BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM SAU 2 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.
I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HIỆU QUẢ
1. Khái niệm hiệu quả:
Trong phạm vi của khóa luận tác giả chỉ đề cập đến khái niệm hiệu quả dưới góc độ kinh tế. Hiệu quả kinh tế là việc phản ánh tình hình sử dụng các
loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định.
2. Khái niệm hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Với tư cách là thước đo sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thể hiện ở các chỉ tiêu, đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh này chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Khi đánh giá tốc độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thì người ta có thể dùng các chỉ tiêu sau để phản ánh: Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận…nhưng đây chỉ là những chỉ tiêu phản ánh “bề nổi” của hiệu quả kinh doanh vì nó chưa đề cập đến chi phí trong đó. Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thì cần phải sử dụng cả các chỉ tiêu “bề sâu” như chỉ tiêu hiệu quả khai thác bảo hiểm, chỉ tiêu hiệu quả đề phòng và giám định tổn thất…Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm luôn gắn với những mục tiêu kinh
tế - xã hội. Bởi vì bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội. Nguyên tắc “số đông bù số ít” thể hiện rõ nét tính chất xã hội của bảo hiểm. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ được xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội. Ví dụ như chỉ tiêu hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ của công ty đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm 3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. 3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhận bảo hiểm và khả năng đáp ứng được các trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm vốn điều lệ và dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm càng nâng cao thì sẽ càng tạo được niềm tin của khách hàng.
3.2. Quy mô thị trƣờng.
Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh thu của toàn ngành bảo hiểm. Phân tích chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường bảo hiểm.
3.3. Đóng góp vào việc ổn định kinh tế xã hội
Kinh doanh bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội. Một trong những vai trò quan trọng của bảo hiểm là giúp cho người tham gia bảo hiểm nhanh chóng khôi phục lại tình trạng tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, ổn định đời sống và sản xuất. Thông qua việc phân tích các số liệu về bồi thường và chi trả tiền bồi thường, khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động; chúng ta sẽ thấy được vai trò của bảo hiểm đối với toàn xã hội.
3.4. Đầu tƣ trở lại nền kinh tế.
Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Kinh doanh bảo hiểm không giống các hoạt động kinh doanh khác. Đặc thù riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là “sự đảo ngược của chu kỳ sản xuất kinh doanh”. Doanh nghiệp bảo hiểm thu tiền phí bảo hiểm từ khách hàng trước, sau đó mới dùng tiền này để chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, từ phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có trong tay một quỹ tài chính rất lớn mà không dùng để bồi thường, chi trả hết ngay nên doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng lượng “tiền nhàn rỗi” này để đầu tư. Có thể nói, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất lớn không những với chính doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, phân tích chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư của từng doanh nghiệp bảo hiểm cũng như của toàn ngành bảo hiểm, từ đó đưa ra những giải pháp đầu tư tối ưu có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội.
3.5. Sản phẩm bảo hiểm.
Xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì sản phẩm bảo hiểm chính là sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm bán. Sản phẩm bảo hiểm càng đa dạng, phong phú càng chứng tỏ thị trường bảo hiểm đang phát triển, đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm.
3.6. Chất lƣợng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo chiều sâu của thị trường bảo hiểm. Chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường được nâng cao thì thị trường sẽ phát triển lành mạnh và ổn định. Ngược lại, chất lượng phục vụ không tốt đồng nghĩa với việc làm giảm niềm tin của người tham gia bảo hiểm, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp bảo hiểm. Phân tích chỉ tiêu này giúp chúng ta nhìn thấy điểm làm được và chưa làm được của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo