Quyền sở hữu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 47)

2.3.1. Khái niệm:

Sự phát triển của chế độ chiếm hữu nơ lệ và đầu cơ đã thúc đẩy q trình biến động của tư hữu. Trước hết điều đó được thể hiện trong việc tầng lớp giàu có càng ngày càng ra sức chiếm giữ đất, mặc dầu họ chỉ được quyền sử dụng đất cơng. Với quyền lực của mình, họ biến sự sử dụng tạm thời thành quyền sở hữu

riêng đối với đất công. Luật La Mã dùng thuật ngữ dominium và sau này là thuật ngữ proprietas để chỉ quyền sở hữu. Quyền sở hữu được chia thành quiritarian – quyền dành riêng cho công dân La Mã và bonitarian – quyền sở hữu của các cá nhân khác. Quyền sở hữu của cá nhân được hình thành từ: thủ tục thủ đắc tài sản – mancipation, việc chuyển giao, việc từ bỏ trước tòa án, theo thời hiệu, việc xét xử và theo quy định của luật. Quyền sở hữu được hiểu là tập hợp một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định [9; tr56,57].

Luật La Mã khơng đưa ra một khái niệm chính xác về quyền sở hữu, tuy nhiên những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu đã được các luật gia đưa ra.

Những quyền năng đó bao gồm: Quyền sử dụng vật (ius utendi) là quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó; quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (ius fruendi) về nguyên tắc chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình; quyền định đoạt vật (ius abutendi) bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phận pháp lý của vật; quyền chiếm hữu vật (ius possidendi) và quyền đòi lại vật (ius vidicandi) [16; tr 68].

Quyền sở hữu trong Luật La Mã được coi là vật quyền lớn nhất, cho phép chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng đối với vật. Quyền sở hữu cũng là cơ sở cho việc tạo lập nên các vật quyền chính khác. Chủ sở hữu là người có đầy đủ các quyền sử dụng, thu hoa lợi và định đoạt vật; khi chủ sở hữu cho phép một người có quyền sử dụng và thu hoa lợi từ vật của mình thì người đó có quyền hưởng dụng trên vật, cịn người sử dụng thì chỉ có một quyền năng đó là sử dụng vật.

Quyền sở hữu được Luật La Mã thừa nhận là vật quyền, bởi vậy nó mang các đặc điểm: tính tuyệt đối, tính độc quyền và tính vĩnh viễn.

Quyền sở hữu mang tính tuyệt đối bởi vậy về nguyên tắc, chủ sở hữu được thực hiện các quyền năng của mình trên vật một cách khơng giới hạn trừ những hành vi pháp luật cấm. Chủ sở hữu được quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu hoa lợi, quyền quản lý, quyền định đoạt hoặc bất cứ quyền gì đối với tài sản phù hợp với ý muốn của mình. Theo pháp luật La Mã thời cổ đại, người chủ gia đình có quyền năng tuyệt đối trên tài sản thuộc sở hữu của gia đình, sở hữu đất đai mang tính chất bất khả xâm phạm. Tuy nhiên chủ sở hữu cũng phải tơn trọng lợi ích của những người xung quanh và của xã hội. Việc thực hiện quyền sở hữu cũng không được trái với các nguyên tắc của pháp luật La Mã, khơng được gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và quyền lợi hợp pháp của những người khác.

Ngay từ ban đầu, Luật La Mã đã có những suy nghĩ nghiêm túc trước vấn đề xung đột lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung trong việc thực hiện quyền sở hữu tư nhân. Trong các thành phố, chủ sở hữu một bất động sản chỉ có thể phá dỡ các cơng trình xây dựng một khi đã cam kết xây dựng một cơng trình mới thay thế; việc mua bán bất động sản với mục đích đầu cơ đều bị cấm; chủ sở hữu đích bất động sản có trách nhiệm bảo vệ những người láng giềng khi có những nguy hiểm xảy ra do tình trạng xuống cấp hoặc từ việc xây dựng, sửa chữa bất động sản của mình. Ở nơng thơn chủ sở hữu bất động sản phải tôn trọng quyền về lối đi qua của người láng giềng, quyền dẫn nước, thốt nước; có trách nhiệm khai thác bất động sản bị bỏ hóa [11; tr18].

Chủ sở hữu khơng được thực hiện quyền sở hữu của mình với mục đích cố ý gây thiệt hại cho người khác. Pháp luật La Mã coi đây là hành vi lạm dụng quyền và có chế tài xử lý với những người có hành vi như vậy. Một chủ sở hữu khi có hành vi lạm dụng quyền có thể phải đền bù những thiệt hại do mình gây

ra. Ngồi ra Luật La Mã cũng có một số hạn chế đối với quyền sở hữu thông qua việc quy định về vấn đề quyền đối với tài sản của người khác. Các quyền này bao gồm các dịch quyền và quyền địa dịch.

Tính độc quyền của quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng, hưởng hoa lợi hoặc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. “Bản chất của quyền sở hữu là độc quyền hay quyền loại trừ những người khác [6]”. Quyền sở hữu cịn có hiệu lực đối kháng với những người khác, chủ sở hữu có thể loại trừ những người khác thực hiện hoặc cho phép những người khác thực hiện những hành vi nhất định. Tuy nhiên khi chủ sở hữu cho người khác được hưởng một hoặc một số quyền nhất định trên tài sản của mình thì sự độc quyền của chủ sở hữu đối với tài sản sẽ bị giảm bớt.

Ngồi hai đặc tính trên, quyền sở hữu trong Luật La Mã cịn mang tính vĩnh viễn. “Tính vĩnh viễn của quyền sở hữu được thể hiện ở thời gian mà quyền sở hữu mà quyền sở hữu tồn tại được xác định tương ứng với thời gian mà đối tượng của quyền sở hữu được tạo ra tồn tại [17]”. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu chỉ bị mất đi khi tài sản là đối tượng của quyền sở hữu khơng cịn.

Tựu chung lại, quyền sở hữu có thể được định nghĩa là quyền của chủ thể được thực hiện các hành vi tác động lên vật một cách trực tiếp và tức thì dưới trạng thái có vật, được pháp luật quy định, mang tính vĩnh viễn, độc quyền và tuyệt đối.

2.3.2. Nội dung:

2.3.2.1. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu:

Căn cứ phát sinh: Căn cứ phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện mà với sự phát sinh của chúng thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với một vật được

xác lập. Các căn cứ phát sinh quyền sở hữu được chia thành hai nhóm chính: căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) và căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh).

Căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền sở hữu được xác lập không phụ thuộc vào quyền sở hữu đối với vật trước đó. Một số trường hợp phát sinh quyền sở hữu theo căn cứ đầu tiên như sở hữu vật vô chủ, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu hoặc thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu. Căn cứ này mang đặc điểm của hành vi xác lập quyền sở hữu đến từ một bên, xuất hiện dựa trên quan hệ giữa người và vật. Quyền sở hữu đối với vật lúc này chưa có hoặc khơng cịn tồn tại nữa. Do vậy, sự tác động nhằm xác lập quyền sở hữu chỉ đến từ phía chủ thể duy nhất trong quan hệ này.

Luật La Mã cho phép người đầu tiên chiếm đoạt được vật vơ chủ mà có khả năng lưu thông hoặc khả năng sử dụng với ý định chiếm đoạt cho mình trở thành chủ sở hữu vật vơ chủ đó. Tuy nhiên luật cũng quy định cần phân biệt vật bị vứt bỏ với vật bị đánh rơi. Một đồ vật tương đối giá trị thường là đồ vật bị đánh rơi. Luật La Mã coi những người nhặt được đồ vật có giá trị mà khơng trả lại là kẻ ăn cắp. Trước hết anh ta phải tìm ra chủ sở hữu của đồ vật đó, nếu tìm được chủ của đồ vật bị đánh rơi có thể yêu cầu thanh tốn chi phí trơng coi và chi phí tìm kiếm. Vật bị chơn cất (thesaurus), theo Luật La Mã cổ, thuộc về chủ nhân vị trí chơn cất vật. Từ thế kỷ thứ 2 SCN, đồ vật bị chôn cất được chia đều cho chủ nhân vị trí chơn cất và người tìm thấy vật. Như vậy, khơng chỉ dừng lại ở việc cho phép chủ thể được quyền tự mình xác lập quyền sở hữu, Luật La Mã còn dự liệu các trường hợp mà hành vi xác lập quyền sở hữu có thể gây ra thiệt hại hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác, hay khơng cho phép thực hiện những hành vi xác lập quyền sở hữu lên vật thực tế đang thuộc sở hữu của người khác.

