I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC BH ĐẾN 2010
3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
3.4. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị rủi ro
Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt cần phải chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, quản trị rủi ro/chi phí với hiệu quả cao. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên cử người đi học hỏi kinh nghiệm tại các công ty bảo hiểm nước ngoài có uy tín, hoạt động lâu năm trên thị trường bảo hiểm và tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao năng lực của nhân viên.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhạy cảm, việc mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn thị trường và cho mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Thị trường bảo hiểm đã trải qua hai năm thực hiện các cam kết mở cửa trong WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tận dụng được nhiều cơ hội và vượt qua nhiều thách thức để phát triển, tăng trưởng doanh thu. Hai năm qua cũng là hai năm các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước bộc lộ những yếu kém trong hoạt động quản trị, điều hành doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu toàn thị trường bảo hiểm vẫn tăng nhưng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ lại lỗ, lỗ toàn thị trường là 163 tỷ đồng. Để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường bảo hiểm trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà quản lý và các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng tìm được lối đi phù hợp cho riêng mình. Trong hai năm qua, Chính phủ cũng đã nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, sửa đổi và bổ sung các quy định cần thiết, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn.
Về cơ bản, khóa luận đã chỉ ra đƣợc một số vấn đề sau:
1. Sau hai năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều có lãi, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được mức tăng trưởng 11,78% năm 2008. Thị trường bảo hiểm của chúng ta được mở cửa khá sớm, các doanh nghiệp bảo hiểm có một thời gian dài để chuẩn bị nên thích ứng khá nhanh. Mặc dù doanh thu toàn thị trường bảo hiểm năm 2008 là 26.938 tỷ đồng tăng 2.839 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng thị trường đang có dấu hiệu đi xuống. Khi đi sâu phân tích, chúng ta nhận thấy doanh thu của các
công ty bảo hiểm chủ yếu là từ hoạt động đầu tư tài chính. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thị trường đều lỗ trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, toàn thị trường lỗ 163 tỷ đồng, chỉ có một vài doanh nghiệp bảo hiểm lớn là có lãi trong hoạt động nghiệp vụ. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là các doanh nghiệp đua nhau hạ phí bảo hiểm để cạnh tranh, giành thị phần nên khi rủi ro xảy ra, phí bảo hiểm không đủ để bồi thường. Hơn nữa, năm 2008 cũng là năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát, thiên tai, lũ lụt và chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng, nỗ lực hết sức, đưa ra những chiến lược cụ thể cùng với các chính sách phát triển thị trường có tính chất định hướng của Nhà nước thì thị trường bảo hiểm mới có thể tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn trong năm 2009.
2. Hệ thống pháp lý về bảo hiểm của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn, các quy định tiệm cận hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư lớn, tiếp thu công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến của các tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, hiện giờ hệ thống pháp luật bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần phải sửa đổi, bổ sung, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu về năng lực tài chính, khả năng quản lý, quản trị rủi ro cần phải khắc phục.
3. Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm. Về phía Nhà nước, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực quản lý và giao thêm quyền lực cho bộ máy quản lý giám sát thị trường bảo hiểm, cụ thể là Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cần xem xét và đưa ra những hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn
thành lập doanh nghiệp bảo hiểm để sàng lọc những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có năng lực tài chính và khả năng quản lý tốt, giúp thị trường bảo hiểm phát triển an toàn. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, cần đưa ra những chiến lược phát triển thích hợp, nâng cao kỹ năng quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Có như vậy thị trường bảo hiểm của chúng ta mới có thể đứng vững được trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái hiện nay và vững bước phát triển trong tương lai.
