Quyền cầm cố:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 55 - 60)

2.5.1. Khái niệm:

Trong quan hệ nghĩa vụ, rất nhiều trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ hoặc phải chịu trách nhiệm do việc không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được nếu con nợ có tài sản. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, luật pháp La Mã đã quy định ra các hình thức cầm cố. Theo đó con nợ sẽ dùng tài sản của mình để bảo đảm. Khi nghĩa vụ không được thực hiện

khơng đầy đủ, chủ nợ sẽ có quyền xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ. Đây được coi là một biện pháp “dùng vật quyền để bảo đảm việc thực hiện trái quyền” [19; tr36].

Quyền cầm cố là một loại quyền của chủ nợ đối với tài sản mà con nợ đã dùng để bảo đảm. Mục đích của cầm cố là nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ đối với chủ nợ trong quan hệ nghĩa vụ khi con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với chủ nợ.

Luật La Mã quy định các hình thức cầm cố bao gồm: bán đợ (fiducia cum creditore); cầm cố trao tay (pignus); thế chấp (hypotheca).

Fiducia cum creditore (bán đợ) là hình thức cầm cố đầu tiên và sơ khai nhất của người La Mã. Theo fiducia cum creditore, vật sẽ được con nợ chuyển sang cho chủ nợ kèm với chuyển quyền sở hữu. Việc chuyển quyền sở hữu này có thể dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa con nợ với chủ nợ hoặc do tòa án quyết định. Nếu con nợ hồn thành nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ thì chủ nợ phải hồn trả lại đồ vật đã được cầm cố cho con nợ. Việc trả lại vật cầm cố hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực của chủ nợ (người nhận cầm cố). Về sau pháp luật La Mã quy định cho con nợ (người cầm cố) quyền kiện đòi lại đồ vật (actio fiduciae). Tuy vậy quyền lợi của con nợ vẫn chưa hoàn toàn được bảo đảm bởi nhiều trường hợp chủ nợ đã chuyển nhượng vật cho người khác, con nợ khơng thể địi lại vật mà chỉ có thể yêu cầu chủ nợ bồi thường. Nếu con nợ không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì đồ vật thuộc về chủ nợ. Nếu giá trị của đồ vật cầm cố cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì con nợ cũng khơng được hoàn lại phần giá trị cao hơn đó. Như vậy, hình thức cầm cố fiducia cum creditore phần nhiều nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ chứ chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi cho con nợ.

Pignus (cầm cố trao tay) cũng là một hình thức cầm cố được người La Mã sử dụng. Khi nghĩa vụ của con nợ đối với chủ nợ được thực hiện đầy đủ thì vật cầm cố lại được trả về cho con nợ. Cầm cố trao tay khác với bán đợ ở chỗ con nợ chỉ giao vật cho chủ nợ để giữ chứ không kèm theo chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên cả fiducia cum creditore và pignus đều chưa thể giải quyết được vấn đề là làm sao để con nợ vẫn có thể sử dụng được vật cầm cố trong thời gian cầm cố cho chủ nợ. Bởi trong nhiều trường hợp vật cầm cố là cơng cụ lao động chính của con nợ. Cho phép con nợ sử dụng đồ vật cầm cố sẽ làm tăng khả năng hoàn thành nghĩa vụ của con nợ và cũng tránh tình trạng lãng phí khi vật cầm cố khơng có người sử dụng.

Vào thời kỳ cổ điển, người La Mã đã sử dụng hình thức cầm cố mới đó là Hypotheca (thế chấp). Hình thức này ra đời đã khắc phục được những hạn chế của hai hình thức cầm cố nói trên cũng như đáp ứng được những nhu cầu mới mẻ của đời sống kinh tế xã hội. Theo hình thức này, con nợ vẫn là người nắm giữ vật và vật vẫn thuộc quyền sở hữu của anh ta. Quyền lợi của chủ nợ nhận thế chấp vẫn được đảm bảo bởi pháp luật La Mã cho phép anh ta có quyền địi lại đồ vật khi con nợ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ kể cả khi đồ vật đang thuộc về một người khác. Chủ nợ cũng có quyền yêu cầu bán đồ vật để chi trả cho nghĩa vụ con nợ chưa thực hiện đối với mình.

