Giai đoạn 1994 đến nay

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 26 - 88)

II. MỘT VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC

2. Giai đoạn 1994 đến nay

Đất nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, cơ chế độc quyền đã trở nên không còn phù hợp với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP về kinh doanh bảo hiểm, tạo ra một bước ngoặt lớn cho ngành bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trước hết, Nghị định này tạo ra hành lang pháp lý cho việc mở rộng và phát triển thị trường, xóa bỏ tình trạng độc quyền và thay vào đó là sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm bảo hiểm lúc này cũng phong phú, đa dạng hơn. Ngoài những sản phẩm truyền thống, Nghị định còn quy định cụ thể các sản phẩm mới được phép kinh doanh; chẳng hạn như các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tín dụng và

rủi ro tài chính, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh…Một loạt các doanh nghiệp đã ra đời sau Nghị định này. Đó là Bảo Minh, Bảo Long, Công ty bảo hiểm Dầu khí…Tuy nhiên, trong giai đoạn này, toàn thị trường chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chưa có sự xuất hiện của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Năm 1996, Bộ Tài chính đã đưa ra Quyết định số 281/ QĐTC cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Năm 1999, việc Chính phủ cho phép một số công ty bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh (Manulife, Prudential, Bảo Minh CMG…) đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển khá toàn diện. Năm 1999 cũng chính là năm Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập. Hiệp hội ra đời nhằm tạo môi trường thuận lợi, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm cùng phát triển, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng đồng thời giúp các doanh nghiệp nói lên tiếng nói chung của mình để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 đã tạo một hành lang pháp lý khá vững chắc cho ngành bảo hiểm phát triển trong điều kiện nền kinh tế ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao. Ngày 07/11/2006, nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, sự kiện này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho cả nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.

III. CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

1. Những cam kết về thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO 1.1. Dịch vụ bảo hiểm:

Về cơ bản, mức cam kết của Việt Nam với WTO cơ bản ngang bằng với lộ trình mở cửa theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), với điểm khác biệt nhất là Việt Nam cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.

1.2. Dịch vụ chứng khoán:

Nhìn chung, các cam kết về chứng khoán phù hợp với Luật Chứng khoán mới được ban hành, cụ thể là:

- Việt Nam không cam kết đối với hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và các dịch vụ tư vấn phụ trợ.

- Không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.

- Cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn đầu tư nước ngoài từ thời điểm gia nhập; cho phép thành lập công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập và cho phép thành lập chi nhánh của công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sau 5 năm đối với một số loại hình dịch vụ như: Quản lý tài sản, thanh toán, tư vấn liên quan đến chứng khoán và cung cấp, trao đổi thông tin tài chính.

1.3. Dịch vụ ngân hàng:

Việt Nam đã đạt được cam kết hợp lý, cân bằng và phù hợp với chủ trương của Chính phủ, cụ thể là:

- Về cơ bản, Việt Nam không cam kết đối với hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, trừ dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và các dịch vụ tư vấn phụ trợ.

- Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài.

- Chỉ các ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản lớn hơn 10 tỷ USD mới được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (từ tháng 04 năm 2007); trên 20 tỷ USD mới được thành lập chi nhánh. Ngân hàng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng. Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được phép huy động tiền đồng tăng dần theo thời gian (từ 01-01-2011 sẽ được phép hoạt động như ngân hàng trong nước), nhưng không được mở ATM và các điểm giao dịch ngoài trụ sở. Bên nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phần của ngân hàng trong nước.

2. Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO

Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO của Việt Nam, thị trường bảo hiểm Việt Nam chịu tác động cả về quy mô, chất lượng bởi sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. Có thể nói cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong cam kết của Việt Nam gia nhập WTO vừa có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến thị trường bảo hiểm. Dưới đây là những nội dung chủ yếu trong cam kết WTO ở lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

2.1. Các cam kết chung

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp này đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì sẽ được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm, được phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vượt

quá tỉ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình.

2.2. Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động KDBH

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm vào Việt Nam đối với: Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Dịch vụ tái bảo hiểm; Dịch vụ vận tải quốc tế, bao gồm vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế (cả phương tiện, hàng hóa vận chuyển và bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế; Dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; Dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.

Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: kể từ ngày 01/01/2008 các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các dự án dầu khí và các dự án có rủi ro tác động lớn tới môi trường và an ninh công cộng.

Chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài: Sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng.

Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 01/01/2008 đã được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Liberty đã trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đầu

tiên được tham gia kinh doanh loại hình bảo hiểm bắt buộc cho xe cơ giới tại Việt Nam. Các hạn chế về tái bảo hiểm bắt buộc 20%, không được bán bảo hiểm cho khu vực kinh tế Nhà nước, hạn chế về mở chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cũng bị bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai năm qua là hai năm các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nỗ lực hết mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi mà thị trường bảo hiểm đã mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.

CHƢƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM SAU 2 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.

I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HIỆU QUẢ

1. Khái niệm hiệu quả:

Trong phạm vi của khóa luận tác giả chỉ đề cập đến khái niệm hiệu quả dưới góc độ kinh tế. Hiệu quả kinh tế là việc phản ánh tình hình sử dụng các

loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định.

2. Khái niệm hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Với tư cách là thước đo sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thể hiện ở các chỉ tiêu, đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh này chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Khi đánh giá tốc độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thì người ta có thể dùng các chỉ tiêu sau để phản ánh: Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận…nhưng đây chỉ là những chỉ tiêu phản ánh “bề nổi” của hiệu quả kinh doanh vì nó chưa đề cập đến chi phí trong đó. Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thì cần phải sử dụng cả các chỉ tiêu “bề sâu” như chỉ tiêu hiệu quả khai thác bảo hiểm, chỉ tiêu hiệu quả đề phòng và giám định tổn thất…Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm luôn gắn với những mục tiêu kinh

tế - xã hội. Bởi vì bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội. Nguyên tắc “số đông bù số ít” thể hiện rõ nét tính chất xã hội của bảo hiểm. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ được xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội. Ví dụ như chỉ tiêu hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ của công ty đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm 3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. 3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhận bảo hiểm và khả năng đáp ứng được các trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm vốn điều lệ và dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm càng nâng cao thì sẽ càng tạo được niềm tin của khách hàng.

3.2. Quy mô thị trƣờng.

Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh thu của toàn ngành bảo hiểm. Phân tích chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường bảo hiểm.

3.3. Đóng góp vào việc ổn định kinh tế xã hội

Kinh doanh bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội. Một trong những vai trò quan trọng của bảo hiểm là giúp cho người tham gia bảo hiểm nhanh chóng khôi phục lại tình trạng tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, ổn định đời sống và sản xuất. Thông qua việc phân tích các số liệu về bồi thường và chi trả tiền bồi thường, khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động; chúng ta sẽ thấy được vai trò của bảo hiểm đối với toàn xã hội.

3.4. Đầu tƣ trở lại nền kinh tế.

Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Kinh doanh bảo hiểm không giống các hoạt động kinh doanh khác. Đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là “sự đảo ngược của chu kỳ sản xuất kinh doanh”. Doanh nghiệp bảo hiểm thu tiền phí bảo hiểm từ khách hàng trước, sau đó mới dùng tiền này để chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, từ phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có trong tay một quỹ tài chính rất lớn mà không dùng để bồi thường, chi trả hết ngay nên doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng lượng “tiền nhàn rỗi” này để đầu tư. Có thể nói, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất lớn không những với chính doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, phân tích chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư của từng doanh nghiệp bảo hiểm cũng như của toàn ngành bảo hiểm, từ đó đưa ra những giải pháp đầu tư tối ưu có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội.

3.5. Sản phẩm bảo hiểm.

Xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì sản phẩm bảo hiểm chính là sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm bán. Sản phẩm bảo hiểm càng đa dạng, phong phú càng chứng tỏ thị trường bảo hiểm đang phát triển, đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm.

3.6. Chất lƣợng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo chiều sâu của thị trường bảo hiểm. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường được nâng cao thì thị trường sẽ phát triển lành mạnh và ổn định. Ngược lại, chất lượng phục vụ không tốt đồng nghĩa với việc làm giảm niềm tin của người tham gia bảo hiểm, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh

nghiệp bảo hiểm. Phân tích chỉ tiêu này giúp chúng ta nhìn thấy điểm làm được và chưa làm được của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, từ đó phát huy những gì đã làm được và đưa ra giải pháp thực hiện những gì chưa làm được.

II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được cải thiện, tạo niềm tin cho người tham gia bảo hiểm.

1.1. Vốn điều lệ

Theo Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27-03-2007, quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng. Năm 2008 Việt Nam đã có 29/49 doanh nghiệp (tương đương 59%) có mức vốn điều lệ thực góp bằng hoặc vượt mức quy định của pháp luật. Trong khi đó năm 2007 chỉ có 15/40 doanh nghiệp (tương đương 37,5%) có vốn điều lệ thực góp đạt hoặc vượt mức quy định của pháp luật. Sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm để tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng quy định của pháp luật chứng tỏ các doanh nghiệp bảo hiểm đang dần nâng cao được năng lực tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hai năm gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam (Trang 26 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)