Xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DNBH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 66 - 88)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BH ĐẾN 2010

1. Những giải pháp đối với Nhà nước:

1.1. Xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DNBH

Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm là một sự sàng lọc cần thiết, hợp lý, không vi phạm những nguyên tắc của WTO nhằm lựa chọn tốt nhất các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam lâu dài và đóng góp cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Những tiêu chuẩn cơ bản bao gồm:

Lịch sử và kinh nghiệm tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm của người tham gia thành lập,

Dự kiến các sản phẩm bảo hiểm đưa ra thị trường phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế xã hội, không tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và góp phần phát triển thị trường bảo hiểm,

Có bộ máy tổ chức, lãnh đạo điều hành và năng lực nghiệp vụ bảo hiểm, thể hiện ở kinh nghiệm và bằng cấp của người đảm nhiệm từng chức vụ,

Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu triển khai, phát triển sản phẩm bảo hiểm, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm lâu dài tại Việt Nam, tạo điều kiện đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và đảm bảo biên khả năng thanh toán cho khách hàng.

1.2. Hoàn thiện từng bƣớc luật KDBH và các văn bản hƣớng dẫn

Trong hai năm qua, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi và bổ sung một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm để tạo hành lang pháp lý ngày càng chặt chẽ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, để hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm phù hợp với các cam kết WTO, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chúng ta cần tiếp tục tiến hành những giải pháp sau đây:

Điều chỉnh những quy định chưa hợp lý:

Vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được quy định trong Nghị định 118; tuy nhiên, số tiền xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi vi phạm chỉ là 70 triệu đồng, đây là khoản tiền nhỏ, chưa đủ để răn đe và ngăn chặn các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm hoặc tái vi phạm Luật kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính, cụ thể là Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra khoản tiền xử phạt thích hợp, đủ sức răn đe các doanh nghiệp bảo hiểm. Có như vậy thì thị trường bảo hiểm mới có thể phát triển an toàn và lành mạnh.

Vấn đề trích lập và trình bày dự phòng dao động lớn có sự đối lập giữa các quy định. Chuẩn mực kế toán số 19 không cho phép các doanh nghiệp bảo

hiểm trích lập dự phòng dao động lớn nhưng quy định quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam lại yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng dao động lớn. Việc trích lập dự phòng dao động lớn là việc làm rất quan trọng trong các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp ổn định tình hình tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán khi xảy ra những thảm họa, rủi ro lớn như vụ ngập lụt cuối tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội. Bởi vậy, cần có sự điều chỉnh thích hợp để tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Báo cáo cho Hợp phần 4 – ETV2 (Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Âu cho Việt Nam) đã đưa ra đề xuất cho vấn đề này là cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng dao động lớn như quy định hiện tại song trình bày trên báo cáo tài chính như một phần của vốn chủ sở hữu. Nhiều quốc gia cũng đã thực hiện theo cách này khi áp dụng chuẩn mực hợp đồng bảo hiểm.

Cần sửa đổi quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đánh vào dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Chúng ta không nên thu thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà thay vào đó là huy động doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai như các nước trên thế giới đang làm. Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đối với nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ là 10% số tiền bảo hiểm và thuế này do doanh nghiệp bảo hiểm thu hộ Nhà nước từ người tham gia bảo hiểm. Theo lý thuyết tài chính học thì “Bảo hiểm là trung gian tài chính có chức năng huy động quỹ bảo hiểm tập trung để phân phối lại cho những người đóng góp quỹ bị thiên tai, tai nạn. Vì vậy, bản chất của bảo hiểm – trung gian tài chính – là không có giá trị gia tăng. Hơn nữa, mục đích cơ bản của người tham gia bảo hiểm là khi kém may mắn, gặp thiên tai, tai nạn thì tổn thất xảy ra sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Như vậy, người được bảo hiểm bị rủi ro tổn thất, hoạn nạn, đáng được cứu trợ, không nên đánh thuế giá trị gia tăng với việc mua bảo hiểm của

