Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DSCV 2.320.672 2.673.951 2.595.209 353.279 15,22 (78.742) (3,03) Ngắn hạn 2.205.227 2.585.897 2.504.377 380.670 17,26 (81.520) (3,15) Trung và dài hạn 115.445 88.054 90.832 (27.391) (23,73) 2.778 3,15 DSTN 2.065.058 2.751.681 2.480.427 686.623 33,25 (271.254) (9,86) Ngắn hạn 1.944.752 2.655.941 2.401.258 711.189 36,57 (254.683) (9,59) Trung và dài hạn 120.306 95.740 79.169 (24.566) (20,42) (16.571) (17,31) DƯ NỢ 885.775 808.045 922.827 (77.730) (8,78) 114.782 14,20 Ngắn hạn 773.605 703.561 806.680 (70.044) (9,05) 103.119 14,66 Trung và dài hạn 112.170 104.484 116.147 (7.686) (6,85) 11.663 11,16 NỢ XẤU 89.745 115.844 34.497 26.099 29,08 (81.347) (70,22) Ngắn hạn 80.770 114.997 31.501 34.227 42,38 (83.496) (72,61) Trung và dài hạn 8.975 847 2.996 (8.125) (90,56) 2.149 253,72 DNBQ 757.968 846.910 865.436 88.942 11,73 18.526 2,19
v Doanh số cho vay: 2100000 2200000 2300000 2400000 2500000 2600000 2700000 2800000 2006 2007 2008 Năm T r iệ u đ ồ n g
Hình 4: Tình hình doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)
Qua bảng số liệu và hình 5 trên ta thấy, doanh số cho vay tại ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007,2008 có sự tăng giảm khơng ổn định. Cụ thể năm 2007 là 2.673.951 triệu đồng tăng 353.279 triệu đồng (tương đương 15,22%) so với năm 2006 là 2.320.672 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu vốn để sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng cao, thêm vào đó trong giai đoạn này ngân hàng đã không ngừng mở rộng mạng lưới và chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình thức cho vay nên khách hàng đến giao dịch với NH ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đến năm 2008 doanh số cho vay là 2.595.209 triệu đồng giảm 78.742 triệu đồng (tương đương giảm 3,03%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do vào thời điểm cuối năm 2008 hầu hết các NHTM chứ không chỉ riêng BIDV Cần Thơ, do lãi suất trên thị trường tiền tệ liên NH cao nên lượng tiền mặt dự trữ tại quỹ cịn ít, do đó khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân của NH còn thấp.
Trong tổng doanh số cho vay của NH thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 96%, nguyên nhân là do nhu cầu vốn của đa số khách hàng là bổ sung vốn lưu động để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng có chu kỳ ngắn, đồng thời với các món vay ngắn hạn thì khách hàng có thể chủ động trong việc trả nợ tránh
các sự cố bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai, có thể hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. v Doanh số thu nợ: 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồ n g
Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)
Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của NH cũng có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ là 2.751.681 triệu đồng tăng 686.623 triệu đồng (tương đương 33,25%) so với năm 2006 là 2.065.058 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này NH chú trọng gia tăng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có độ rủi ro thấp, thời gian thu hồi nợ nhanh, nguồn trả nợ của các món vay này khơng nhất thiết phải hình thành từ kết quả hoạt động từ món vay mà có thể từ một nguồn khác. Bên cạnh đó cơng tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao và khách hàng ngày càng có ý thức trong việc trả nợ cho NH. Đồng thời chính sách thu hồi nợ của NH cũng được thắt chắt hơn, khi đến hạn trả nợ cán bộ tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2008 doanh số thu nợ là 2.480.427 triệu đồng giảm 271.254 triệu đồng (tương đương giảm 9,86%) so với năm 2007 là 2.751.681 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế biến động, ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến việc sản xuất không đạt hiệu quả và điều này làm cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp không đúng hạn (gia hạn thêm thời gian trả nợ). Đồng thời trong thời gian
này NH cho vay để đầu tư vào các dự án lớn có thời gian thu hồi nợ trung và dài hạn tăng nên đã làm cho doanh số thu hồi nợ của NH trong 2008 giảm.
v Dư nợ: 740000 760000 780000 800000 820000 840000 860000 880000 900000 920000 940000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g
Hình 6: Tình hình dư nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)
Dư nợ chính là sự thể hiện của cơng tác tín dụng tại NH. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không luôn phụ thuộc vào tình hình dư nợ, nợ quá hạn. Mức dư nợ ngắn hạn hay trung – dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của NH.
