Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vtrí địa lý, ranh giới và đơn vị hành chính

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có Quốc lộ 6, Quốc lộ 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km, là địa bàn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Sơn La, vùng Tây Bắc, trên hành lang kinh tế Tây Bắc, kết nối với thủđô Hà Nội và nước CNDCND Lào.

Phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Vân Hồ; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu; phía Nam giáp huyện Vân Hồ và nước CHDCND Lào; phía Bắc giáp với 2 huyện là Phù Yên, Bắc Yên (sông Đà là ranh giới). Đơn vị hành chính Tồn huyện có 15 xã, thị trấn gồm 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 13 xã. Đặc điểm địa hình Nhìn tổng thể, Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi. Đặc biệt, phần khá lớn diện tích của huyện nằm trên cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát và độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mặt nước biển.

Huyện Mộc Châu được chia làm 4 vùng cụ thểnhư sau:

- Vùng cao nguyên Mộc Châu: Có 02 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 3 xã (Đông Sang, Mường Sang và Phiêng Lng) vùng này có địa hình bằng phẳng, mang đậm đặc trưng khí hậu ơn đới có lợi thế cho phát triển du lịch; đất đai phì nhiêu, có tiềm năng phát triển hàng hố nơng sản. Kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, điện, nước... phát triển hơn các vùng khác.

- Vùng vành đai cao nguyên Mộc Châu: Có 5 xã (Chiềng Hắc, Tân Lập, Tà Lại, Nà Mường và Hua Păng) vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình ít bị chia cắt, khí hậu thuận hồ, đất đai mầu mỡ thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, cây dược liệu.

- Vùng sông Đà: Có 2 xã (Quy Hướng và Tân Hợp) vùng này có địa hình bị chia cắt mạnh, tạo thành các lát cắt và độ dốc lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản...

- Vùng cao biên giới: Có 3 xã (Chiềng Sơn, Lóng Sập và Chiền Khừa) vùng có địa hình chia cắt phức tạp hơn vùng vành đai cao nguyên, tài nguyên đất đai phong phú, thuận lợi cho pháp triển kâm nghiệp, cây dược liệu và thương mại qua biên giới.

2.1.2. Tài nguyên đất đai

- Đất nông nghiệp, năm 2016 là 83.956 ha, chiếm 77,6% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2017 diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 84.023 ha, tăng 67 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.019 ha, đất lâm nghiệp tăng 1.087 ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 1ha so với năm 2017

- Đất phi nông nghiệp, năm 2016 là 4.823 ha, trong đó đất chuyên dùng là 2.184 và đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1510 ha. Đến năm 2017 diện tích đất phi nơng nghiệp giảm xuống còn 4.756 ha, giảm 67 ha, trong đó đất ởtăng 3 ha, đất chuyên dùng giảm 80 ha. Đất chưa sử dụng, năm 2016 là 19.387 ha và đến hết năm 2017 diện tích đất này vẫn giữ nguyên không thay đổi. Loại đất trên địa bàn huyện Mộc Châu có 4 nhóm đất chính với 18 loại đất như sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (2 loại tốt là đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá sét, đất Feralit mùn vàng đỏ trên đá vơi): Diện tích là 53.545 ha, chiếm 26,44% tổng diện tích đất tự nhiên và phân bố chủ yếu trên cao nguyên Mộc Châu, với độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng khá. Nhóm đất này có tiềm năng lớn để trồng trọt và chăn nuôi, với các loại sản phẩm chất lượng cao.

- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: Diện tích là 100.969 ha chiếm 49,86% tổng diện tích đất tựnhiên. Nhóm đất này phân bố trên hầu hết các xã trong huyện trừ cao nguyên Mộc Châu, và hàm lượng dinh dưỡng khá, trên vùng núi có độ dốc lớn nên bị xói mịn, rửa trơi nhiều. Nhóm đất này có tiềm năng phát triển lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng kinh tế), nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi quy mô hộgia đình).

- Nhóm đất đen: Diện tích là 1.178 ha chiếm 0,58% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này phân bốởcác thung lũng và thường trồng lúa, rau xanh.

- Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích là 851 ha chiếm 0,42% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất khác: Diện tích là 45.970 ha chiếm 22,7% tổng diện tích đất tựnhiên. Nhóm đất này thường được sử dụng phát triển nơng lâm nghiệp.

2.1.3. Khí hu, thuvăn

2.1.3.1. Khí hậu

Mộc Châu có cả bốn mùa rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là vùng khí hậu cao ngun ơn hịa, mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Xã hội. Cụ thể, nhiệt độ trung bình/năm khoảng 18-20oC, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.500 - 1.600 mm và độẩm khơng khí trung bình 85%.

Do vậy, Mộc Châu rất có tiềm năng để phát triển du lịch, nơng nghiệp với các lồi cây trồng như: cây chè, cây ăn quả vùng á nhiệt đới, rau trái vụ, hoa và vật ni như bị sữa chất lượng cao.

2.1.3.2. Thuỷ văn

Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nên nguồn nước mặt hạn chế, với các dịng suối chính: suối Quanh, suối Sập, suối Tân, suối Muống. Hệ thống suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp, có thể phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Tài nguyên nước phân bố khơng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh, trên núi đá vôi nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất phải đầu tư cao. Nguồn nước ngầm ít nhưng được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. (Báo cáo UBND, 2016)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)