Tác giả hy vọng phần nào đã đưa ra được một số giải pháp mang tính gợi mở, giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Hy vọng rằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp bảo hiểm và ý thức bảo hiểm ngày càng cao của người dân sẽ giúp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2006), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005, NXB Tài chính
2. Bộ Tài chính (2007), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, NXB Tài chính
3. Bộ Tài chính (2008), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007, NXB Tài chính
4. Bộ Tài chính, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2009), Tài liệu hội nghị ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2009
5. Ban công tác gia nhập WTO (2006), Biểu cam kết về thương mại dịch vụ
6. Chính phủ, Nghị định 118/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
7. Chính phủ, QĐ 153/2003/QĐ-BTC về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm
8. Chính phủ, QĐ 175/2003/QĐ-TTg, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010
9. Luật Kinh doanh bảo hiểm, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
10. GS.TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn, PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2002), Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật 11. PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, NXB Lý luận chính trị
12. PGS.TS Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê
13. PSG.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê 14. Tạp chí Thị trường bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam số 1/2009 15. Tạp chí Bảo hiểm
16. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bản tin Bảo hiểm và Đời sống số 1/2009 17. www.vnexpress.net, Bản tóm tắt biểu cam kết WTO
18. www.avi.org.vn, website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
19. www.baohiem.pro.vn, Đặng Ngọc Thanh, Dự báo thị trường bảo hiểm Việt Nam
20. www.webbaohiem.net, Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008
21. www.webbaohiem.net, Bảo hiểm Liberty mở rộng phạm vi kinh doanh
22. http://www.vinare.com.vn, website Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Vinare
23. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Nguyễn Thị Thủy (2007),
Chống trục lợi bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm
PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM NĂM 2008 STT TÊN CÔNG TY NĂM THÀNH LẬP HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ ĐÃ GÓP (tỷ đồng)
I. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ: 27 công ty Trong nƣớc: 16 công ty
1 Tổng Cty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964 Cổ phần 1000 2 Tổng Cty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 Cổ phần 755 3 Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 Cổ phần 335,104 4 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 Cổ phần 167,2 5 Cty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI) 1996 Cổ phần 1035,5 6 Cty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần 300 7 Cty TNHH Bảo hiểm ngân hàng công thương Việt Nam 2002 Cổ phần 92,6 8 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần 300 9 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 Cổ phần 675,027 10 Cty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIC) 2005 Nhà nước 500 11 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 Cổ phần 300 12 Cty ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng NN &PTNT Việt Nam (Agrinco) 2006 Cổ phần 380 13 Cty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín) 2006 Cổ phần 80 14 Cty cổ phần bảo hiểm Quân Đội (MIC) 2007 Cổ phần 300 15 Cty cổ phần bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI) 2008 Cổ phần 477,6 16 Cty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương 2008 Cổ phần 166,124
17 Cty Bảo hiểm Than Khoáng Sản 2008 Cổ phần −
Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 11 công ty
18 Cty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA) 1996 Liên doanh 300
19 Cty LD bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh 63
20 Cty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002 Liên doanh 76,746 21 Cty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 2001 100% vốn nước ngoài 116,53 22 Cty TNHH bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE) 2005 100% vốn nước ngoài 89,618 23 Cty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG Việt Nam (AIG) 2005 100% vốn nước ngoài 318,575 24 Cty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006 100% vốn nước ngoài 300 25 Cty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 100% vốn nước ngoài 321,062 26 Cty TNHH Bảo hiểm Mitsui Sumitomo (MSIG) 2008 100% vốn nước ngoài − 27 Cty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam 2008 100% vốn nước ngoài 300
II. Công ty bảo hiểm nhân thọ: 11 công ty Trong nƣớc: 1 công ty
28 Bảo Việt nhân thọ 2004 Cổ phần 1,500 tỷ đồng
Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 10 công ty