Do trong năm 2007 các khoản cho vay ở năm trước đã đến hạn và thêm vào đó là cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng tại NH được đẩy mạnh nên doanh số thu nợ trong thời gian này đã vượt hơn doanh số cho vay, điều này làm cho dư nợ trong năm 2007 giảm 77.730 triệu đồng (tương đương giảm 8,78%) so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 dư nợ tại NH tăng lên 114.782 triệu đồng (tương đương 14,2%) so với 2007, nguyên nhân là do trong thời gian này các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn đều chưa đến hạn trả nợ.
v Nợ xấu: 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đ ồn g
Hình 7: Tình hình nợ xấu của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu tại NH năm 2007 tăng 26.099 triệu đồng (tương đương tăng 29,08%) so với năm 2006, nguyên nhân là do các món vay đã quá hạn ở các năm trước chưa xử lý được đến nay thì NH đã đưa vào nợ xấu, mặc dù NH đã không ngừng tăng cường công tác thu hồi nợ nhưng khoản mục này vẫn tăng. Đến năm 2008 tình hình nợ xấu tại NH được cải thiện hơn, giảm 81.347 triệu đồng (tương đương 70,22%) so với năm 2007, nguyên nhân là do trong năm 2008 ngân hàng triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối tượng xếp hạng được mở rộng từ những khách hàng doanh nghiệp có dư nợ trên 5 tỷ VND (năm 2007) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2008) chứng tỏ ngân hàng ngày càng kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng. Đồng thời thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng nhóm, từng đối tượng khách hàng và tập trung cho vay mới đối với những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ (cho vay mới đối với những khách hàng xếp nhóm 1). Bên cạnh đó CBTD đã thường xuyên nhắc nhở và tích cực địi khách hàng có các khoản nợ xấu trong những năm trước, khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn, tạo uy tín đối với NH thì sẽ được tiếp tục khoản cho vay mới.
b. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng
Bảng 6: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Vốn huy động Triệu đồng 415.738 505.869 425.172 Tổng tài sản Triệu đồng 936.974 838.007 946.538 DSCV Triệu đồng 2.320.672 2.673.951 2.595.209 DSTN Triệu đồng 2.065.058 2.751.681 2.480.427 Dư nợ Triệu đồng 885.775 808.045 922.827 DNBQ Triệu đồng 757.968 846.910 865.436 Nợ xấu Triệu đồng 89.745 115.844 34.497 Vòng quay vốn TD Vòng 2,72 3,25 2,87 DN/Vốn huy động Lần 2,13 1,60 2,17 Nợ xấu/Dư nợ % 10,13 14,34 3,74 DSTN/DSCV % 88,99 102,91 95,58 DN/Tổng tài sản % 94,54 96,42 97,49
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)
ü Vịng quay vốn tín dụng:
Vịng quay vốn tín dụng của NH tăng giảm không ổn định qua 3 năm 2006, 2007, 2008 tuy nhiên nhìn chung vịng quay ln ở mức cao khoảng 2,8 lần, điều này cho thấy đồng vốn của NH quay với tốc độ nhanh, thể hiện được hoạt động của NH trong lĩnh vực tín dụng đạt hiệu quả cao. Vịng quay này cao chủ yếu là do NH cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên việc thu hồi nợ được nhanh chóng và khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Mặt dù vậy, NH cần phải nâng cao hơn nữa vòng quay vốn này. Mặt khác phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận và an toàn tránh rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đến mức thấp nhất.
ü Dư Nợ/Vốn huy động:
Chỉ số này của NH qua 3 năm tương đối khá cao trên 1, điều này cho thấy NH đã sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được, thêm vào đó NH cịn phải điều chuyển nguồn vốn từ Hội sở xuống để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng. Do nguồn vốn huy động có chi phí đầu vào thấp nên NH cần phải chú trọng vào công tác huy động vốn trong những năm tới để vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
ü Nợ xấu/Dư nợ:
Nợ xấu/Dư nợ trong năm 2006 là 10,13%, 2007 là 14,34%. Chỉ tiêu này của NH trong 2 năm là khá cao, nguyên nhân là do các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ chờ xử lý của các năm trước đến này đã đưa vào nợ xấu, dẫn đến nợ xấu trong 2 năm này cao. Bên cạnh đó dư nợ trong thời gian này lại giảm, cho nên chỉ số nợ xấu trên dư nợ của NH cao, điều này cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tại NH cịn thấp, cần phải được cải thiện. Tuy đến năm 2008 chỉ số này đã giảm mạnh còn 3,74% nhưng vẫn vượt mức quy định của NHNN là khơng q 3%, điều này cũng có thể nói lên được NH đã khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn trong cơng tác thẩm định để cho vay, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ tín dụng, cơng tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, đưa ra các chính sách khen thưởng cán bộ tín dụng hồn thành tốt công việc không để nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Tuy nhiên BIDV Cần Thơ cần phát huy hơn nữa để chỉ số này của NH giảm xuống dưới mức quy định của NHNN (không quá 3%), nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho NH, hạn chế được rủi ro.
