Số nhện gây Số nhện Tỷ lệ Số ấu trùng/ TT Loài nhện đất gây nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm cá thể nhện
(con) (con) (%) (min - max)
1 Acrogalumna ventralis 35 27 77,14 1 - 3 2 Allozetes pusillus 20 13 65,00 1 - 2 3 Galumna flabellifera 26 22 84,61 1 - 2 orientalis 4 Lamellobates ocularis 27 12 44,44 1 - 2 5 Pergalumna margaritata 21 12 57,14 1 - 4 6 Protoribates paracapucinus 32 22 68,75 1 - 4 7 Scheloribates fimbriatus 28 22 78,57 1 - 3 8 Scheloribates mahunkai 30 25 83,33 1 - 5 9 Scheloribates praeincisus 19 11 57,89 1 - 2 10 Javacarus kuehnelti 15 0 0,00 0 11 Punctoribates spp. 13 0 0,00 0 12 Scheloribates africanus 18 0 0,00 0 13 Arcoppia arcualis 10 0 0,00 0 14 Scheloribates spp. 17 0 0,00 0 15 Tectocepheus velatus 21 0 0,00 0 16 Trachyoribates ovulum 9 0 0,00 0 Tính chung 341 166 48,68 1 - 5
Kết quả bảng 3.21 cho thấy, trong 16 loài nhện đất gây nhiễm cũng chỉ có các cá thể của 9 lồi mang ấu trùng Cysticercoid với tỷ lệ nhiễm khác nhau, 9 lồi này đều là những lồi đã kiểm tra thấy có nhiễm ấu trùng sán dây tự nhiên. Trong đó, số cá thể của loài Scheloribates fimbriatus, Scheloribates mahunkai, Acrogalumna
ventralis, và Galumna flabellifera orientalis nhiễm nhiều nhất (77,14% - 84,61%).
Các lồi cịn lại nhiễm ít hơn (44,44% - 68,75%). Tính chung thì tỷ lệ nhiễm ấu trùng là 48,68%, cường độ nhiễm là 1 - 5 Cysticercoid/cá thể.
Từ kết quả nghiên cứu trên nhện đất nhiễm tự nhiên và nhện đất gây nhiễm thực nghiệm, chúng tơi thấy có 9 lồi nhện đất là vật chủ trung gian của sán dây M.
expansa. Đó là: lồi Acrogalumna ventralis, lồi Allozetes pusillus, loài Galumna flabellifera orientalis, loài Lamellobates ocularis, loài Pergalumna margaritata,
loài Protoribates paracapucinus, loài Scheloribates fimbriatus, loài Scheloribates
mahunkai và loài Scheloribates praeincisus.
Xiao L. và Herd R.P. (1992) [143] đã gây nhiễm và xác định 6 loài nhện đất thu thập ở bang Ohio và bang Georgia (Mỹ) là vật chủ trung gian của sán dây ở gia súc nhai lại, gồm Scheloribates laevigatus, Exoribatula sp., Cf. biundatus,
Xylobates capucinus, Zygoribatula undulata, Galumna ithacensis và Scheloribates lanceoliger.
Schuster R. và cs. (2000) [111] đã gây nhiễm ấu trùng sán dây cho 6 loài nhện đất thu thập ở Nam Phi, kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở các loài nhện đất (Galumna racilis, Kilimabates pilosus, Kilimabates sp.,
Scheloribates fusifer, Muliercula ngoyensis và Zygoribatula undata) sau gây nhiễm
lần lượt là 7,60%; 6,30%; 16,40%; 66,70%; 60,00% và 46,70%.
Mazyad S.A. và El Garhy M.F. (2004) [80] đã gây nhiễm và kết luận 3 loài nhện đất tại Ai Cập là vật chủ trung gian của sán dây Moniezia: Scheloribates
zaherii, Zygoribatula tadrosi và Z. sayedi.
Mohammad A. A và cs. (2007) [81] đã gây nhiễm trứng sán dây cho 3 lồi nhện đất ở Iran, thấy chỉ có 1 lồi nhiễm ấu trùng là Scheloribates fimbriatus.
