Quyền hƣởng dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 71)

3.1. Thực trạng pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2015:

3.1.5. Quyền hƣởng dụng:

Các loại vật quyền trong Luật La Mã có thể được phân chia thành hai loại lớn: quyền trên tài sản của mình (quyền sở hữu) và quyền trên tài sản của người khác (dịch quyền). Dịch quyền lại được chia thành hai loại là dịch quyền thuộc người và dịch quyền thuộc vật. Quyền hưởng dụng là một loại dịch quyền thuộc người, nó được định nghĩa là một vật quyền có thời hạn, bao gồm quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi (bao gồm cả hoa lợi tự nhiên và hoa lợi dân sự) trên tài sản của người khác.

Quyền hưởng dụng được quy định từ điều 257 đến điều 266 BLDS 2015 là một điểm mới so với các BLDS Việt Nam trước đây mặc dù quyền này đã tồn tại một cách khách quan trong thực tế xã hội từ rất lâu. Ví dụ một người để lại di sản thừa kế, cho một người có quyền sở hữu đối với ngơi nhà, đồng thời cũng có thể cho một người khác có quyền hưởng dụng trên ngơi nhà đó. Hoặc các bên có thể giao kết hợp đồng theo đó chủ sở hữu cho phép một người có quyền hưởng dụng trên tài sản của mình. Chế định quyền hưởng dụng trong BLDS 2015 bao gồm: khái niệm quyền hưởng dụng; hiệu lực và thời hạn quyền hưởng dụng; quyền - nghĩa vụ của các chủ thể quyền hưởng dụng; căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng; căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng. Việc ghi nhận quyền hưởng dụng vào trong BLDS cũng như một số văn bản pháp luật khác là điều cần thiết để pháp luật có thể theo kịp với yêu cầu của thực tiễn, tránh tình trạng tồn tại những quan hệ xã hội chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh, gây hạn chế giao dịch dân sự và khó khăn trong giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w