THẾ GIỚI VỀ KIỂM SỐT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM HIỆN NAY
Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ là vấn đề được nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, vì nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn dẫn đến sự lạm quyền và tham nhũng. Kiểm soát và hạn chế các tình huống phát sinh XĐLI trong hoạt động cơng vụ sẽ giúp ngăn ngừa lạm quyền, tham nhũng một cách có hiệu quả. Hiện tại trên thế giới, việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ được xem như một trong những biện pháp cốt lõi trong cuộc chiến chống tham nhũng, vì vậy, vấn đề này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia.
2.4.1. Quy định liên quan đến kiểm sốt xung đột lợi ích trong phápluật quốc tế luật quốc tế
Vấn đề XĐLI được đề cập lần đầu tiên vào năm 1996 trong Bộ Quy tắc xử sự quốc tế dành cho cơng chức (có trong phụ chương của Nghị quyết 51/59 về Hành động chống tham nhũng ngày 12/12/1959 của Liên hợp quốc). Bộ Quy tắc này đưa ra định nghĩa tương đối rộng về những tình huống có thể gây XĐLI, theo đó XĐLI là bất kỳ tình huống nào mà cơng chức có lợi ích cá
nhân và nó ảnh hưởng, hoặc có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của cơng chức khi thực thi cơng vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Quy tắc này khuyến nghị một
loạt biện pháp phịng tránh XĐLI đối với cơng chức, cụ thể như sau:
- Cơng chức đó phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền về XĐLI khi nhận thức được về nó và phải tn thủ đúng những gì mình được yêu cầu phải làm. Mọi XĐLI cần phải được giải quyết trước khi tuyển dụng người mới hoặc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ mới.
- Công chức không được tham gia vào những hoạt động bên ngoài (kể cả nắm giữ chức vụ) khi mà hoạt động đó xung đột với chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu khơng rõ về vấn đề gì thì phải u cầu được giải thích. Cơng chức phải xin phép và được phép của cấp có thẩm quyền thì mới được tham gia vào cơng việc ở bên ngồi (cho dù có được trả tiền hay khơng).
- Cơng chức phải khai báo về tư cách thành viên hoặc mối quan hệ với bất kỳ tổ chức nào mà có thể gây ra sự cản trở đối với việc thực thi công vụ của mình; đồng thời, trong cả cuộc sống riêng tư hay trong cơng việc, cơng chức khơng được đặt mình vào tình huống mà mình phải bắt buộc trả ơn người khác bằng một ưu đãi hay ân huệ nào đó.
Sau đó, một loạt công ước quốc tế và khu vực bắt đầu đề cập đến vấn đề phịng, chống XĐLI, trong đó bao gồm: Cơng ước Liên Châu Mỹ về chống tham nhũng (Điều III. Các biện pháp phòng ngừa); Nghị định thư của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi về chống tham nhũng (Điều 5. Các biện pháp
phịng ngừa); Cơng ước Liên minh Châu Phi về PCTN (Điều 7. Chống tham nhũng và những tội phạm có liên quan trong lĩnh vự dịch vụ công).
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), tại Điều 7 (về Khu vực cơng) đã khẳng định phịng ngừa XĐLI là một trong những biện pháp phòng, ngừa tham nhũng. Khoản 4, Điều 7 quy định: "Mỗi quốc gia thành viên của công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, phải nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố các cơ chế tăng cường mình bạch và phịng ngừa XĐLI". Ngồi ra, Cơng ước quy định các quốc gia thành viên ban hành và áp dụng những chuẩn mực hoặc quy tắc xử sự đối với công chức, cùng với những vấn đề khác, những hoạt động bên ngồi cơng việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản và quà tặng mà có thể gây XĐLI khi họ thực hiện nhiệm vụ cơng (Điều 8, khoản 2, 5).
