Quỹ dự phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 36 - 88)

II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT

1.2.Quỹ dự phòng nghiệp vụ

1. Năng lực tài chính

1.2.Quỹ dự phòng nghiệp vụ

Quy mô các quỹ dự phòng của các doanh nghiệp bảo hiểm luôn được cải thiện. Năm 2008 tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 40.430 tỷ, đồng tăng 11,8% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp bảo hiểm luôn có ý thức trong việc nâng cao tổng dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng mà doanh nghiệp còn nợ, phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Tuy nhiên, nếu so sánh với mục tiêu đề ra trong “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm từ năm 2003 đến 2010” thì con số 40.430 tỷ đồng vẫn còn khá nhỏ so với con số mục tiêu đề ra năm 2010 cho dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ là 106.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 1: Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2004 2005 2006 2007 2008 năm tỷ đ ồn g Tổng dự phòng nghiệp vụ

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

2. Quy mô thị trƣờng 2.1. Kết cấu thị trƣờng

Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm theo khối doanh nghiệp giai đoạn 2004 – 2008

Khối doanh nghiệp 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh nghiệp phi nhân thọ 14 16 21 22 27

Doanh nghiệp nhân thọ 05 08 07 09 11

Doanh nghiệp tái BH 01 01 01 01 01

Doanh nghiệp môi giới BH 06 07 08 08 10

Tổng số DNBH, MGBH 26 32 37 40 49

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm VN 2005; 2006; 2007 & tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm VN năm 2009.

Trong năm 2008, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép mới cho 9 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 5 doanh nghiệp phi nhân thọ (3 doanh nghiệp bảo hiểm trong nước: Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI), công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương(HVI), công ty Bảo hiểm Than Khoáng Sản; 2 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Mitsui Sumitomo (MSIG), công ty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam); 2 doanh nghiệp nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài

(Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI), công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc); 2 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

(công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Lloy Thompson (JLT), công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao Việt). Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn, ngày càng thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, việc có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới gia nhập thị trường cũng tạo thêm sức ép cạnh tranh về thị phần cho các doanh nghiệp bảo hiểm

đã có mặt trên thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách hạ phí tới mức quá giới hạn cho phép để chiếm thị phần.

2.2. Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm 2.2.1. Doanh thu toàn thị trƣờng bảo hiểm 2.2.1. Doanh thu toàn thị trƣờng bảo hiểm

Bảng 2: Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 14.088 15.561 18.376 24.099 26.938

Tốc độ tăng trƣởng ‾ 10,46% 18,09% 31,14% 11,78%

Nguồn:Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Năm 2008, doanh thu toàn thị trường bảo hiểm vẫn tăng 2.839 tỷ đồng so với năm 2007, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể từ 31,14% năm 2007 xuống còn 11,78% năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tốc độ tăng trưởng này là do hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đều lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước như Bảo Quân lỗ 49 tỷ đồng, Bảo Minh lỗ 40,1 tỷ đồng…Con số lỗ toàn thị trường là 163 tỷ. Trong khi đó, doanh thu tăng chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính.

2.2.2. Doanh thu phí bảo hiểm

2.2.2.1. Doanh thu phí BH từ dịch vụ BH phi nhân thọ và nhân thọ

Biểu đồ 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc (tỷ đồng)

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2004 2005 2006 2007 2008 năm tỷ đồn g

Dịch vụ BH phi nhân thọ Dịch vụ BH nhân thọ

Toàn thị trường

Nguồn:Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc của cả dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều tăng trong giai đoạn 2004 – 2008. Năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu đề ra của chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ có xu hướng tăng nhanh hơn dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm gốc của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ đã vượt doanh thu phí bảo hiểm gốc của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do năm 2008 nền kinh tế của chúng ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng cao, thiên tai lũ lụt khiến người dân dè dặt hơn trong việc tham gia bảo hiểm nhân thọ.

2.2.2.2. Doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH trong nƣớc, DNBH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Biểu đồ 3: Doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH trong nước so với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài (tỷ đồng)

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2004 2005 2006 2007 2008 năm tỷ đ ồn g

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN trong nước

Nguồn:Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài song các doanh nghiệp trong nước vẫn đứng vững, phát triển và chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm khá lớn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước là 13.623 tỷ đồng, gấp 1,79 lần doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ sự mở cửa sớm của thị

trường bảo hiểm đã giúp các doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

2.2.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ của các công ty bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc ngày càng đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm liên tục tăng trong giai đoạn 2004 – 2008. Tuy nhiên, năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế mới đạt trên 54.000 tỷ đồng trong khi đó mục tiêu của chúng ta là đến năm 2010 con số này là 80.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên thì ngành bảo hiểm phải có những giải pháp đầu tư hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái năm 2009 này.

Biểu đồ 4: Thu nhập từ hoạt động đầu tư và tổng nguồn vốn đầu tư của thị trường bảo hiểm (tỷ đồng)

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2004 2005 2006 2007 2008 năm tỷ đ ồn g

Thu nhập từ hoạt động đầu tư Tổng nguồn vốn đầu tư

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta nhận thấy cùng với sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư cũng liên tục tăng trong những năm trước khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều đáng chú ý ở đây là năm 2008, sau 1 năm gia nhập WTO, tổng nguồn vốn đầu tư tăng 11.341 tỷ đồng so với năm 2007, tuy nhiên thu nhập từ hoạt động đầu tư lại giảm đáng kể, từ trên 6.048 tỷ năm 2007 xuống còn 4.926 tỷ đồng năm 2008. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm sâu và mạnh của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đóng băng…Tất cả những yếu tố này đã tạo ra một môi trường đầu tư không mấy thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm khiến các doanh nghiệp bảo hiểm phải thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng thận trọng hơn để đảm bảo an toàn thông qua việc tăng tỷ lệ đầu tư vào tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ, giảm tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu và góp vốn.

2.3. Đóng góp vào GDP

Biểu đồ 5: Đóng góp vào GDP của toàn ngành bảo hiểm

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 2004 2005 2006 2007 2008 năm Đóng góp vào GDP(%)

Nguồn:Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Tỷ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của toàn ngành bảo hiểm trong giai đoạn 2004 – 2008 vẫn xấp xỉ 2%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (8%) và các nước trong khu vực (2,5% - 2,75%). Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm từ năm 2003 đến năm 2010 đã đề ra mục tiêu “tỷ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP là 4,2% trong năm 2010”; Tuy nhiên, với tình hình nền kinh tế đang suy thoái như hiện nay thì toàn ngành bảo hiểm phải cố gắng nỗ lực hết sức, có những giải pháp cụ thể và thiết thực thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.

2.4. Phí bảo hiểm bình quân đầu ngƣời

Sau khi mở cửa thị trường bảo hiểm, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp cùng với Hiệp hội bảo hiểm đã có những biện pháp tuyên truyền, quảng bá tích cực tới từng người dân về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm. Đồng thời, với sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong thời gian qua, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu về bảo hiểm của người dân ngày càng cao. Từ đó, doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao được nhận thức của mỗi người dân về bảo hiểm, thúc đẩy họ tham gia mua các sản phẩm bảo hiểm.

Biểu đồ 6: Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 0 50 100 150 200 250 300 2004 2005 2006 2007 2008 năm ng hì n đồ ng

Phí bảo hiểm bình quân đầu người

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Nhìn trên biểu đồ, chúng ta đều thấy rõ phí bảo hiểm bình quân đầu người liên tục tăng từ trên 150 nghìn đồng năm 2004 lên xấp xỉ 250 nghìn đồng năm 2008. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người tham gia bảo hiểm, thị trường bảo hiểm vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

3. Đóng góp vào ổn định kinh tế xã hội 3.1. Bồi thƣờng và trả tiền bảo hiểm 3.1. Bồi thƣờng và trả tiền bảo hiểm

Biểu đồ 7: Tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng)

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 2004 2005 2006 2007 2008 năm tỷ đ ồn g

Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Thực hiện vai trò của mình, năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả số tiền bồi thường lên tới 9.146 tỷ đồng, tăng 42,4% so với năm 2007. Số tiền bồi thường tăng cao là do năm 2008 vừa qua xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt, đặc biệt là vụ ngập lụt tại Hà Nội cuối tháng 10 đã gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế nói chung và cho ngành bảo hiểm nói riêng. Số tiền bồi thường cho các tổn thất về tài sản (chủ yếu là ô tô) sau vụ ngập lụt đó ước tính lên đến 80 tỷ đồng . Việc giải quyết bồi thường tốt giúp các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngành bảo hiểm ngày càng chứng tỏ được vai trò là lá chắn của nền kinh tế.

3.2. Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động

Các doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trước năm 1993 số lượng lao động trong ngành bảo hiểm chỉ có 1000 cán bộ, nhân viên. Đến năm 2006, số lượng lao động hoạt động trong ngành bảo hiểm bao gồm nhân viên và đại lý bảo hiểm lên tới 118.200. Năm 2008 con số này đã lên tới 154.000 lao động và đại lý.

Bảng 3: Số lượng lao động và đại lý bảo hiểm giai đoạn 2004 – 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Số ngƣời lao động

và đại lý BH 136.700 143.540 118.200 149.100 154.000

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005; 2006; 2007; tài liệu Hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam 2009.

Thị trường bảo hiểm với tiềm năng phát triển cao đã giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Trong điều kiện dân số có độ tuổi lao động trẻ, rất nhiều sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm, thì hiện nay ngành bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm. Ngành bảo hiểm cũng là cơ hội rất lớn cho những sinh viên mới ra trường học hỏi và hướng nghiệp.

4. Sản phẩm bảo hiểm

Sau khi mở cửa thị trường bảo hiểm cho các nhà đầu tư nước ngoài năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam đến giờ đã có bước tiến khá dài. Số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Năm 2008, toàn thị trường có tới hơn 600 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 200 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Nhà nước có chủ trương phát triển thêm các loại

hình bảo hiểm, tăng cường các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thời hạn, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm từ ngắn hạn sang dài hạn nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế xã hội. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nên đã đưa ra những sửa đổi như miễn thuế thu nhập đối với thu nhập sử dụng để mua bảo hiểm nhân thọ; điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng để khuyến khích bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn hay đơn giản hóa thủ tục phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Bảo Việt Nhân thọ và Prudential năm vừa qua đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ (niên kim), bổ sung cho chế độ bảo hiểm hưu trí hiện hành. Giới chủ doanh nghiệp rất hoan nghênh khi mua sản phẩm bổ sung chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động có mức lương vượt quá 20 lần lương tối thiểu vì họ là lực lượng lao động cần thiết với hàm lượng chất xám cao. Năm 2008, các sản phẩm liên kết đầu tư, liên kết chung, liên kết đơn vị cũng đã được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai và thu được kết quả khá khả quan. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp tung ra thị trường các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường. Việc giảm thiểu các thủ tục hành chính ví dụ như các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nếu không phải là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thì không cần có sự phê duyệt của Bộ Tài chính cũng đã được thực hiện. Việc xét duyệt sản phẩm bảo hiểm được chuyển đổi thủ tục từ “phê duyệt” sang “phê chuẩn” với thủ tục đơn giản, có thời hạn, đã giúp doanh nghiệp nhanh chóng tung ra thị trường những sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, một số sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 36 - 88)