29 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) 1999 100% vốn nước ngoài 75 triệu USD 30 Cty TNHH Manulife Việt Nam (Manulife) 1999 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 31 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIG Việt Nam 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 32 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Ace (Ace life) 2005 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD 33 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam (Prevoir) 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD 34 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay) 2007 100% vốn nước ngoài 60 triệu USD 35 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam 2007 100% vốn nước ngoài 600 tỷ đồng 36 Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi) 2007 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 37 Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI) 2008 Liên doanh 600 tỷ đồng 38 Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc 2008 100% vốn nước ngoài 60 triệu USD
III. Công ty tái bảo hiểm: 1 công ty
39 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994 Cổ phần 672,2 tỷ đồng
IV. Công ty môi giới bảo hiểm: 10 công ty Trong nƣớc: 6 công ty
40 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc (Việt Quốc) 2001 Cổ phần 6 tỷ đồng 41 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 42 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt (Đại Việt) 2003 Cổ phần 6 tỷ đồng 43 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương (PIB) 2005 Cổ phần 6 tỷ đồng 44 Cty cổ phần môi giới bảo hiểm Cimeco (Cimeco) 2006 Cổ phần 4 tỷ đồng
47 Cty TNHH môi giới bảo hiểm Grass Savoye Willis Việt Nam (Grassavoye) 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD
PHỤ LỤC 2. DOANH THU - THỊ PHẦN PHÍ BH GỐC NĂM 2004, 2005, 2006, 2007 VÀ ƢỚC NĂM 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
STT TÊN CÔNG TY DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC THỊ PHẦN PHÍ BẢO HIỂM GỐC
2004 2005 2006 2007 2008 2004 2005 2006 2007 2008
I. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 4.767 5.486 6.404 8.258 10.899 100% 100% 100% 100% 100%
Trong nƣớc 4.470 5.217 6.062 7.793 10.198 93,77% 95,10% 94,66% 94,37% 93,95% 1 Bảo Việt 1.929 2.106 2.246 2.602 3.305 40,47% 38,39% 35,07% 31,51% 30,45% 2 Bảo Minh 1.058 1.178 1.387 1.611 1.886 22,19% 21,47% 21,66% 19,51% 17,38% 3 Pjico 600 729 670 823 1.061 12,59% 13,29% 10,46% 9,97% 9,78% 4 PVI 208 703 1.164 1.650 2.016 4,36% 12,81% 18,18% 19,98% 18,57% 5 PTI 552 266 281 288 433 11,58% 4,85% 4,39% 3,49% 3,99% 6 Bảo Long 93 113 114 165 254 1,95% 2,06% 1,78% 2,00% 2,34% 7 VASS 30 91 108 167 221 0,63% 1,66% 1,69% 2,02% 2,04% 8 AAA ‾ 5 49 155 203 ‾ 0,09% 0,77% 1,88% 1,87% 9 GIC ‾ ‾ 3 166 193 ‾ 0,05% 2,01% 1,78% 10 BIC ‾ 26 40 147 264 ‾ 0,47% 0,62% 1,78% 2,43% 11 Agrinco ‾ ‾ ‾ 18 131 ‾ ‾ ‾ 0,22% 1,21% 12 Bảo Tín ‾ ‾ ‾ 1 8,65 ‾ ‾ ‾ 0,01% 0,08% 13 MIC ‾ ‾ ‾ ‾ 143 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 14 VNI ‾ ‾ ‾ ‾ 72 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 15 Hùng Vương ‾ ‾ ‾ ‾ 6,81 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 16 Than Khoáng Sản ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 297 269 342 463 701 6,23% 4,90% 5,34% 5,61% 6,43% 17 UIC 101 115 131 164 176 2,12% 2,10% 2,05% 1,99% 1,61% 18 VIA 68 72 94 107 160 1,43% 1,31% 1,47% 1,30% 1,47% 19 IAI 9 17 24 25 23,82 0,19% 0,31% 0,37% 0,30% 0,22% 20 Samsung Vina 16 26 48 66 84,12 0,34% 0,47% 0,75% 0,80% 0,77% 21 Groupama 0 1 2 2 3,87 0% 0,02% 0,03% 0,02% 0,04% 22 QBE ‾ 38 24 29 37,08 0,69% 0,37% 0,35% 0,34% 23 AIG ‾ ‾ 19 62 103,65 ‾ 0,30% 0,75% 0,95% 24 ACE ‾ ‾ ‾ 4 21,71 ‾ ‾ 0,05% 0,20% 25 Liberty ‾ ‾ ‾ 4 45,20 ‾ ‾ 0,05% 0,41% 26 MSIG ‾ ‾ ‾ ‾ 45,20 ‾ ‾ ‾ 0,41%
27 Fubon Việt Nam ‾ ‾ ‾ ‾ 0,44 ‾ ‾ ‾ 0,004%
* LD Việt Úc4 22 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾
* Allianz Việt Nam5 81 ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾
II. Công ty bảo hiểm nhân thọ 7.711 8.130 8.495 9.438 10.339 100% 100% 100% 100% 100%
Trong nƣớc 3.043 3.064 3.113 3.286 3.425 33,13% 37,69% 36,65% 34,82% 33,13%
28 Bảo Việt nhân thọ 3.043 3.064 3.113 3.286 3.425 33,13% 37,69% 36,65% 34,82% 33,13%
Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4.668 5.006 5.382 6.152 6.914 66,87% 61,57% 63,35% 65,18% 66,87% 29 Dai-ichi6 212 287 369 473 586 5,67% 3,53% 4,34% 5,01% 5,67% 30 Prudential 3.104 3.355 3.529 3.958 4.270 41,30% 41,27% 41,54% 41,94% 41,30% 31 Manulife 889 523 897 968 1.081 10,46% 6,43% 10,56% 10,26% 10,46% 32 AIG life7 463 898 518 547 629 6,08% 11,05% 6,10% 5,80% 6,08% 33 Ace life ‾ 3 52 162 308 2,98% 0,04% 0,61% 1,72% 2,98% 34 Prevoir ‾ ‾ 17 44 30 0,29% ‾ 0,20% 0,47% 0,29% 35 Cathay ‾ ‾ ‾ ‾ 10 0,10% ‾ ‾ ‾ ‾ 36 Great Eastern ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ 37 VCLI ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾
38 Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾ ‾
TỔNG CỘNG 12.478 13.616 14.928 17.696 21.238
4 Năm 2006 Cty LD Việt Úc đã được vốn hóa và đổi tên thành Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
5 Năm 2006 Cty Bảo hiểm QBE (Australia) đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của các đối tác trong Cty TNHH Bảo hiểm Allianz Việt
6 Trước kia là Cty BH nhân thọ Bảo Minh CMG
7
PHỤ LỤC 3: CƠ CẤU ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1. Danh mục đầu tƣ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng So sánh
08/07
2007 2008 2007 2008
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng 5.346,142 7.327,931 52,68% 48,27% 37,07% Trái phiếu Chính phủ 580,157 552,979 5,72% 3,64% -4,68% Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 341,806 0 3,37% 0,00% -100,00% Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
không có bảo lãnh 819,270 1.263,306 8,07% 8,32% 54,20% Góp vốn vào các doanh nghiệp khác 792,785 1.380,716 7,81% 9,10% 74,16% Kinh doanh bất động sản 467,905 79,775 4,61% 0,53% -82,95%