Như vậy, trong 9 loài nhện đất - vật chủ trung gian của sán dây mà chúng tơi phân lập được chỉ có một lồi Scheloribates fimbriatus đã được một số tác giả cơng bố, cịn lại 8 lồi khác thì chưa được tác giả nào cơng bố ở Việt Nam.
3.2.2.8. Xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây trên đàn dê của tỉnh Bắc Giang
Để giúp các cơ quan quản lý nhà nước về thú y, các cán bộ thú y quản lý, giám sát bệnh sán dây trên đàn dê của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây trên đàn dê tại 25 xã trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Bắc Giang. Số liệu về tỷ lệ nhiễm sán dây trên đàn dê tại các địa điểm nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.22 và được nhập trực tiếp thơng qua bàn phím máy tính.
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các xã thuộc 5 huyện của tỉnh Bắc Giang
STT Huyện, Xã Số dê kiểm tra Số dê nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm
(con) (%) Huyện Yên Thế 422 93 22,04 Xã Canh Nậu 103 19 18,45 1 Xã Đồng Hưu 87 19 21,84 Xã Đồng Tiến 82 20 24,39 Xã Hồng Kỳ 53 7 13,21 Xã Đồng Vương 97 28 28,87 Huyện Lạng Giang 325 55 16,92 Xã Hương Sơn 89 15 16,85 2 Xã Đào Mỹ 82 13 15,85 Xã Tiên Lục 47 14 29,79 xã Tân Thịnh 65 11 16,92 Xã Quang Thịnh 42 2 4,76 Huyện Lục Nam 362 73 20,17 Xã Đông Phú 64 7 10,94 3 Xã Huyền Sơn 82 10 12,20 Xã Nghĩa Phương 70 12 17,14 Xã Trường Sơn 80 27 33,75 Xã Vô Tranh 66 17 25,76 Huyện Lục Ngạn 456 114 25,00 Xã Biên Sơn 127 45 35,43 4 Xã Hộ Đáp 105 27 25,71 Xã Phong Vân 97 6 6,19 Xã Tân Sơn 56 19 33,93 Xã Sơn Hải 71 17 23,94 Huyện Sơn Động 412 134 32,52 Xã Giáo Liêm 84 38 45,24 5 Xã Hữu Sản 97 37 38,14 Xã Thạch Sơn 70 17 24,29 Xã Phúc Thắng 71 14 19,72 Xã Vân Sơn 90 28 31,11 Tính chung 1977 469 23,72
Hình 3.22. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây ở dê tại các xã trên địa bàn 5 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang
Kết quả bảng 3.22 và bản đồ dịch tễ (hình 3.22) thể hiện: dê ni ở 25 xã thuộc 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đều mắc bệnh sán dây với một tỷ lệ nhất định. Những hình tam giác màu đỏ đậm dần thể hiện theo tỷ lệ nhiễm sán dây tăng dần tại các địa điểm lấy mẫu.
Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây trên đàn dê ở tỉnh Bắc Giang là tư liệu giúp các nhà quản lý về lĩnh vực chăn nuôi - thú y, các nhà chuyên môn và người chăn nuôi tăng cường công tác quản lý đàn dê không chỉ ở những xã trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, mà còn ở các huyện khác trên địa bàn tỉnh, từ đó có biện pháp giám sát và phịng chống bệnh hiệu quả.
