Về thất bại và biến chứng

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ (Trang 92)

4.1. Nghiên cứu vạt chẩm cổ lưng bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy

4.2.11.Về thất bại và biến chứng

Trong nghiên cứu của Nguyễn Gia Tiến và cs [2], với 29 trường hợp sẹo co kéo ở vùng cổ mặt được điều trị bằng vạt da CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa, có 1 trường hợp vạt bị hoại tử chiếm tỉ lệ 3,45%, có 1 trường hợp vạt bị nhiễm khuẩn, toác ở mép vạt (3,45%) Trong nghiên cứu này, không gặp trường hợp nào vạt bị hoại tử, tất cả các vạt đều sống hoàn toàn. Vết mổ liền kỳ đầu. Sở dĩ như vậy bởi vì phẫu thuật viên trong nghiên cứu đã thành thục kỹ thuật phẫu tích và khâu nối mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ. Hơn nữa, việc chăm sóc và theo dõi sau mổ cũng cải thiện rõ rệt, nâng cao chất lượng cuộc mổ. X

Nghiên cứu này có 01 trường hợp bị chảy máu sau mổ. Bệnh nhân này đươc phẫu thuật sau 7 tháng từ khi bị bỏng. Bệnh nhân xuất hiện chảy máu sau khi mổ và được phát hiện sau mổ 4 tiếng. Nguyên nhân do sau mổ về bệnh nhân xuất hiện nơn khá nhiều, kích thích gây nên tình trạng tăng áp lực và chảy máu tại một số điểm trên nền vạt. Sau khi phát hiện và mở ra để xử lý phẫu thuật viên đã cầm máu triệt để các điểm chảy máu, kiểm tra lại tình trạng lưu thơng và tình trạng chảy máu của cuống mạch, bơm rửa sạch bằng nước muôi sinh lý để làm sạch nền vạt và các tổ chức máu tụ. Đặt lại dẫn lưu để đảm bảo dẫn lưu tốt dịch sau mổ. Đồng thời phẫu thuật viên cũng kiểm sốt tốt tình trạng bệnh nhân sau mổ như cho thêm thuốc chống nôn, thuốc an thần, corticoid, chống phù nề vạt sau mổ…

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ (Trang 92)