (335,8ha).

Ngƣợc lại, Phục Hòa là huyện có diện tích rừng trồng ít nhất là 85,0ha, trong 5 năm toàn huyện triển khai trồng rừng đƣợc 52,0ha, bình quân mỗi năm tăng 10,4ha. Vì đây là huyện có diện tích núi đá và rừng núi đá nhiều - 10.996,1ha, chiếm 43,58% tổng diện tích tự nhiên. Cho nên diện tích đất để trồng rừng không nhiều, rừng trồng đƣợc trồng chủ yếu trên diện tích nƣơng rẫy đã bỏ hoang, ngừng canh tác lâu ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

Huyện có diện tích rừng trồng ít thứ hai là Hạ Lang (200,2ha) và đây cũng là huyện duy nhất có diện tích rừng trồng giảm 81,68ha trong 5 năm, bình quân mỗi năm giảm 16,34ha. Nguyên nhân là do cháy rừng và phá rừng trái phép.

Thị xã Cao Bằng có tỉ lệ rừng trồng so với diện tích tự nhiên lớn nhất trên toàn tỉnh (1.359ha diện tích rừng trồng, trên 5608,5ha tổng diện tích tự nhiên) chiếm 24,23% tổng diện tích tự nhiên. Tập chung chủ yếu ở phƣờng Sông Bằng – 273,0ha; phƣờng Sông Hiến – 204,0ha; xã Ngọc Xuân – 251,0ha; xã Hòa Chung – 230,0ha.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh cao bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 64 - 66)