Tuy nhiên hình thức Hypotheca vẫn chứa đựng những rủi ro cho người nhận cầm cố bởi vật cầm cố có thể đã bị cầm cố trước đó cho những chủ nợ khác. Đến thời kỳ quân chủ chuyên chế, việc cầm cố theo hình thức Hypotheca phải được thỏa thuận bằng văn bản và có ba người làm chứng.

2.5.2. Nội dung:

Cầm cố được pháp luật La Mã tiếp cận với tính cách là một loại vật quyền bảo đảm, bởi vậy nó mang các đặc trưng của vật quyền bảo đảm:

Thứ nhất, chủ nợ nhận cầm cố, thế chấp tài sản có quyền trực tiếp đối với giá trị kinh tế của tài sản, dù tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm khơng được thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng, chủ nợ có bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ. Quyền xử lý tài sản của chủ nợ được pháp luật La Mã bảo vệ, khơng ai có quyền ngăn cản kể cả chủ sở hữu tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên quyền sở hữu của bên bảo đảm vẫn được pháp luật tơn trọng. Vật quyền bảo đảm nghĩa vụ có tác dụng thiết lập quyền trực tiếp của chủ nợ đối với giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm chứ khơng phải đối với chính tài sản đó, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện nghiêm chỉnh mà tài sản cần được kê biên, chủ nợ nhận cầm cố, nhận thế chấp trên nguyên tắc khơng có quyền thực hiện bất kỳ một tác động vật chất hay pháp lý nào đối với tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ. Điều đó cũng có nghĩa rằng người cầm cố, thế chấp, trong chừng mực tôn trọng quyền của chủ nợ nhận cầm cố, nhận thế chấp có thể được thực hiện khi cần thiết, vẫn có đầy đủ các quyền chủ sở hữu đối với tài sản. Riêng người cầm cố tài sản, do tài sản được giao cho chủ nợ nhận cầm cố nắm giữ, khơng có điều kiện để thực hiện các quyền sử dụng và khai thác tài sản. Nhưng người cầm cố, thế chấp vẫn có quyền định đoạt đối với tài sản. Rõ hơn, người cầm cố, thế chấp có quyền chuyển nhượng tài sản trong tình trạng cầm cố, thế chấp cho người khác [14].

Thứ hai, người nhận bảo đảm vẫn có quyền đối với tài sản bảo đảm kể cả khi tài sản đã thay đổi chủ sở hữu hoặc thuộc sự chiếm hữu của người khác (quyền theo đuổi). “Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền, một cách khơng điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình và người sau này phải giao nếu không muốn bị coi là người chiếm giữ tài sản trái phép; chủ sở hữu tài sản thế chấp phải tôn trọng quyền kê biên tài sản của chủ nợ nhận thế chấp; chủ sở hữu bất động sản chịu địa dịch về lối đi qua phải tôn trọng quyền về lối đi qua của người hưởng địa dịch... [13]”. Người nhận bảo đảm vì thế cũng khơng nhất thiết phải quan tâm tới việc tài sản vẫn còn trong tay người bảo đảm hay đã được chuyển nhượng cho ai khác. Người bảo đảm vẫn được pháp luật công nhận đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm. Điều này cũng có nghĩa là bên bảo đảm có thể tự do chuyển nhượng tài sản mà khơng cần phải thơng báo hoặc cần có sự đồng ý của chủ nợ nhận bảo đảm. Khi nghĩa vụ đến hạn mà không được thực hiện đầy đủ, chủ nợ có quyền thu hồi tài sản để xử lý khoản nợ. Điều này vừa đảm bảo được quyền lợi cho bên nhận cầm cố, thế chấp trong việc thu hồi nợ vừa không làm hạn chế quyền sở hữu của bên cầm cố, thế chấp.

Thứ ba, vật quyền cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với vật nhằm thoả mãn lợi ích theo đuổi trước những người khác, đặc biệt là những người theo đuổi cùng lợi ích đó. Luật gọi đó là quyền ưu tiên. Chủ nợ nhận thế chấp có quyền nhận tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp để trừ nợ trước các chủ nợ thường [13].

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w