Nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dị

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ (Trang 30 - 36)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dị

Hệ thống máy MDCT 128 Aquilon của hãng Toshiba được sử dụng để khảo sát nhánh xuống của động mạch chẩm và nhánh lên của động mạch mũ vai với các thông số được mô tả trong bảng 2.1 và bảng 2.2. Chụp MDCT được tiến hành sau khi bơm 1,5 ml/ kg cân nặng chất cản quang Ultravist 300 với tốc độ 4 ml/giây vào tĩnh mạch ngoại biên. Hình ảnh được tái tạo bằng kỹ thuật MIP (Maximum Intensity Projection) sử dụng phần mềm Vitrea. Tiến hành khảo sát vị trí, nguồn gốc, đường đi và cả những thay đổi về giải phẫu của hai hệ thống mạch: nhánh lên của động mạch mũ vai và nhánh xuống của động mạch chẩm.

* Thiết lập thông số máy:

Nhập đầy đủ dữ liệu thông tin của người bệnh.

Kv: 120, mAs: 125. Pitch 0,6 – 1,375 Tốc độ vịng quay bóng 0,33 – 0,5s FOV: chọn càng nhỏ càng tốt

* Chuẩn bị bệnh nhân:

Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hướng về phía khung máy, tay đưa lên phía đầu, 2 chân duỗi thẳng tự nhiên.

Đặt kim luồn tĩnh mạch: Đặt tại các tĩnh mạch chi trên, trong một số trường hợp có thể đặt tại tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch dưới đòn.

* Tiến hành chụp:

Bước 1: Cắt định hướng theo hai mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang

Bước 2: Cắt độ dầy 5 mm trước thuốc xác định vị trí đoạn đầu động mạch cảnh ngồi (đối với nhánh xuống động mạch chẩm) hoặc đoạn II động mạch dưới đòn (đối với nhánh lên động mạch mũ vai) để đặt điểm đo tỉ trọng cho chương trình Bolus timing.

Bước 3: Cắt sau tiêm bắt đầu từ đỉnh đầu đến hết đốt sống cổ VII (xác định nhánh xuống động mạch chẩm) hoặc từ đốt sống cổ VII đến đốt sống ngực VII (đối với nhánh lên động mạch mũ vai).

Bước 4. Dựng ảnh - Dùng các phần mềm chuyên dụng (MIP, VR...) tái tạo ảnh hệ động mạch theo các hướng, ưu tiên bộc lộ tại vị trí tổn thương.

2.2.1.1. Các thơng số khảo sát nhánh xuống của động mạch chẩm

Bảng 2.1. Các thông số chụp cắt lớp vi tính đa đầu dị khảo sát nhánh xuống động mạch

chẩmX

Thông số Giá trị

Giới hạn Từ đỉnh đầu đến đốt sống cổ VII

Chuẩn trực 0,5mm

kVp (điện cao áp đỉnh) 120

mAs 125

(tích số dịng phát tia và thời gian phát tia)

Độ dày lát cắt 0,5- 0,625mm

Kích hoạt ngưỡng 150 HU

Tốc độ quay 0,33- 0,5 giây

Tốc độ bàn 5mm/vòng quay

Tái tạo 0,3 - 0,5 mm

Thuốc cản quang Ultravist

Liều lượng 1,5 ml/kg

Tốc độ bơm 4 ml/giây

Mục đích: khảo sát và đánh giá các đặc tính của nhánh xuống động mạch chẩm như nguyên

ủy, đường đi, vị trí lên da, chiều dài, đường kính tại nguyên ủy. Khảo sát tương quan của nguyên ủy và vị trí lên da của nhánh xuống động mạch chẩm với các mốc giải phẫu xung quanh. Các thông số này bao gồm:

Chiều dài nhánh xuống ĐM chẩm: được tính từ vị trí nguyên ủy đến vị trí nhánh xuống chui

21

Hình 2.2. Đường đi và chiều dài nhánh xuống của động mạch chẩm

Nguồn: (bệnh nhân Pham Long Bao Tr., 44 tuổi, SBA: cham01)X

Hình 2.3. Đường kính nhánh xuống tại nguyên ủy

Nguồn: (bệnh nhân Pham Long Bao Tr, 44 tuổi, SBA: cham01)X Đánh giá về hướng, đặc điểm về đường đi của nhánh xuống ĐM chẩm.

