Có thể nói Luật tư La Mã là cơ sở, nền tảng của pháp luật dân sự hầu hết các nước trên thế giới. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ - hợp đồng, thừa kế, hơn nhân và gia đình… Trong đó, quyền đối vật là một chế định rất quan trọng, được tiếp thu trong pháp luật dân sự của rất nhiều quốc gia. Sự tiếp nhận lý thuyết về vật quyền của Luật La Mã có các đặc trưng khác nhau ở mỗi quốc gia. Vật quyền được ghi nhận thông qua hành động lập pháp hoặc cũng có thể qua các học thuyết pháp lý. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều ghi nhận chế định vật quyền vào bộ luật dân sự của mình trong tương quan sự phân biệt với trái quyền.
Tùy thuộc vào chính sách pháp lý cũng như truyền thống của mỗi quốc gia mà danh sách các vật quyền [32] cũng như các nguyên tắc chi phối quan hệ vật quyền của mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định [17]. BLDS của Pháp và Đức chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ Luật La Mã và cũng là hai bộ luật tiêu biểu cho việc tiếp nhận vật quyền vào trong luật dân sự.
BLDS Pháp hiện hành khơng có quy định ghi nhận trực tiếp thuật ngữ vật quyền nhưng trên thực tế luật tài sản của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở sự phân biệt giữa vật quyền (iura in rem) và trái quyền (iura ad rem) cũng như sự phân biệt giữa động sản và bất động sản [33]. Luật vật quyền của Pháp được ghi nhận dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc công khai, nguyên tắc tuyệt đối, nguyên tắc luật định và nguyên tắc đồng thuận. Theo nguyên tắc đồng thuận, “quyền sở hữu tài sản được chuyển giao kể từ thời điểm các bên đồng ý về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng và đăng ký hợp đồng được xem là có hiệu lực đối kháng với người thứ ba [17]”. Trên cơ sở các nguyên tắc kể trên, luật về tài sản và vật quyền của Pháp được ghi nhận trong quyển hai và quyển bốn của BLDS. Quyển hai quy định về tài sản và những thay đổi về tài sản bao gồm: phân biệt các loại tài sản; sở hữu; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức; quyền sử dụng; quyền cư dụng và dịch quyền phát sinh do địa thế. Quyển bốn quy định về các biện pháp bảo đảm bao gồm: các biện pháp bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật. Quyền sở hữu trong luật dân sự Pháp được tiếp cận với tính cách là một vật quyền thơng qua việc phân biệt các đặc tính cơ bản [17]: là một quyền tuyệt đối và mang tính độc quyền. Với tính chất là một quyền tuyệt đối, quyền sở hữu được coi là vật quyền rộng nhất và hầu như không bị giới hạn ngoại trừ trường hợp chủ sở hữu lạm dụng quyền của mình để cố ý gây bất lợi cho người khác. Tính chất độc quyền của quyền sở hữu có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu mới có quyền tác động, định đoạt đến tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngồi ra, chủ sở hữu cịn “có thể loại trừ bất cứ ai sử dụng, hưởng dụng hoặc định đoạt tài sản của mình [17]”.