Luật La Mã cũng quy định về vấn đề thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo Luật XII Bảng, thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với ruộng đất là hai năm, đối với các vật còn lại là một năm. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu này chỉ áp dụng với công dân La Mã và các vật trong phạm vi lãnh thổ La Mã. “Đến thời cổ điển, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phaỉ đáp ứng được các điều kiện: phải có một căn cứ xác lập quyền sở hữu; phải có sự ngay tình của người chiếm hữu; phải có sự liên tục của việc chiếm hữu” [11; tr33]. Việc quy định thời hiệu là căn cứ cho việc xác lập quyền sở hữu thời kỳ này là một quy định tiến bộ, trong thời gian chưa hết thời hiệu này, người chiếm hữu thực tế chưa có được sự xác nhận pháp lý về việc sở hữu vật, do đó, người thực sự là chủ sở hữu của vật này vẫn có thể lấy lại vật của mình. Việc chiếm hữu buộc phải ngay tình và liên tục để chứng minh cho việc thực tế chiếm hữu này được mọi người thừa nhận và không gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của bất kỳ chủ thể nào khác.

Căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền sở hữu của một chủ thể được phát sinh từ quyền sở hữu cuả chủ sở hữu trước. Quyền sở hữu được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác trên cơ sở thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu (mantipatio) hoặc chuyển giao vật (traditio). Có thể nói, căn cứ phái sinh được thực hiện trên quan hệ giữa người với người về việc chuyển giao đồ vật và quyền sở hữu đồ vật đó từ người này sang người khác. Tuy nhiên không phải sự chuyển giao đồ vật nào cũng là chuyển giao quyền sở hữu, như trong trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển giao vật nhằm thực hiện việc khai thác giá trị của vật thì khơng có sự chuyển giao quyền sở hữu.

Về thủ tục Mantipatio, đây là một nghi thức đặc trưng của pháp luật La Mã, có tác dụng chuyển quyền sở hữu vật. Nghi thức này bao gồm người chuyển

nhượng, người nhận chuyển nhượng vật, năm người làm chứng nam và có thể thêm người cân, đong, đo, đếm nếu cần thiết. Trước mặt năm người làm chứng, người chuyển nhượng ra tuyên bố chỉ rõ vật được chuyển nhượng, người được chuyển nhượng tuyên bố tiếp nhận vật. Thủ tục này nhằm mục đích xác nhận và xác thực cho hành vi chuyển nhượng này là một sự kiện thực tế, vật chuyển nhượng và các quyền liên quan được chuyển nhượng là hợp pháp.

Phương thức Traditio là một “phương thức thủ đắc quyền sở hữu” [9; tr60], theo đó vật được chuyển giao kèm theo cả việc chuyển giao quyền sở hữu. Trong phương thức này, chuyển giao vật mà mang tính chất của chuyển quyền sở hữu phải có đầy đủ hai yếu tố: có sự chuyển giao đồ vật và ý chí của người trao và người nhận phải đồng nhất với nhau. Như vậy, phương thức chuyển quyền sở hữu theo Traditio quan tâm đến cả nội dung và mục đích của chuyển nhượng. Khơng chỉ đặt ra yêu cầu có việc chuyển nhượng thực tế diễn ra, trong thủ tục Traditio, khi chuyển giao vật, các chủ thể trong quan hệ chuyển giao phải có chung ý chí về việc chuyển giao vật. Hay nói cách khác, giữa các bên phải đạt được sự thống nhất ý chí về việc chuyển giao này.

Chấm dứt quyền sở hữu: Quyền sở hữu là một loại vật quyền, được tồn tại dựa trên vật và quan hệ giữa người với vật, bởi vậy thường mang tính vĩnh viễn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp mà theo đó quyền sở hữu phải chấm dứt. Sự chấm dứt của quyền sở hữu làm chấm dứt sự tồn tại của quan hệ giữa người và vật là đối tượng của quyền sở hữu.

Quyền sở hữu bị chấm dứt trong các trường hợp: (1) Đối tượng của quyền sở hữu khơng cịn. Quyền sở hữu chấm dứt khi vật là đối tượng được xác lập quyền sở hữu khơng cịn tồn tại (vật bị tiêu hủy hoặc bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật) và khơng cịn có thể nhận dạng được hoặc vật khơng cịn

mang đặc điểm trước đó của nó. Đối với trường hơp này, sự chấm dứt quyền sở hữu là khách quan, nằm ngồi ý chí của chủ sở hữu. (2) Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với vật hoặc quyền sở hữu của chủ sở hữu bị tước bỏ. Việc chủ sở hữu thể hiện ý chí từ bỏ vật như tun bố cơng khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ mình từ bỏ quyền sở hữu với vật là một căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ngay cả trong trường hợp chưa có ai xác lập quyền sở hữu với vật. Đây là trường hợp chấm dứt theo ý chí chủ quan của người có quyền sở hữu. Ngồi ra quyền sở hữu cũng chấm dứt bằng việc chủ sở hữu bị tước bỏ quyền đối với vật như bị tịch thu tài sản.

Ngoài ra, quyền của chủ sở hữu đối với vật bị sáp nhập cũng mất trong trường hợp sáp nhập vật. Tuy nhiên, việc chấm dứt quyền sở hữu trong trường hợp này chỉ mang tính tạm thời nếu như vật bị sáp nhập có thể tách ra mà vẫn giữ nguyên được tình trạng ban đầu, quyền sở hữu đối với vật bị sáp nhập được khôi phục.

2.3.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu:

Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm bởi hành vi của một người thứ ba bất kỳ. Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu cần được pháp luật bảo vệ, từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ quyền sở hữu. Pháp luật La Mã đã đưa ra những phương thức đa dạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trước sự vi phạm của những người khác. Các biện pháp này bao gồm: kiện đòi lại tài sản, kiện phủ định và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác.

Kiện đòi lại tài sản: Kiện đòi tài sản ban đầu mang ý nghĩa như một biện pháp nhằm giải quyết xung đột giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý của tài sản. Sau này, quyền kiện đòi tài sản còn được thực hiện trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Hay có thể thấy trong một vụ kiện địi tài sản, quan

hệ tài sản bị xung đột và được đem ra để giải quyết theo đúng với tình trạng pháp lý của tài sản. Và có thể coi là kiện địi lại tài sản theo đúng nghĩa của một vụ tranh chấp tài sản.

Để có một vụ kiện địi lại tài sản đúng nghĩa, buộc phải xuất hiện xung đột giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý liên quan đến quan hệ với vật trong vụ kiện. Người kiện địi lại tài sản là người khơng chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Yêu cầu của người khởi kiện được xác định là mong muốn tình trạng thực tế phải phù hợp với nội dung của quyền mà người đó cho rằng mình có đối với tài sản đang tranh chấp.

Người khởi kiện là người có trách nhiệm chứng minh trong vụ kiện đòi lại tài sản. Nếu như trong trường hợp các lập luận của người khởi kiện là thỏa đáng thì người bị kiện phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế của mình đối với tài sản trên. Trong trường hợp người bị kiện không chịu chấm dứt việc chiếm hữu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học: TIẾP NHẬN LUẬT LA Mã TRONG VIỆC xây DỰNG CHẾ ĐỊNH vật QUYỀN ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w