ü Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay:
Chỉ tiêu này của NH qua 3 năm không ổn định. Cụ thể năm 2007 là 102,91% tăng hơn so với năm 2006 là 88,99%, nguyên nhân là do công tác thu nợ của NH được nâng cao và có hiệu quả. Đến năm 2008 là 95,58% giảm xuống so với năm 2007, do trong năm NH cho vay trung và dài hạn tăng cao và trong thời gian này một số khách hàng đã đến gia hạn thêm thời gian trả nợ, nên doanh số thu nợ giảm,
điều này làm cho chỉ số này giảm, tuy nhiên mức giảm này không đáng kể, công tác thu nợ của NH vẫn cịn khá cao và có hiệu quả.
ü Dư nợ/Tổng tài sản:
Qua số liệu ta thấy chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực tín dụng có hiệu quả khi sử dụng một đồng tài sản, trung bình trên 94% đặc biệt vào năm 2007 chi nhánh đã sử dụng được 96,42% và năm 2008 là 97,49%; điều này chứng tỏ lượng khách hàng đến giao dịch với chi nhánh rất bình ổn. Đây là kết quả của việc phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của toàn thể nhân viên chi nhánh và quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng.
3.2.1.3 Phân tích các hoạt động dịch vụ khác
Trong các hoạt động dịch vụ của BIDV – Cần Thơ thì bảo lãnh là một dịch vụ truyền thống và là thế mạnh của BIDV do khả năng tài chính và uy tín của BIDV trong hoạt động tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của BIDV vốn là các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng.
Bảo lãnh là một dịch vụ sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của NH cam kết cùng với khách hàng mà NH bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh của NH thường được áp dụng để đảm bảo cho một hoạt động nào đó của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đối tác tin tưởng nên nhờ NH bảo lãnh. Việc bảo lãnh của NH cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có được một chứng từ đảm bảo thanh toán, đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức cho NH theo những cam kết thỏa thuận.
Do bảo lãnh là dịch vụ chủ yếu và là thế mạnh của NH, nên ta đi phân tích tình hình thu nhập từ dịch vụ này của BIDV – Cần Thơ.
Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA BIDV – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dịch vụ bảo lãnh 2.301 2.945 3.416 644 27,99 471 15,99
(Nguồn: Phòng kế hoạch – Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)
Nhìn vào bảng ta thấy được thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh của BIDV – Cần Thơ luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 là 2.945 triệu đồng tăng 644 triệu đồng (tăng khoảng 27,99%) so với năm 2006 là 2.301 triệu đồng và năm 2008 là 3.416 triệu đồng tăng 471 triệu đồng (tăng khoảng 15,99%) so với năm 2007. Nguyên nhân thu từ dịch vụ này tăng là do trong thời gian này các cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố khơng ngừng tăng lên, do đó các doanh nghiệp xây lắp cần được sự bảo lãnh của NH ngày càng tăng, từ đó thu phí từ dịch vụ này tăng lên.
Ngoài dịch vụ bảo lãnh, NH cịn có nhiều loại hình dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán Western Union, mở L/C phục vụ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phát hành thẻ ATM... Các dịch vụ này ngày càng được nâng cao và được mở rộng mạng lưới phục vụ, chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng ngày càng đầy đủ kịp thời nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận cho các khách hàng khi muốn giao dịch với NH. Do đó nguồn thu từ các dịch vụ này của NH cũng tăng lên đáng kể qua 3 năm.
3.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)
3.2.2.1 Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng a. Tình hình thu nhập của ngân hàng
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Cần Thơ ta có thể đi phân tích tình hình thu nhập tại ngân hàng như sau: