Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý xungđột lợi ích

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Thi Huong Giang (Trang 147 - 152)

a) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao của người có XĐLI; b)Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao

4.2.2.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý xungđột lợi ích

(1) Bổ sung quy trình xử lý XĐLI theo hướng bảo đảm

- Cán bộ, CC, VC nếu biết hoặc phải biết nhiệm vụ, cơng vụ được giao có XĐLI thì trong thời hạn 05 ngày phải báo cáo với người lãnh đạo, quản lý trực tiếp để xem xét, xử lý. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện có XĐLI thì trong thời hạn 05 ngày phải thơng tin, báo cáo cho người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

Thơng tin báo cáo về XĐLI có các nội dung sau: Người phát hiện tình huống XĐLI;

Tình huống XĐLI;

Thời điểm diễn ra và thời điểm biết được hoặc phát hiện được tình huống XĐLI;

Đề nghị hoặc kiến nghị về việc giải quyết tình huống XĐLI.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin, báo cáo về XĐLI, người nhận được thơng tin, báo cáo phải có biện pháp xử lý hoặc báo cáo với người có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp kiểm soát XĐLI theo quy định. Trong thời hạn 05 ngày là việc, kể từ ngày xử lý thông tin, báo cáo về XĐLI, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý thông tin, báo cáo về XĐLI phải thơng báo bằng văn bản tới người có XĐLI và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thơng tin, báo cáo về XĐLI.

Đặc biệt, cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục xác minh tính chính xác của thơng tin, báo cáo về XĐLI theo hướng làm rõ các các nội dung về yêu

cầu giải trình XĐLI, quyết định xác minh XĐLI, tiến hành xác minh XĐLI, kết luận xác minh XĐLI và công khai kết luận xác minh XĐLI, trong đó:

+ Về u cầu giải trình XĐLI: Khi nhận được thông tin, báo cáo về

XĐLI, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xác minh yêu cầu CB, CC, VC có XĐLI giải trình bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình. Trường hợp thấy việc giải trình hợp lý, chứng cứ rõ ràng thì khơng tiến hành xác minh và thơng báo cho CB, CC, VC đã giải trình biết và tiến hành các biện pháp xử lý XĐLI theo quy định.Trường hợp thấy việc giải trình khơng hợp lý hoặc CB, CC, VC có XĐLI khơng giải trình thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý CB, CC, VC có thể ra quyết định thành lập Tổ xác minh về XĐLI.

+ Về quyết định xác minh XĐLI: Quyết định xác minh cần bao gồm các

nội dung: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của tổ trưởng, phó tổ trưởng, thành viên tổ xác minh (sau đây gọi chung là người xác minh); Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của người xác minh; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp (nếu có).

(2) Bổ sung quy định xử lý các trường hợp vi phạm quy định về XĐLI

Pháp luật cần căn cứ vào những tình huống XĐLI khác nhau để quy định những hình thức xử lý phù hợp. Việc xử lý XĐLI cần xem là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Dựa trên cách tiếp cận của lý thuyết 6Rs của OCED, các biện pháp xử lý XĐLI cần bao gồm:

- Hạn chế, giới hạn sự tham gia của CB, CC, VC vào một quá trình hoặc hoạt động nào đó có khả năng gây ra XĐLI: Nếu một xung đột cụ thể

nào đó khơng có khả năng diễn ra thường xun, có thể để CB, CC, VC ở vị trí cũ nhưng khơng cho phép CB, CC, VC tham gia vào một quy trình ra quyết định như tham gia biểu quyết về các quyết định hoặc rút khỏi quá trình thảo luận về những đề xuất, kế hoạch hoặc hạn chế tiếp cận một số thông tin tài liệu có ảnh hưởng tới q trình ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến lợi ích cá nhân của CB,CC,VC.

- Giám sát thực hiện cơng vụ, nhiệm vụ của người có XĐLI:

Quyết định giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người có XĐLI được áp dụng khi cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ này cần có sự tham gia thực hiện của người có XĐLI do CB, CC, VC này có chun mơn, nghiệp vụ đặc thù và trong trường hợp này chưa cần thiết áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ, u cầu người có XĐLI từ bỏ lợi ích cá nhân, chuyển đổi vị trí cơng tác, từ chức hoặc buộc thơi việc.

Trong trường hợp này người trực tiếp quản lý, sử dụng CB, CC, VC căn cứ vào phạm vi, quy mơ, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, cơng vụ quyết định tự giám sát hoặc giao cho cơng chức thuộc quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát hoặc có thể tuyển dụng, sử dụng một bên thứ ba độc lập (những người khơng có XĐLI) để giám sát thực hiện cơng vụ, nhiệm vụ của người có XĐLI, đánh giá tính liêm chính của q trình ra quyết định.

Nội dung giám sát bao gồm: Việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao có XĐLI (tiến độ thực hiện, kết quả đạt được); khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; các nội dung khác có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của CB, CC, VC có XĐLI.

Người được giám sát có trách nhiệm: Yêu cầu CB, CC, VC có XĐLI thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thơng tin tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; làm việc trực tiếp với CB, CC, VC có XĐLI khi thấy cần thiết; báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc, hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có XĐLI để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời; khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với XĐLI hoặc khi XĐLI khơng cịn.

- Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: Đây là hình

thức loại bỏ sự tham gia của CB, CC, VC có XĐLI vào q trình ra quyết định bằng cách giao cơng vụ, nhiệm vụ của CB, CC, VC có XĐLI cho người khác thực hiện, nếu như việc giám sát, sử dụng một bên thứ ba độc lập để giám sát và đánh giá tính liêm chính của q trình ra quyết định khơng khả thi.

Khi có căn cứ về việc CB, CC, VC có XĐLI nếu để người này tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tiếp tục giữ vị trí cơng tác đó sẽ khơng bảo

đảm tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tùy theo tính chất, mức độ của tình huống XĐLI sẽ quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đối với CB, CC, VC đó.

- u cầu từ bỏ những lợi ích cá nhân: Có thể yêu cầu CB, CC, VC tự

giảm hoặc từ bỏ lợi ích của mình để tránh XĐLI, ví dụ như giảm hoặc từ bỏ quyền sở hữu cổ phần, tư cách thành viên một tổ chức nào đó.

- Chuyển đổi vị trí cơng tác của người có XĐLI: Có thể tạm thời

chuyển CB, CC, VC có XĐLI sang vị trí cơng tác khác mà không tồn tại nguy cơ XĐLI.

- Từ chức hoặc buộc thôi việc: Trong trường hợp XĐLI nghiêm trọng

mà không thể giải quyết được bằng bất kỳ cách nào khác nêu trên thì có thể u cầu CB, CC, VC từ chức hoặc buộc họ phải thôi việc. Như vậy, cần bổ sung quy định liên quan đến trình tự thủ tục cho CB, CC, VC từ chức hoặc bị buộc thôi việc trong trường hợp XĐLI nghiêm trọng mà không thể giải quyết.

Ngoài ra, pháp luật cũng cần bổ sung quy định xử lý những CB, CC, VC có hành vi vi phạm quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Nguyên tắc chung là tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, CB, CC, VC có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp CB, CC, VC có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ là thủ trưởng hoặc phó thủ tưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì khi xem xét trách nhiệm kỷ luật sẽ bị xử lý tăng một bậc trách nhiệm. Cũng cần bổ sung quy định nhằm xác định rõ hành vi vi phạm trong việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thuộc về ai thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một vấn đề nữa đó là pháp luật cần làm rõ vấn đề xử lý tài sản có được do vi phạm quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Ngun tắc trong vấn đề này đó là tài sản đó phải bị tịch thu và thiệt hại phải được khắc phục (thu hồi quyết định đã được ban hành, khắc phục hậu quả…), đồng thời CB, CC, VC vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường. Cũng cần có quy định về việc thu hồi những lợi ích có được do vi phạm quy định về XĐLI, chẳng

hạn như những lợi ích CB, CC, VC có được do sử dụng thơng tin trong hoạt động cơng vụ vì mục đích vụ lợi, như thơng tin về mua bán bất động sản, đất đai, cổ phiếu...

Khoản 2, Điều 93 Luật PCTN 2018 quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, các hành vi vi phạm quy định về XĐLI phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cần sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn về những hình thức trách nhiệm pháp lý mà CB, CC, VC có thể phải gánh chịu do vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ như sau:

Về xử lý kỷ luật: Cần bổ sung quy định CB, CC, VC không tuân thủ

đúng quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức như cảnh cáo, bãi chức, buộc thôi việc.

Vcảnh cáo, bãi chức, Vi xh cáo, bãi chức, buộc thôi việc. xử lý kỷ luật

bằngt động công vụvi phạm quy định về kiểm sốt XĐLI tronXĐLI trong hoạt động cơng vụ hiCC, VC vi phạm các quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ phạm quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ kỷ luật hoặc bị truykiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ như sau:

Việc thiếu vắng các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với CB,CC, VC vi phạm các quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ hiện nay là một khoảng trống pháp lý. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải bổ sung các hành vi vi phạm phải chịu chế tài liên quan đến kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ như sau:

- Cán bộ, CC, VC khơng cơng khai lợi ích có xung đột đến cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như khơng cơng khai việc nhận và tặng quà, về sở hữu thu nhập và tài sản, việc làm thêm... theo quy định về công khai.

- Cán bộ, CC, VC khơng cơng khai những người thân thích của họ từ cha, cha ni, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ, con nuôi của họ.

- Cán bộ, CC, VC không công khai về giao dịch, mối liên quan giữa hoạt động công vụ họ đang đảm nhiệm với người có mối quan hệ thân thích với họ như quan hệ gia đình họ hàng, những doanh nghiệp mà họ và những người thân thích của họ có phần vốn góp, cổ phần chi phối.

- Cán bộ, CC, VC khi được phân cơng hoặc trong q trình thực hiện nhiệm vụ cơng vụ nếu thấy có XĐLI mà khơng báo cáo. Người có thẩm quyền nếu biết hoặc buộc phải biết có XĐLI mà vẫn giao nhiệm vụ, cơng vụ cho người có XĐLI hoặc khi phát hiện có XĐLI mà khơng áp dụng các biện pháp xử lý hoặc báo cáo với người có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp kiểm soát XĐLI theo quy định.

- Cán bộ, CC, VC trong quá trình hoạt động cơng vụ cố tình ra quyết định có lợi cho mình hoặc những người thân thích của mình mà gây thiệt hại cho Nhà nước đến một mức độ thiệt hại nhất định (bằng tiền hoặc quy ra tiền).

- Người có thẩm quyền khi nhận được tin báo về XĐLI đã xử lý XĐLI không chính xác, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của CB, CC, VC.

Về trách nhiệm dân sự

Luật PCTN, Luật CB, CC, Luật VC cần xác định rõ hành vi vi phạm trong kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thuộc về ai thì người đó có trách nhiệm bồi thường.

Đối với CB, CC, VC, ngồi trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự là hậu quả bất lợi mà CB, CC, VC có thể phải chịu do cố ý vi phạm quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn phải chịu trách nhiệm dân sự cho hành vi của mình. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm tài sản được đặt ra đối với CB, CC, VC có hành vi vi phạm phải tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất và tinh thần mà Nhà nước, cá nhân cơng dân phải chịu gồm có trách nhiệm hoàn trả về tài sản cho nhà nước, hồn trả các lợi ích vật chất thu được từ việc cố ý ra các quyết định có lợi cho mình và người thân thích của mình và trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước các thiệt hại phát sinh.

4.2.3. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức vàngười dân về xung đột lợi ích và phát huy vai trị của xã hội trong phòng

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Thi Huong Giang (Trang 147 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w