Trên cơ sở giả thuyết khoa học và các câu hỏi nghiên cứu đã được xác định, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án được triển khai theo định hướng như sau:
Trước hết, xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam. Việc này được thực hiện bằng cách phân tích các lý thuyết, cách tiếp cận, các quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm tốt của một số quốc gia để khái quát hoá những chiến lược, biện pháp pháp lý đang được các tổ chức quốc tế khuyến nghị và các quốc gia trên thế giới áp dụng một cách phổ biến để kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, từ đó rút ra những giá trị mà Việt Nam cần và có thể
tham khảo, áp dụng. Hoạt động này được thực hiện ở chương 2 của luận án, gắn với việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu cụ thể (1) đã nêu ở trên.
Tiếp theo, đánh giá khuôn khổ pháp luật hiện hành về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của Việt Nam nhằm xác định những điểm bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. Việc đánh giá dựa trên việc phân tích đối chiếu với cơ sở lý luận khoa học đã được xác định, kết hợp với việc phân tích những dữ liệu, số liệu cho thấy mức độ hiệu quả trong thực tế của các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ của Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện ở chương 3 của luận án, gắn với việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu cụ thể (2) đã nêu ở trên.
Cuối cùng là xác định, đề xuất cách tiếp cận và những giải pháp lập pháp, đặc biệt là những giải pháp mang tính chiến lược, để hồn thiện pháp luật trở thành cơng cụ hiệu quả trong kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam. Việc này được thực hiện trên cơ sở vận dụng những lý luận khoa học đã được xác định để giải quyết những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện ở chương cuối cùng (Chương 4) của luận án, gắn với việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu cụ thể (3) đã nêu ở trên.
Kết luận Chương 1
Qua những trình bày, phân tích tại Chương 1, tác giả rút ra một số nhận định cơ bản như sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt
động cơng vụ ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế, xét cả về mặt số lượng và mức độ chun sâu. Các cơng trình nghiên cứu trong nước hiện mới chỉ đề cập và phân tích một số nội dung của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ; chưa hình thành được cơ sở lý luận khoa học hoàn chỉnh cũng như chưa xác định được những tiêu chí hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ để từ đó định hình một chiến lược và hệ thống giải pháp hồn thiện, từ đó nâng cao hiệu quả của pháp luật trong kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước tuy phong phú nhưng
vẫn chưa nêu ra cách tiếp cận về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ có tính đặc thù phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hố tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường như Việt Nam. Thêm vào đó, các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi chủ yếu tập trung vào việc kiểm sốt XĐLI trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác, chưa đề cập đến việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam, trong khi đây là trọng tâm nghiên cứu của luận án.
Thứ ba, luận án có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến
đề tài đã được các tác giả khác công bố, cụ thể như khái niệm, nội dung của việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, kinh nghiệm quốc tế trong kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, khái quát khuôn khổ pháp luật và thực tiễn kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam; song cần tiếp tục phân tích làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đề tài mà đã được các
nghiên cứu khác đề cập nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, cụ thể như các vấn đề lý luận, pháp lý về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở trong nước; những thách thức và yêu cầu đặc thù với việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài nhưng chưa được các nghiên cứu khác đề cập, trong đó bao gồm: Cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam; đánh giá tồn diện khn khổ pháp luật hiện hành về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của Việt Nam; xác định cách tiếp cận và những giải pháp lập pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của Việt Nam.
Chương 2