BLDS Đức được ban hành sau BLDS Pháp gần một thế kỷ. Đặc điểm của BLDS Đức căn cứ theo sát Luật La Mã Corpus Juris Civilis về tinh thần cũng
như cách sắp xếp [19]. BLDS Ðức được cấu trúc thành năm quyển trong đó những quy định về vật quyền nằm ở quyển thứ ba. Quyển về vật quyền trong BLDS Ðức đề cập đến vấn đề về các quyền được thiết lập trên vật, sự tác động của chúng tới vật và mối quan hệ giữa các quyền đó. “Sự khác biệt cơ bản giữa BLDS Pháp với BLDS Ðức là hệ thống pháp luật Pháp dù xem luật nghĩa vụ và luật tài sản như những địa hạt riêng nhưng vẫn xem xét chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách biệt một cách nghiêm ngặt như BLDS Ðức [17]”. Luật dân sự Ðức cũng ghi nhận các nguyên tắc công khai, nguyên tắc tuyệt đối và nguyên tắc luật định tương tự với Pháp. Ngoài ra, nguyên tắc trừu tượng và tách bạch được xem là một nguyên tắc đặc trưng trong luật vật quyền của Ðức. Nguyên tắc này cho phép “tách biệt các quan hệ pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ với quan hệ pháp lý thực hiện nghãi vụ hay nói cách khác tách biệt giữa vật quyền và trái quyền trong một quan hệ hợp đồng [17]” nhằm đảm bảo một cách tốt nhất cho người mua trong quan hệ hợp đồng. Quyển ba quy định về vật quyền của BLDS Đức bao gồm chín phần với các quy định về: chiếm giữ; quyền đối với khoảnh đất; quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu; quyền xây dựng; quyền ưu tiên mua trước; địa tô; thế chấp, trả tiền sử dụng đất, trả tiền sử dụng đất theo kỳ hạn; cầm cố động sản và cầm cố quyền.
CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ: 2.1. Vật trong Luật La Mã:
Trong luật tư La Mã, tài sản được coi là một chế định quan trọng. “Luật La Mã phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền”[6].
Khi tài sản được hình dung như một quyền, nó được “phân chia thành hai loại là các quyền thiết lập trên vật chất liệu (rights in rem) và các quyền có giá trị kinh tế đối với người khác (rights in personam) [6]”. “Theo luật dân sự truyền thống, quan hệ giữa người với người có ý nghĩa kinh tế được gọi là quan hệ nghĩa vụ hay còn được gọi là “quyền đối nhân” (rights in personam). Còn quan hệ giữa người với vật được gọi là “quyền đối vật” hay “vật quyền” (rights in rem) [7]”. Như vậy, trong Luật La Mã, khi tài sản được tiếp cận dưới góc độ là một dạng quyền thì nó bao gồm quyền đối vật và quyền đối nhân.
Khi đi sâu vào bản chất chế định tài sản, “vật” được coi là vấn đề cơ bản của tài sản, và tạo cơ sở thiết lập nên tiêu chuẩn pháp lý cho tài sản. “Vật” (res) là những vật thể của thế giới vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và mang giá trị kinh tế - xã hội nhất định. Khi tài sản được hình dung ở góc độ là vật, nó được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, bao gồm: vật hữu hình và vật vơ hình; vật cho người và vật cho thần linh; vật lưu thông được và vật không lưu thông được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật chính và vật phụ; tài sản gốc và hoa lợi…
Luật La Mã còn chia tài sản thành động sản và bất động sản. Cách phân loại này cho đến ngày nay vẫn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nhiều nước trên thế giới. “Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo luật 12 Bảng,
một người chiếm hữu liên tục hai năm một bất động sản sẽ trở thành chủ sở hữu đối với bất động sản đó, cịn đối với động sản, thời hạn này là một năm” [11; tr13].
Trong xã hội La Mã cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai được coi là bất động sản và là tài sản có giá trị của người dân La Mã. Động sản bị coi là “của di động là thấp hèn (res mobilis, res vilits)”[24; tr106]. Luật La Mã còn coi cả của cải trong lòng đất, những thứ được tạo ra do sức lao động của con người từ đất đai, các cơng trình xây dựng và tất cả những gì gắn liền với đất đai là bất động sản.
Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản dẫn tới nhiều hệ quả pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, các vật quyền được phân biệt thành hai loại: có loại chỉ thiết lập trên bất động sản và có loại thiết lập trên cả bất động sản và động sản. Các quyền thiết lập trên bất động sản và các quyền được thiết lập trên động sản có sự khác nhau về chi tiết, ví dụ: chủ nợ dễ dàng sai áp và bán động sản để lấy nợ hơn đối với bất động sản; hệ thống đăng ký bất động sản dễ dàng được thiết lập hơn so với đăng ký động sản, đặc biệt đối với các quyền mà không bao gồm việc chiếm hữu tài sản [6]. Điều này có thể dễ dàng được hình dung, bởi khi phân chia các vật quyền này, dường như các luật gia Lã Mã đã dựa vào tính chất, đặc điểm và đặc trưng của vật để phân chia ra các quyền, các hành vi có thể tác động hợp pháp lên vật. Sự phân chia này thúc đẩy cho giao lưu dân sự được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có thể thấy rằng các hệ thống pháp luật đều có xu hướng quy định chi tiết hơn đối với bất động sản so với động sản. Điều này có thể xuất phát từ ba lý do chính [29; tr.VI]: Một là, lý do về mặt vật lý: Bất động sản thường gắn bó chặt
chẽ với lãnh thổ quốc gia, trong khi đó động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát, phá huỷ, nhầm lẫn. Hai là, lý do về mặt kinh tế: Trong lịch sử xã hội loài người cho tới thời kỳ cơng nghiệp hố, đất đai là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống và nó được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ba là, lý do về mặt tâm lý: Đất đai, nhà cửa thường gắn bó chặt chẽ lâu dài với đời sống của con người, do đó họ thường có tình cảm và chú ý hơn so với động sản. Có một số quyền chỉ có thể tồn tại trên bất động sản như dịch quyền và một số khác thì tồn tại trên cả động sản và bất động sản như quyền hưởng dụng [5].
Ngồi cách phân loại trên, Luật La Mã cịn phân chia vật thành vật chia được và vật không chia được dựa trên việc xác định giá trị của vật có cịn ngun vẹn hay khơng khi phân chia, hay phân chia vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao dựa trên việc xác định giá trị nguyên vẹn của vật qua thời gian. Hoặc dựa vào bản chất, đặc điểm, vật có thể được phân chia thành vật thay thế và vật đặc định. Những cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định đối tượng của các loại hợp đồng. Ngoài ra, việc phân loại vật thành vật thay thế và vật đặc định cũng có ý nghĩa trong quy định về nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật đặc định thì phải giao đúng vật.
Sự phân loại vật được hình thành dẫn đến việc cụ thể hóa các loại quyền của chủ thể với vật. Nói cách khác, việc phân loại vật tạo nên cơ sở để phân loại và quy định về các vật quyền.
2.2. Chiếm hữu:2.2.1. Khái niệm: 2.2.1. Khái niệm:
Trong Luật La Mã, chiếm hữu mang ý nghĩa là việc có vật trên thực tế, có quyền kiểm sốt và chi phối vật. Chiếm hữu là căn cứ thiết lập nên quyền sở hữu. Tuy nhiên, chiếm hữu vẫn được phân biệt với quyền sở hữu bởi chúng có
thể thuộc cùng một người hoặc cũng có thể tồn tại ở nhiều người khác nhau. Chiếm hữu được pháp luật bảo vệ cho dù người chiếm hữu có thể khơng có quyền sở hữu đối với đồ vật.
Các trường hợp chủ sở hữu khơng chiếm hữu đồ vật của mình: thứ nhất, việc khơng chiếm hữu thực tế đồ vật xảy ra theo ý chí của chủ sở hữu: chủ sở hữu có thể nhường quyền chiếm hữu cho người khác để nhận lại các lợi tức (fructus civilis) do vật đem lại (cho thuê…) hoặc đưa vật cho người khác giữ; thứ hai, việc không chiếm hữu thực tế vật xảy ra khơng theo ý chí của chủ sở hữu: đồ vật bị người khác định đoạt trái phép, đồ vật bị mất, đánh rơi, bị chiếm đoạt bằng vũ lực hay bị ăn cắp [1]. Các trường hợp kể trên tuy chủ sở hữu không phải là người chiếm hữu vật nhưng quyền sở hữu đối với vật vẫn tồn tại chứ không thể bị mất đi.
Trong Luật La Mã, những người nắm giữ vật theo ý chí của chủ sở hữu được gọi là người chiếm giữ thực tế (detentores). Những người này tuy có vật trên thực tế nhưng khơng có ý chí coi vật thuộc sở hữu của mình. Trường hợp này đươc gọi là chiếm giữ (possessio naturalis hay detentio).
Luật La Mã có sự phân biệt giữa chiếm hữu và sự chiếm giữ bình thường. Nếu chỉ chiếm dụng đồ vật trên thực tế thì chưa đủ điều kiện để được coi là chiếm hữu. Một người để được coi là người chiếm hữu phải có đủ hai điều kiện, đó là: corpus possessionis (thực tế có vật) và animus possessionis (có ý chí chiếm hữu vật).
Để có thể là người có hành vi chiếm hữu về mặt pháp lý phải thể hiện ý chí muốn chiếm dụng đồ vật một cách độc lập, không phụ thuộc vào người khác hoặc như là ý chí muốn xem đồ vật như của chính mình (animus domini). Ý chí
này có ở chủ sở hữu đồ vật, có ở người vì nhầm tưởng là của mình, có ở kẻ chiếm đồ vật của người khác nhưng muốn nó là cuả mình [9; tr49].
Người trông giữ đồ vật thay cho chủ sở hữu hoặc người thuê đồ vật không được coi là người chiếm hữu bởi họ chỉ có ý chí thay mặt chủ sở hữu chiếm dụng đồ vật. Người thuê đồ vật trả tiền thuê cho chủ sở hữu để được phép sử dụng đồ vật và hành vi trả tiền thuê coi như công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đồ vật đó. Quyền của người thuê đồ vật chỉ được bảo vệ thông qua người cho thuê là chủ sở hữu của đồ vật. Trong khi đó quyền chiếm hữu được pháp luật bảo vệ trước các hành vi xâm phạm.
Cịn đối với khái niệm corpus possessionis thì từ thời xa xưa ở La Mã khi luật pháp chưa phát triển được người ta hiểu như là việc có đồ vật thật sự trong tay, trong nhà hay trong sân vườn. Sau này, người ta hiểu corpus possessionis ở một góc độ chính xác hơn và rộng hơn. Luật gia Paven (bộ Degest, quyển 41, mục 2) cho rằng không thể gắn khái niệm corpus possessionis với sự cần thiết phải có đồ vật trong tay, phải nắm bắt được nó (corpore et tactu). Điều này khơng thể thực hiện được nếu như đồ vật đó là nhà cửa. Trong trường hợp như thế chỉ cần chiếm giữ được đồ vật bằng olulis et affectu (bằng mắt và bằng ý đồ). Ví dụ theo các luật gia La Mã, ai đó muốn chiếm giữ một mảnh ruộng thì khơng cần phải bước chân cho khắp mảnh đất mà chỉ cần đứng vào một chỗ nào đó của mảnh ruộng này và với ý đồ muốn nó là của mình [9; tr49].
Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu thực tế đối với vật là thực tế có vật, kiểm sốt và chi phối vật đó. Trên cơ sở chiếm hữu thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62].
2.2.2. Nội dung:
2.2.2.1. Các hình thức chiếm hữu
Thơng thường chủ sở hữu là người chiếm hữu đồ vật. Chủ sở hữu là người chiếm hữu hợp pháp đồ vật. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp người chiếm hữu đồ vật không phải là chủ sở hữu, điều này có thể theo hoặc khơng theo ý chí của chủ sở hữu.
Những người có đồ vật và có ý đồ xem chúng là của mình nhưng khơng có ius possidendi (quyền có đồ vật) theo pháp luật La Mã là những người chiếm hữu bất hợp pháp. Chiếm hữu bất hợp pháp bao gồm chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. Người được coi là chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay thẳng nếu anh ta khơng biết hoặc khơng buộc phải biết mình có quyền chiếm hữu hay khơng (ví dụ trường hợp mua vật từ kẻ trộm tự nhận mình là chủ sở hữu). Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay