CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.4 Các chỉ số đo lường rủi ro của ngân hàng
2.1.4.1 Hệ số rủi ro lãi suất (lần)
Đây là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động về lãi suất. Tất cả các khoản cho vay và nợ dù với lãi suất cố định hay lãi suất biến động đều có thể gặp rủi ro. Nếu như toàn bộ các chủ thể kinh tế đều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất nhiên các tổ chức tín dụng là những đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do cơ cấu bảng cân đối tài sản của các tổ chức này. Rủi ro lãi suất là rủi ro mà NH phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra. Rủi ro này ảnh hưởng đến kết quả lỗ lãi của NH.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: Cho vay ngắn hạn, TG tại các TCTD trong và ngồi nước, TG thanh tốn tại NH Trung ương...
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: TG của TCTD khác, TG ngắn hạn của cá nhân và các TCKT...
2.1.4.2 Hệ số rủi ro tín dụng (%)
Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động chính của NH. Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát. Rủi ro tín dụng là rủi ro khơng thu được nợ khi đến hạn. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm chính của ngành NH. Các NH ln ln tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay và đầu tư chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các mức tín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng. Mỗi NH cần phải có chính sách cho vay rõ ràng để xác định phương hướng sử dụng vốn, giảm bớt rủi ro và duy trì hoạt động. Chính sách của một NH nên kết hợp sự bảo đảm có thể chấp nhận được và khả năng thanh tốn nợ. Ngồi việc có được chính
Hệ số rủi ro lãi suất
Tài sản nhạy cảm với lãi suất =
sách cho vay thích hợp, mỗi NH cần phải thành lập và duy trì quỹ ”dự trữ cho các khoản tổn thất”.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu (NPL) là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
2.1.4.3 Hệ số thanh khoản (lần)
Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh toán, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NH Trung ương, tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước, tiền gửi của các TCTD khác, chứng khoán ngắn hạn...
Vốn tiền gửi: tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư, tiền gửi của các tổ chức tính dụng khác...