họ. Lý do thứ hai là người tham gia bảo hiểm nếu không gặp rủi ro tổn thất thì số phí của họ đã đóng sẽ được dùng để bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khác kém may mắn, gặp thiên tai, tai nạn, bị thiệt hại. Với giác độ này thì người tham gia bảo hiểm trở thành nhà từ thiện, không nên đánh thuế giá trị gia tăng đối với việc mua bảo hiểm. Lý do thứ ba là người dân càng mua bảo hiểm đông đảo bao nhiêu thì tổn thất thiệt hại của họ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cơ bản khắc phục được hậu quả, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Nhờ đó mà ngân sách Nhà nước giảm bớt được khoản chi hỗ trợ, cứu trợ xã hội. Vì vậy, người dân càng tham gia bảo hiểm nhiều thì ngân sách càng mang tính chất ổn định bấy nhiêu. Với góc độ này, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách Nhà nước, vì thế, không nên đánh thuế giá trị gia tăng với người mua bảo hiểm.

Bổ sung các quy định còn thiếu

Cần bổ sung thêm quy định về mức sàn phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh bằng việc hạ phí bảo hiểm quá mức của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, đảm bảo khả năng bồi thường khi có rủi ro, thảm họa xảy ra.

Vấn đề một công ty bảo hiểm rút lui khỏi thị trường hoặc trở nên mất khả năng thanh toán cần được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Các quy định hiện hành trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có đề cập tới việc chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, nhưng không đề cập cụ thể tới trường hợp một công ty bảo hiểm chủ động chấm dứt hoạt động trên thị trường. Luật cũng đã liệt kê những biện pháp nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một công ty bảo hiểm, việc thành lập ban giám sát nhằm kiểm soát các công ty mất khả năng thanh toán; tuy nhiên chưa quy định cụ thể các biện pháp này cần được thực hiện như thế nào, ban giám sát được thành lập và hoạt động ra sao. Luật cũng dẫn chiếu đến “Luật Phá sản Doanh nghiệp”, tuy nhiên, doanh nghiệp

bảo hiểm không giống như các doanh nghiệp khác. Quyền lợi của người mua bảo hiểm phải được ưu tiên bảo vệ hàng đầu. Áp dụng thủ tục phá sản như các doanh nghiệp thông thường, thứ tự ưu tiên thanh toán có thể không đảm bảo được quyền lợi của người mua bảo hiểm. Do đó Nhà nước cần rà soát kỹ các văn bản pháp lý có liên quan để đảm bảo các nguyên tắc của Luật Phá sản Doanh nghiệp vẫn được tuân thủ, trong khi quyền lợi của người mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ tối đa.

Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự để các doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường. Các kết quả của hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự cần được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm trước khi vụ việc bị coi là mang yếu tố hình sự. Đây là việc làm cần thiết bởi trong ngành bảo hiểm, để thực hiện hoạt động điều tra, doanh nghiệp cần phải có những kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Việc xây dựng hành lang pháp lý này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm, mặt khác, nếu ở một mức độ có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cách xử lý mà vẫn đạt được mục đích giao kết hợp đồng với khách hàng đó.

1.3. Hình thành bộ máy quản lý Nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh BH

Tháng 02 năm 2009, Vụ Bảo hiểm đã được chuyển thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với việc quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm. Cục quản lý, giám sát bảo hiểm được thành lập với vai trò được củng cố hơn. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần phải nâng cao hơn nữa quyền lực của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm; hình thành bộ phận Thanh tra bảo hiểm trực thuộc Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, bộ phận này có quyền ra quyết định xử phạt những vi phạm trong hoạt động kinh

doanh bảo hiểm; hình thành bộ phận Nghiên cứu định hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn, làm cơ sở cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và ban hành các văn bản pháp quy. Ngoài ra, Nhà nước cần thành lập Cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc Chính phủ. Cơ quan này có chức năng tiếp nhận báo cáo hoạt động, kiểm tra xử phạt các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ngân hàng, tín dụng. Việc kiểm soát liên ngành sẽ không cho phép tạo kẽ hở giấu rủi ro, khiếm khuyết của ngành đến khi được phát hiện ra ngành bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác như ngân hàng, cho vay đầu tư quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản, dẫn đến tăng trưởng bong bóng. Hậu quả là bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá, ảnh hưởng đến sự suy sụp của ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.

2. Những giải pháp đối với Hiệp hội bảo hiểm

Hiệp hội bảo hiểm được thành lập năm 1999 với vai trò xây dựng một ngôi nhà chung, nói lên tiếng nói chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, xây dựng chế độ tự quản của các doanh nghiệp bảo hiểm. Thời gian qua, Hiệp hội bảo hiểm đã phát huy được vai trò tuyên truyền về bảo hiểm, tư vấn, thẩm định, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp quy; tổng hợp cung cấp thông tin, đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam; tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo, tập huấn, xây dựng chế độ hợp tác và tự quản; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Song, thực tế, không ít doanh nghiệp bảo hiểm chưa tôn trọng Hiệp hội. Các quy tắc ứng xử, quy chế, thỏa thuận hợp tác luôn bị các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm mà chưa có chế tài xử phạt. Thực chất, chi phí hoạt động của Hiệp hội vẫn do các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp. Để Hiệp hội có tiếng nói khách quan, có thể phát huy vai trò của mình thì cần từng bước tăng thu nhập của Hiệp hội, giảm dần sự đóng góp kinh phí từ các doanh nghiệp bảo hiểm. Để

làm được điều này thì Nhà nước nên giao cho Hiệp hội bảo hiểm thực hiện các công việc hành chính công. Trước mắt, có thể quy định Hiệp hội bảo hiểm là nơi duy nhất tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Nếu làm được việc này thì chúng ta sẽ nâng cao rõ rệt được chất lượng đào tạo, tuyển dụng đại lý, đồng thời ngăn chặn được việc tạo ra đội ngũ đại lý bảo hiểm khống, chi hoa hồng khống cho đại lý khi hiện nay doanh nghiệp bảo hiểm vừa là người đào tạo, cấp chứng chỉ vừa là người sử dụng và chi hoa hồng đại lý. Sau đó, Hiệp hội bảo hiểm sẽ là người được quyền thu các dịch vụ tư vấn phản biện, đóng góp ý kiến văn bản pháp quy, thu từ dịch vụ duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin từ phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý bảo hiểm thống nhất, thu từ dịch vụ đào tạo.

3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh 3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, cần tập trung nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với mô hình phát triển doanh nghiệp bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp nên tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:

Đầu tiên, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tập trung nâng cao hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý từ khâu khai thác, theo dõi hợp đồng, theo dõi khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn, giám định bồi thường, tính phí, đánh giá rủi ro. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất quan trọng và đem lại hiệu quả rất cao, doanh nghiệp bảo hiểm nào càng ứng dụng được nhiều công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý kinh doanh thì càng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kinh doanh bảo hiểm, chăm sóc

khách hàng, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước đây, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng lại thiếu đồng bộ, dẫn đến thất bại hoặc hiệu quả ứng dụng điều hành không cao. Để giải quyết được vấn đề này, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên lựa chọn đối tác chiến lược, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều hành mang tính hệ thống và có thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ hai là tập trung vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính hệ thống, bài bản với những nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn mực quốc tế thay cho lối đào tạo truyền bá kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước dạy bảo người đi sau. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, cần từng bước tăng dần tỉ trọng khai thác bảo hiểm qua khâu trung gian là môi giới và đại lý bảo hiểm, tinh giảm biên chế đội ngũ cán bộ khai thác trước đây để đào tạo những cán bộ quản lý bảo hiểm giỏi, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cần có những chương trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng chế độ đãi ngộ thích hợp cho những đại lý bảo hiểm từ lúc mới được tuyển dụng đến bước thăng tiến sau này sao cho có chất lượng và đảm bảo thu nhập ngày càng cao, tạo ra đội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, chuyên tâm với nghề, cống hiến cho doanh nghiệp.

Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần tạo cho mình lợi thế hơn hẳn về địa lý, văn hóa, pháp luật để cạnh tranh với các doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 66 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)