UNCAC cịn quy định một biện pháp phòng ngừa XĐLI là cấm những người đã từng là công chức thực hiện các hoạt động nghề nghiệp nhất định trong một thời gian hợp lý khi thấy phù hợp, hoặc cấm khu vực tư nhân tuyển dụng công chức vào làm việc sau khi họ đã từ chức hoặc về hưu, nếu các hoạt động nghề nghiệp hoặc việc tuyển dụng đó có liên quan trực tiếp đến chức năng mà công chức này đảm nhiệm hoặc giám sát trong thời gian làm việc cho Nhà nước (Điều 12, khoản 2, điểm e) [99].
Công ước Liên Châu Mỹ về chống tham nhũng (Điều III. Các biện
Các quốc gia thành viên đồng ý xem xét việc áp dụng các biện pháp trong hệ thống pháp luật của mình để thiết lập, duy trì và củng cố các tiêu chuẩn hành vi xử sự để bảo đảm thực hiện chức năng công một cách đúng đắn, có danh dự và phù hợp. Những tiêu chuẩn này phải nhằm tránh XĐLI và yêu cầu phải bảo toàn và sử dụng các nguồn lực được giao cho viên chức chính phủ trong việc thực hiện chức năng của họ [99, tr.235].
Công ước Liên minh châu Phi về PCTN (Điều 7. Chống tham nhũng và
những tội phạm có liên quan trong lĩnh vực dịch vụ công) quy định, để chống
tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực dịch vụ công, các quốc gia thành viên cam kết:
1. Yêu cầu tất cả hoặc những công chức nhất định phải kê khai tài sản của mình vào thời điểm nhận chức trong và sau nhiệm kỳ chức vụ của mình; thành lập một ủy ban trong nước hoặc cơ quan tương tự có nhiệm vụ xây dựng một bộ luật ứng xử và giám sát việc thực hiện bộ luật đó và quán triệt cho công chức những vấn đề về đạo đức; bảo đảm tính minh bạch, cơng bằng và hiệu quả trong quản lý quy trình thuê, đấu thầu trong dịch vụ công [99, tr.256, 257].
Bên cạnh các văn kiện nêu trên, vấn đề XĐLI còn được một số tổ chức quốc tế đề cập dưới dạng các khuyến nghị chính sách với các quốc gia mà tiêu biểu là mơ hình quản lý XĐLI 6 chữ R (6Rs) của OECD đang được nhiều quốc gia tham khảo, vận dụng. Theo mơ hình này, có 6 lựa chọn để các nhà quản lý áp dụng [141, tr.16]:
REGISTER: Tuyên bố, ghi nhận dưới hình thức văn bản tất cả các XĐLI tiềm ẩn có thể xảy ra (cơng việc này có thể làm thường xuyên hoặc khi cần thiết). Ở bước này, XĐLI chưa được giải quyết, mục đích chủ yếu là đánh giá vấn đề, tình huống xung đột.
RESTRICT: Hạn chế, giới hạn sự tham gia của cơng chức vào một q trình hoặc hoạt động nào đó có khả năng gây ra XĐLI. Đó có thể là việc bỏ phiếu hoặc tiếp cận những thông tin, tài liệu có ảnh hưởng tới q trình ra quyết định.
RECRUIT: Tuyển dụng, sử dụng một bên thứ ba độc lập (những người khơng có XĐLI) để giám sát, đánh giá tính liêm chính của q trình ra quyết định.
REMOVE: Loại bỏ sự tham gia của cơng chức có XĐLI vào q trình ra quyết định nếu việc sử dụng một bên thứ ba độc lập để giám sát và đánh giá tính liêm chính của q trình ra quyết định khơng khả thi.
RELINQUISH: Từ bỏ những lợi ích cá nhân (ví dụ như quyền sở hữu cổ phần, tư cách thành viên của một tổ chức,…) để đảm bảo không xảy ra XĐLI.
RESIGN: Từ chức cũng được coi là một lựa chọn khi không cịn cách nào khác để giải quyết XĐLI, nhất khi khơng thể từ bỏ những lợi ích cá nhân.