3.2.3.Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây trên dê gây nhiễm và dê nhiễm tự nhiên ngoài thực địa
3.2.3.1. Kết quả gây nhiễm sán dây cho dê
Mỗi loại ký sinh trùng đều có thời gian hồn thành vòng đời trong cơ thể vật chủ khác nhau. Do vậy, việc nắm được thời gian hồn thành vịng đời của ký sinh trùng nói chung và sán dây nói riêng có ý nghĩa trong cơng tác phịng trị bệnh cho vật ni. Thời gian hồn thành vịng đời của sán dây trên dê gây nhiễm tương ứng với thời gian dê bắt đầu thải đốt sán sau gây nhiễm. Kết quả xác định thời gian dê gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây và diễn biến thải đốt sán được trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23. Kết quả gây nhiễm sán dây cho dê
STT dê Số ấu Ngày đầu tiên trùng phân dê có Lơ TN gây gây đốt sán dây nhiễm nhiễm SGN (ngày) 1 200 47 Lô gây 2 200 48 nhiễm 3 200 47 Lô đối 1 0 0 chứng 2 0 0
Số đốt sán dây/lần thải phân SGN ( X m X )
50 60 70 80 90
ngày ngày ngày ngày ngày
16,25 28,70 37,30 36,70 37,80 ± 3,21 ± 1,69 ± 3,79 ± 4,55 ± 4,62 10,50 16,10 28,20 32,00 33,30 ± 2,68 ± 1,52 ± 1,98 ± 4,41 ± 3,63 12,50 19,70 30,50 36,00 35,70 ± 2,25 ± 1,93 ± 2,30 ± 4,40 ± 1,89 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 3.23 cho thấy: sau khi gây nhiễm cả 3 dê gây nhiễm đều thải phân có đốt sán. Dê 1 và dê 3 sau 47 ngày gây nhiễm thải phân có đốt sán, dê 2 sau 48 ngày gây nhiễm thải phân có đốt sán. Như vậy, dê sau khi gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây ở ngày thứ 47 - 48, do đó thời gian hồn thành vịng đời của sán dây trên dê là 47 - 48 ngày. Theo Soulsby E. J. L. và cs. (1982) [124], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10], thời gian từ lúc gia súc nhai lại nuốt phải nhện đất mang ấu trùng gây bệnh, đến khi phát triển thành sán dây trưởng thành tùy loài sán: loài M. expansa cần khoảng 37 - 40 ngày, loài M. benedeni cần khoảng 50 ngày.
Do vậy, thời gian hồn thành vịng đời của sán dây M. expansa ở dê tại tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi gây nhiễm dài hơn so với thời gian mà một số tác giả đã nghiên cứu [10, 124].
Xét nghiệm phân của 2 dê ở lô đối chứng tại các thời điểm tương ứng đều khơng thấy có đốt sán trong phân.
Tiếp tục theo dõi diễn biến thải đốt sán của dê sau gây nhiễm ở các ngày tiếp theo, thấy biến động về số lượng đốt/lần thải phân không theo quy luật. Dê số 1 có lượng đốt sán/lần thải phân là 16,25 - 37,80 đốt, dê số 2 là 10,50 - 33,30 đốt sán/lần thải phân, dê số 3 là 12,50 - 36,00 đốt/lần thải phân.
Với số đốt sán/lần thải phân là 10 - 37 đốt cho thấy, dê gây nhiễm đã nhiễm sán dây ở mức 2 và 3.
Như vậy, dê nhiễm sán dây M. expansa thải đốt sán theo phân liên tục các ngày kể từ khi sán dây hoàn thành vòng đời. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10] và một số tác giả cho biết, mỗi sán dây trong một ngày đêm có thể dài thêm 8 cm. Với đặc điểm này thì các đốt thành thục và đốt già liên tục được tạo ra và các đốt sán già liên tục rời khỏi thân sán theo phân dê ra ngoài.
Từ kết quả này cho thấy, để phòng bệnh sán dây cho dê, người chăn nuôi cần quản lý và xử lý nguồn phân dê thải ra hàng ngày để diệt trứng sán dây.
3.2.3.2. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của dê gây nhiễm sán dây
Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán lâm sàng bệnh sán dây Moniezia ở dê, sau gây nhiễm chúng tôi đã quan sát biểu hiện của từng dê ở lô gây nhiễm và đối chứng, đồng thời cân khối lượng dê ở thời điểm trước khi gây nhiễm, 48 và 95 ngày sau gây nhiễm.
Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và khối lượng của dê bị bệnh sán dây
M. expansa do gây nhiễm được trình bày ở bảng 3.24.