CHƯƠNG 1: RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ : TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHƯƠNG THỨC RỬA TIỀN
1.1.1 Rửa tiền là gì
Luật Phòng, chống rửa tiền 201219 giải thích “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”
Về mặt tội phạm học, rửa tiền là hành vi phạm tội thứ sinh, sau hành vi phạm tội khác liên quan đến tham nhũng, buôn lậu, ma túy, trốn thuế, cờ bạc bất hợp pháp, tài trợ khủng bố nhằm mục đích che đậy và hợp pháp hóa nguồn gốc số tiền có được từ hành vi phạm tội trước đó Walker, J., & Unger, B. (2009)20. Nếu việc rửa tiền có thể được thực hiện một cách thuận lợi sẽ là một yếu tố thúc đẩy các hành vi phạm tôi khác. Lớn hơn nữa là các hoạt động tài trợ khủng bố được thực
hiện bởi nguồn tài chính dồi dào từ hoạt động rửa tiền sẽ là mối đe dọa đến an ninh
tồn cầu. Do đó, phịng, chống rửa tiền là nhiệm vụ của mọi quốc gia và mọi nền tài chính trên thế giới vì mục đích chung là hướng đến một quốc gia, một thế giới lành mạnh về kinh tế, ổn định về an ninh.