Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện đất trong tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 100 - 102)

Số cá thể Số nhện có Tỷ lệ Số ấu trùng/

nhện xét ấu trùng nhện

TT Loài nhện đất nhiễm

nghiệm sán dây (min - max)

(con) (con) (%)

1 Acrogalumna ventralis 164 14 8,54 1 – 3

2 Allozetes pusillus 27 1 3,70 1

3 Galumna flabellifera orientalis 87 9 10,34 1 – 2

4 Lamellobates ocularis 11 1 9,09 1 5 Pergalumna margaritata 6 1 16,67 1 6 Protoribates paracapucinus 19 5 26,32 1 – 2 7 Scheloribates fimbriatus 16 3 18,75 1 8 Scheloribates mahunkai 91 12 13,19 1 – 2 9 Scheloribates praeincisus 32 1 3,13 1 10 Javacarus kuehnelti 25 0 0,00 0 11 Punctoribates spp. 30 0 0,00 0 12 Scheloribates africanus 25 0 0,00 0 13 Arcoppia arcualis 30 0 0,00 0 14 Scheloribates spp. 21 0 0,00 0 15 Tectocepheus velatus 18 0 0,00 0 16 Trachyoribates ovulum 27 0 0,00 0 Tính chung 629 47 7,47 1 - 3

Bảng 3.20 cho thấy, trong 629 cá thể nhện đất xét nghiệm thì có 47 cá thể thuộc 9/16 lồi có chứa ấu trùng Cysticercoid, chiếm tỷ lệ 7,47%. Trong đó, lồi

Protoribates paracapucinus nhiễm tỷ lệ cao nhất là 26,32%; sau đó đến các lồi Scheloribates mahunkai, Pergalumna margaritata Mahunka, Scheloribates fimbriatus tỷ lệ nhiễm giao động từ 13,19% - 18,75%; loài Galumna flabellifera orientalis nhiễm 10,34%; loài Lamellobates ocularis nhiễm 9,09%; loài Allozetes pusillus nhiễm 8,54%; thấp nhất là các loài Acrogalumna ventralis, Scheloribates praeincisus nhiễm từ 3,13% - 3,70%. Cường độ nhiễm ấu trùng trung bình là 1 - 3 Cysticercoid/ cá thể. Ngoài 9 loài trên, 7 loài cịn lại khơng thấy ấu trùng Cysticercoid.

Schuster R. và cs., 2000 [111] thấy rằng: tỷ lệ nhiễm ấu trùng của nhện đất trong tự nhiên giao động từ 3 - 6% số nhện đất thu thập trên đồng cỏ. Các tác giả cho rằng nhện đất trên đồng cỏ mang tỷ lệ ấu trùng sán dây tương đối thấp là do nhện đất chỉ ăn phải trứng sán dây một cách tình cờ, trong khi thức ăn chính của chúng là các mảnh vụn thực vật và các chất hữu cơ có ở tầng đất mặt. Mặt khác, do mật độ trứng sán dây phát tán trên đồng cỏ không cao và phân bố không đều trên đồng cỏ nên khả năng tiếp xúc của nhện với trứng sán dây là không nhiều, dẫn đến khả năng chúng nhiễm ở điều kiện tự nhiên tương đối thấp.

Mazyad S.A. và El Garhy M.F. (2004) [80] đã cơng bố, có 6 lồi nhện đất mang ấu trùng sán dây Moniezia ở ngoài tự nhiên: Oppiella nova, Scheloribates

laevigatus, S. zaherii, Xylobates souchiensis, Epilohmannia pallida aegyptiaca và Zygoribatula sayedi.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì số lượng và sự phổ biến của các loài nhện đất - vật chủ trung gian của sán dây Moniezia ở Bắc Giang có sự khác nhau. Chúng tơi cho rằng có sự khác nhau này do điều kiện tự nhiên của các vùng là khác nhau, nên sự tồn tại của các lồi nhện đất khơng giống nhau.

Bước 3: Xác định các loài nhện đất nhiễm ấu trùng sán dây do gây nhiễm

Sau khi đã định danh được 16 loài nhện tại các địa phương của tỉnh Bắc

Giang, chúng tôi đã chọn ra những cá thể nhện đất không mang ấu trùng sán dây để gây nhiễm cho chúng bằng trứng sán dây M. expansa thu nhận từ các đốt sán già. Kết quả gây nhiễm được trình bày ở bảng 3.21.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w