- Chủ trương chính sách và vai trò của các cơ quan chức năng
Việc thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là chính sách phát triển Lâm nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển rừng tại tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian qua UBND các cấp và các ban ngành hữu quan của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự án bảo vệ và phát triển Lâm nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:
- Việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách và chủ trƣơng của Nhà nƣớc, nhƣ: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển Rừng, Nghị định 159/NĐ-CP, 99/NĐ-CP, Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Tăng cƣờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng... đã góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67
phần thành công trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2005 - 2009.
- Trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đã đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình, dự án nhƣ dự án PAM, dự án 327 nay là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661).
- Công tác giao đất, giao rừng đƣợc thực hiện gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân đã nâng cao hiệu quả về bảo vệ và phát triển rừng. Đến nay toàn bộ diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh, đã đƣợc giao khoán cho các hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân và các cộng đồng ở thôn, bản quản lý.
- Đi đôi với công tác giao đất khoán rừng, công tác khuyến nông, khuyến lâm, phát triển trang trại VACR... đã phát huy hiệu quả rõ rệt, vừa góp phần cải thiện đời sống của ngƣời dân, làm giảm số vụ khai thác lâm sản và chặt – phá rừng trái phép, đồng thời nâng cao độ che phủ của rừng.
- Thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phát huy dân chủ ở cơ sở và hỗ trợ các thôn, bản xây dựng quy ƣớc thôn bản về quản lý và bảo vệ rừng. Chính quyền và các cơ quan chức năng đã hỗ trợ về kĩ thuật và kinh phí để duy trì, củng cố hình thức quản lý rừng cộng đồng - hình thức quản lý rừng rất có hiệu quả tại một số địa phƣơng trong tỉnh Cao Bằng (Xã Phúc Sen – Quảng Uyên; Xã Thái Cƣờng – Thạch An; Xã Thanh Nhật - Hạ Lang).
- Trong 2 năm 2004 và 2005 với sự tài trợ của Cộng đồng chung Châu Âu (EU), dự
án Phát triển Nông thôn Cao Bằng – Bắc Kạn đã đƣợc thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định trong việc nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ rừng cho cán bộ, nhân viên ngành Lâm nghiệp cũng nhƣ nhận thức và hiểu biết của nhân dân các dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội với lực lƣợng Kiểm lâm. Đặc biệt là chính quyền UBND các xã sở tại với các hạt Kiểm lâm về công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng của chính quyền, đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc chấp hành luật pháp và các quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68
ƣớc thôn, bản về quản lý và bảo vệ rừng hạn chế và ngăn chặn kịp thời các vụ việc phá rừng. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Cùng với địa phƣơng khác trong cả nƣớc, sản xuất nông – lâm nghiệp Cao Bằng trong thời gian qua đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã đáp ứng đƣợc 70% nhu cầu lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân trong tỉnh. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng giống mới không những nâng cao năng suất, mà còn tăng vụ canh tác và thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia vào sản xuất, qua đó giảm bớt áp lực đối với rừng.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển, thu hút hàng ngàn lao động tham gia. Điều này đã giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động nhàn, rỗi - đồng thời tăng thu nhập cho ngƣời dân, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Điển hình là các Công ty: Tre, trúc xuất khẩu, Công ty Chè Đắng, Công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, Công ty chế biến nấm ăn.
Trong nhiều thập kỉ qua Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có những bài học về giữ rừng, từ đó đúc rút đƣợc kinh nghiệm quý báu trong sản xuất Nông Lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Điển hình là truyền thống quản lý rừng theo cộng đồng của các làng, bản đang phát huy hiệu quả thiết thực trong bảo vệ, phát triển rừng.
- Điều kiện tự nhiên
Mặc dù ở Cao Bằng diện tích núi đá vôi chiểm tỷ lệ khá cao, song với điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Có lƣợng mƣa và độ ẩm khá cao, đây là điều kiện thuận lợi cho tái sinh rừng tự nhiên. Từ năm 2005 đến 2009 diện tích rừng phục hồi tăng lên 24.902,94 ha, chiếm 80,58% tổng diện tích rừng gia tăng. Rừng tái sinh phục hồi không những tăng về số lƣợng (diện tích) mà còn tăng về chất lƣợng (trữ lƣơng, loài cây).
Dựa vào kết quả điều tra trên ô dạng bản thuộc 97 xã thuộc 12 huyện đã thống kê đƣợc 90 loài cây gỗ thuộc 69 chi và 42 họ thực vật tái sinh trên đất trống đồi núi trọc. Tuy chƣa điều tra thật đầy đủ song cho thấy rằng thành phần cây rừng tái sinh trên đất trống đồi núi trọc ở Cao Bằng không chỉ phong phú về chủng loại, độ giàu loài mà trong đó còn có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69
cả các loài quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam cần đƣợc bảo vệ nhƣ: Cƣờm đỏ (Itoa
orientalis), Du sam Cao Bằng (Keteleeria calcaria Ching), Cáp mộc hình sao
(Craibiodendron stellatum). "Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng 2008" - Công tác trồng rừng
Trồng rừng là yếu tố tích cực làm tăng diện tích đất có rừng. Đến cuối năm 2009 diện tích rừng trồng trên toàn tỉnh là: 16.846,8ha, chiếm 5,03% diện tích đất có rừng và phân bố ở 13 huyện, thị. Nếu tính cả cây trồng phân tán, cây trồng trong vƣờn rừng, vƣờn nhà (Hồi, Dẻ, Sa mộc, Thông, Keo ...) thì diện tích này còn lớn hơn. Tuy nhiên, diện tích này không thống kê vào diện tích rừng trồng, vì diện tích nhỏ, manh mún không thể hiện đƣợc trên bản đồ, và một phần đã đƣợc tính trong diện tích vƣờn rừng hoặc rừng phục hồi. Theo kết quả kiểm tra, đánh giá hàng năm của công tác theo dõi diễn biến rừng thì diện tích này có 2,5 nghìn ha. Rừng đƣợc trồng theo nhiều nguồn vốn khác nhau, nhƣ: nguồn vốn Dự án 661, vốn Dự án PAM, nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vốn của các hộ gia đình tự bỏ ra để trồng rừng. Diện tích rừng trồng tăng mạnh ở 4 huyện là: Bảo Lạc, Hòa An, Thạch An và Thị xã Cao Bằng. Các loài cây đƣợc trồng chủ yếu bao gồm cây nguyên liệu, cây đặc sản có giá trị kinh tế nhƣ: Thông, Sa mộc, Mỡ, Hồi, Keo, Bạch đàn, Dẻ ăn quả, Trúc sào…