CHƯƠNG 1: RỬA TIỀN ĐIỆN TỬ : TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
1.2 HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN SỬ DỤNG TIỀN ĐIỆN TỬ
1.2.3 Các bên liên quan trong hoạt động rửa tiền và kiểm soát rửa tiền
Hầu hết các quy trình rửa tiền đều có sự tham gia của các hệ thống ngân hàng
nhà nước và ngân hàng thương mại. Nhưng ở giai đoạn này, nguồn tiền được kiểm soát dưới ngưỡng báo cáo hoặc được thực hiện bởi một tổ chức tài chính trung gian (Nguyễn T.Loan 2016)27. Ghi nhận của tác giả trong quá trình nghiên cứu chỉ ra, các tổ chức này thường ngụy trang các giao dịch dưới hình thức thương mại điện tử hoặc tương tự hoặc có sự giúp đỡ của hành vi phạm tội trong hệ thống ngân hàng.
Hầu hết các tổ chức tài chính trung gian này có trụ sở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngồi ra, cịn có sự tham gia của các đơn vị phát hành, chuyển đổi và chấp nhận thanh toán tiền ảo, tiền mã hoá.
Theo pháp luật Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đóng vai trị chính trong việc kiểm sốt và hướng dẫn kiểm soát rửa tiền. Ngày 08/07/2005 thành lập Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền. Ngày 13/04/2009 Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền. Luật số
07/2012/QH13 Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cũng quy định cụ thể các trách nhiệm của các cơ quan tham gia phòng, chống rửa tiền từ điều 36 đến điều 44 bao gồm các cơ quan: Chính phủ, ngân hàng nhà nước, bộ cơng an, bộ xây dựng, bộ tư pháp, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp.
27 Nguyễn T.Loan (2016), Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạp chí Khoa Học Đại Học Mở TP.HCM – số 4(49)2016.
Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương, các cơ quan hành pháp và tư pháp đều có vai trị trong việc phòng,
chống rửa tiền.