Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu được bản chất dịng điện trong chất điện phân, hiện

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý THPT bằng phương pháp bàn tay nặn bột (Trang 31 - 32)

III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1 Hướng dẫn chung

a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu được bản chất dịng điện trong chất điện phân, hiện

tượng dương cực tan từ sách giáo khoa. Nội dung hoạt động:

- Làm việc cá nhân tìm hiểu cấu trúc của chất điện li ( đọc trang 79, 80, 81) và trả lời câu hỏi:

1. Hạt tải điện trong chất điện phân là gì? Tại sao?

2. Nồng độ các hạt tải điện trong chất điện phân phụ thuộc vào các yếu tố nào? 3. Phát biểu bản chất dòng điện trong chất điện phân?

4. Khi các hạt tải điện đến điện cực sẽ xảy ra hiện tượng thế nào?

5. Khối lượng chất thốt ra ở điện cực (nếu có) được tính theo cơng thức nào?

- Trình bày trước nhóm và thảo luận để chọn ra các thơng tin hợp lí cho các câu hỏi trên.

- Báo cáo kết quả trước cả lớp, trao đổi để chọn được các thông tin quan trọng.

- Thảo luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua chất điện phân, với trường hợp cực dương tan, phụ thuộc vào các yếu tố của bình điện phân.

- Làm việc nhóm, thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra các dự đốn và tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu sau:

1. Xét trường hợp cực dương tan, nhóm thảo luận để xác định: cường độ dòng điện qua chất điện phân (khi điện áp không đổi) phụ thuộc vào các yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố đó?

2. Thiết kế các dụng cụ và vẽ hình cách bố trí thí nghiệm? 3. Kế hoạch thực hiện thí nghiệm?

4. Tiến hành thí nghiệm và ghi lại các kết quả quan sát được? 5. Nhận xét.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

- GV hướng dẫn học sinh đọc SGK;

- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó thảo trình bày và thảo luận nhóm để thống nhất kết quả.

- Hướng dẫn học sinh báo cáo trước, giám sát và điều khiển thảo luận. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

- Yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước.

- Phát các dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm (Dựa theo bộ thí nghiệm dịng điện trong chất điện phân- Danh mục thiết bị thí nghiệm tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009): điện cực đồng và than, sunfat đồng, đồng hồ đo điện đa năng hiện số hoặc đồng hồ kim, các dây nối...(giáo viên tự xây dựng hoặc hướng dẫn học sinh tự xây dựng và tiến hành thí nghiệm ở phịng thí nghiệm hoặc ở nhà.

- Hướng dẫn và giám sát học sinh làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào các yếu tố ( diện tích điện cực, khoảng cách điện cực, nồng độ dung dịch)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý THPT bằng phương pháp bàn tay nặn bột (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w