Tổn thương đại thể của dê bị bệnh sán dây tại các nông hộ

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 116 - 118)

Số dê Số dê có Số Số sán

mổ tổn Tỷ lệ

Nhóm dê Tổn thương dây/dê

khám thương (%)

(con) (con)

(con) (con)

Viêm, xuất huyết 10 100 ruột non

Nhóm dê có 10 10 Tắc ruột 1 10,00 5-10

triệu chứng

Hoại tử ruột 1 10,00

Gan sưng 2 20,00

Nhóm dê Có điểm xuất huyết,

tụ huyết ở chỗ đầu khơng có 15 15 15 100 1 - 3 sán bám vào niêm triệu chứng mạc ruột non Tính 25 25 Tổn thương nhẹ đến nặng 100 chung

Qua bảng 3.30 cho thấy, mổ khám 25 con dê nhiễm sán dây, cả 25 dê đều có bệnh tích đại thể, chiếm tỷ lệ 100%. Tổn thương tập trung chủ yếu ở ruột non của dê.

Đối với 10 con trong nhóm dê có triệu chứng thì cả 10/10 dê đều có bệnh tích đại thể, chiếm tỷ lệ 100%, số sán dây ký sinh trong ruột non của dê là 5 - 10 sán/dê. Những tổn thương đại thể rất rõ rệt gồm: viêm ruột, xuất huyết ruột, tắc ruột, ngồi ra cịn thấy có con hoại tử ruột, có bệnh tích ở gan (gan sưng).

Đối với 15 con trong nhóm dê khơng có triệu chứng thấy 15/15 dê có bệnh tích đại thể ở mức nhẹ, số sán dây ký sinh trong ruột non là 1 - 3 sán/dê, với những tổn thương: có điểm xuất huyết, tụ huyết ở chỗ đầu sán bám vào niêm mạc ruột non.

Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9] nghiên cứu cho biết: bệnh tích đại thể rất rõ ở ruột non do sán dây Moniezia gây ra được quan sát lặp đi lặp lại ở 7 dê. Nhìn bên ngồi ruột non cũng thấy nhiều sán dây màu trắng nằm dọc theo chiều dài của ruột non, có cảm giác như xếp kín lịng ruột. Niêm mạc ruột non viêm cata và có nhiều điểm xuất huyết, nhất là ở chỗ niêm mạc mà đầu sán dây bám vào. Xung quanh chỗ đó, niêm mạc ruột hơi sùi lên và đỏ hơn những vùng khác. Có chất nhầy phủ trên niêm mạc ruột non.

Schneider T. (2000) [110] cho biết, bệnh tích chủ yếu ở dê bị bệnh sán dây là: niêm mạc ruột non dày lên, sần sùi, viêm cata hoặc hoại tử. Tác giả cho rằng, sở dĩ có bệnh tích trên là do tác động cơ học và tác động do độc tố của sán dây gây ra.

Jeong J. M. và cs. (2006) [70] đã mổ khám dê non dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm sán dây Moniezia tại Hàn Quốc và cho biết: trong ruột non của dê có khoảng 2 - 8 con sán dây trưởng thành ký sinh, gây sưng hạch bạch huyết màng treo ruột, xuất huyết ở màng nhầy của ruột non, phổi có hiện tượng xuất huyết nhẹ.

Như vậy, tổn thương đại thể ở đường tiêu hóa của dê bị bệnh sán dây tại các nơng hộ của tỉnh Bắc Giang phù hợp với kết quả mổ khám dê gây nhiễm, đồng thời và tương đối phù hợp với kết quả của tác giả trên.

3.2.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê

3.2.4.1. Thử nghiệm phác đồ tẩy sán dây cho dê

*Xác định hiệu lực và độ an toàn của phác đồ tẩy sán dây trên dê gây nhiễm

Chúng tôi đã sử dụng 3 phác đồ: praziquantel; nước sắc vỏ thân cây thạch lựu; nước sắc vỏ thân cây thạch lựu kết hợp thuốc tẩy muối MgSO4 cho dê gây nhiễm, nhằm xác định hiệu lực và độ an toàn của phác đồ tẩy trước khi sử dụng tẩy cho dê trên thực địa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.31.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w