Đường kính tại ngun ủy: đo trên hình ảnh MDCT đường kính nhánh xuống động mạch

chẩm tại nơi tách ra từ động mạch chẩm

Tương quan của vị trí nguyên ủy nhánh xuống của ĐM chẩm với các mốc giải phẫu xung quanh: khảo sát khoảng cách từ nguyên ủy đến các mốc giải phẫu xung quanh như mỏm

chũm cùng bên (d1), ụ chẩm ngoài (d2), đường giữa (d3). Xác định vị trí của nguyên ủy tương ứng với đốt sống cổ số mấy?

Khoảng cách từ nguyên ủy đến mỏm chũm cùng bên (d1)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến ụ chẩm ngoài (d2)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến đường giữa (d3)

Hình 2.4. Tương quan của nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm với các mốc giải phẫu

lân cận

Nguồn: (Bệnh nhân Ho Thi S., 70 tuổi, SBA: cham06)X

Tương quan của vị trí nhánh xuyên chui qua cân lên da so với các mốc giải phẫu lân cận:

bao gồm ụ chẩm ngoài (d4), đến da (d5), đến đường giữa (d6), đến mỏm chũm cùng bên (d7), xác định vị trí nhánh xuống lên da tưng ứng với đốt sống cổ số mấy?

23

Khoảng cách từ vị trí xuyên cân lên da đến mỏm chũm cùng bên (d4)

Khoảng cách từ vị trí xuyên cân lên da đến ụ chẩm ngoài (d5)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến đường giữa và bề mặt da (d6, d7)

Hình 2.5. Tương quan của vị trí động mạch xuyên cân lên da với các mốc giải phẫu lân cận

2.2.1.2. Các thông số khảo sát nhánh lên của động mạch mũ vai

Bảng 2.2. Các thơng số chụp cắt lớp vi tính đa đầu dị khảo sát nhánh lên động mạch mũ vaiX

Thông số Giá trị

Giới hạn Từ đốt sống cổ VII đến đốt sống ngực VII

Chuẩn trực 0,5mm

kVp (điện cao áp đỉnh) 120

mAs 125

(tích số dịng phát tia và thời gian phát tia)

Độ dày lát cắt 0,5-1mm

Kích hoạt ngưỡng 150 HU

Tốc độ quay 0,5 giây

Tốc độ bàn 5mm/vòng quay

Tái tạo 0,3 - 0,5 mm

Thuốc cản quang Ultravist

Liều lượng 1,5 ml/kg

Tốc độ bơm 4 ml/giây

Hình 2.6. Hệ thống các nhánh của động mạch mũ vai trên phim chụp MDCT

Nguồn: (Bệnh nhân Hoang Thi My Tr., 59 tuổi, SBA: muvai04)X

Tương tự như khảo sát các đặc tính của nhánh xuống động mạch chẩm. Trong nghiên cứu nhánh lên ĐM mũ vai, nghiên cứu viên cũng tiến hành khảo sát các đặc tính của ĐM này như các đặc điểm về sự tồn tại của nhánh lên động mạch mũ vai, số lượng các nhánh của ĐM mũ vai, đường kính của nhánh lên tại nguyên ủy và tại vị trí chui qua cân lên da, đặc điểm về đường đi của ĐM cũng như các bất thường về giải phẫu của nhánh ĐM này.

25

Đường kính nhánh lên của ĐM mũ vai tại nguyên ủy và tại vị trí chui qua cân

vào da

Đường đi và chiều dài nhánh lên của ĐM mũ vai

Hình 2.7. Các đặc điểm của nhánh lên của động mạch mũ vai

Nguồn: (Bệnh nhân Hoang Thi My Tr., 59 tuổi, SBA: muvai04)X

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ (Trang 30 - 36)