Kiến nghị về chiếm hữu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 74 - 76)

3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã:

3.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu:

Trong Luật La Mã, quyền sở hữu là tập hợp của ba nhóm quyền năng: usus, fructus và abusus. Chiếm hữu bao gồm hai yếu tố: corpus và animus, theo đó sự chiếm hữu của một người được ghi nhận và được thừa nhận khi có đủ hai yếu tố trên. Quan niệm về nội dung của quyền sở hữu và chiếm hữu của người La Mã có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật của các nước tiên tiến đặc biệt là các nước châu Âu tiêu biểu là Pháp và Đức.

Việc tách riêng chế định chiếm hữu khỏi chế định sở hữu như trong Luật La Mã mang lại nhiều lợi ích. Quan hệ chiếm hữu được thừa nhận sẽ có tác dụng tạo ra sự suy đốn có lợi cho người chiếm hữu trong số các bên có tranh chấp về quyền đối với tài sản. Có nghĩa là người chiếm hữu tài sản sẽ được suy đốn là người có quyền đối với tài sản, ai đó muốn chứng minh điều ngược lại thì phải đưa ra được chứng cứ nếu không vật sẽ vẫn thuộc quyền của người chiếm hữu. Điều này tránh làm xáo trộn tình trạng đang tồn tại một cách yên ổn. Người chiếm hữu còn được pháp luật bảo vệ nhằm chống lại sự quấy nhiễu từ bên ngoài. Chế định này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người đang thực tế chiếm hữu vật, qua đó góp phần ổn định các quan hệ pháp luật dân sự và trật tự xã hội. Ngoài ra, tách riêng hai chế định chiếm hữu và sở hữu tránh được khó khăn trong việc phải chứng minh quyền sở hữu trong xét xử bảo vệ chiếm hữu bởi chứng minh quyền sở hữu phức tạp hơn nhiều so với chứng minh chiếm hữu.

Chứng minh sở hữu nhiều khi phải lật lại các sự việc đã xảy ra trước đây để tìm ra chứng cứ chứng minh mình có quyền đối với vật. Trong khi chứng minh chiếm hữu chỉ cần xem xét hai yếu tố corpus và animus. Khi xảy ra tranh chấp, nếu một người chứng minh được đang chiếm giữ thực tế đồ vật thì luật cho phép suy đốn người đó có ý chí chiếm hữu. Người đang chiếm hữu vật được suy đốn là người có quyền và được miễn trách nhiệm chứng minh. Bên cịn lại có trách nhiệm phải chứng minh, khơng chứng minh được điều ngược lại thì phải chấp nhận thua kiện, tình trạng ban đầu vẫn được giữ nguyên.

Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định chiếm hữu là một nội dung của quyền sở hữu, tuy nhiên việc tách chiếm hữu ra khỏi quyền sở hữu và ghi nhận nó như một chế định độc lập sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trên cả phương diện luật pháp và thực tế. Chiếm hữu và quyền sở hữu không phải lúc nào cũng thuộc cùng một chủ thể, người chiếm hữu có thể khơng phải chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu có thể khơng phải người chiếm hữu. Người chiếm hữu cần được coi là người có quyền đối với vật mình đang chiếm hữu, điều này được thừa nhận trong hầu hết pháp luật của các nước. Chế định sở hữu và chiếm hữu cần được xây dựng theo các nội dung khác nhau với các cơ chế bảo vệ riêng. Khi người chiếm hữu bị người khác gây rối, cản trở đến việc chiếm hữu bình thường của mình thì có quyền u cầu Tịa án bảo vệ theo một thủ tục riêng dành cho chiếm hữu mà không xem xét vấn đề người đó có quyền sở hữu hay khơng. Pháp luật Việt Nam có thể xây dựng chế định chiếm hữu dựa trên cơ sở tiếp nhận học thuyết chiếm hữu trong pháp luật La Mã. Chế định chiếm hữu cần được ghi nhận một cách độc lập với chế định sở hữu. Chế định chiếm hữu trong luật La Mã gồm các nội dung sau: khái niệm chiếm hữu; các hình thức chiếm hữu; căn cứ phát sinh, chấm dứt chiếm hữu và bảo vệ chiếm hữu. Hoàn thiện chế định chiếm hữu sẽ phần nào

giúp pháp luật Việt Nam có tiếng nói chung đối với các hệ thống pháp luật thế giới trong khung cảnh hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w