Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán – kiểm toán của Việt Nam.
Về cơ bản, các chuẩn mực đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong quá trình lập
báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện
hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi
nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs). Đây là một điều khó cạnh tranh đối
với các công ty kiểm toán Việt Nam so với các công ty kiểm toán nước ngoài bởi:
Hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động dịch vụ kiểm toán và kế toán
của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ; Trình độ tổ chức kinh doanh dịch
vụ kiểm toán và kế toán của các công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh
giữa các công ty kiểm toán còn mang nặng lợi ích kinh tế cục bộ; Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất qui trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp
quản lý và chưa có qui chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán…
Chuẩn mực kế toán - kiểm toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, có
nhiều khác biệt so với chuẩn mực kế toán - kiểm toán quốc tế nên gây khó khăn cho
việc báo cáo và quản lý của các công ty nước ngoài.
Qui mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và
tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội. Trong mấy năm qua, các công ty kiểm toán
mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểm toán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa qui định
bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính cùng với sự hiểu biết của các doanh
nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế nên khách hàng tìm đến các công ty kiểm toán
chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện.
Một trong những lý do khiến cho hoạt động kiểm toán chưa đạt chất lượng
là do công tác kiểm tra vẫn còn một số tồn tại. Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực
chất, còn mang tính hình thức hành chính, nặng về kiểm tra các loại giấy phép,
chứng chỉ; qui trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản về qui
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quy mô TTCK của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước, chỉ chiếm 31% GDP
(cập nhật đến ngày 01/10/2007), trong khi mức bình quân của các quốc gia trong
khu vực khoảng 40% GDP. Nhìn chung, ngoại trừ một số công ty lớn, lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng trưởng đều qua các năm (khoảng trên 10 công ty), còn lại phần lớn các công ty niêm yết vẫn chưa phải là đại diện tiêu biểu
cho các ngành kinh tế đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt Nam. Chính vì vậy,
chỉ số giá cổ phiếu VN-Index tăng, giảm thất thường và chưa trở thành phong vũ
biểu của nền kinh tế. TTCK trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự tăng trưởng
bền vững.
Hơn nữa, tiêu chuẩn niêm yết hiện nay còn tồn tại không ít vướng mắc, không ít
vấn đề chưa phù hợp và chưa có được một tiêu chuẩn định lượng đối với các chỉ
tiêu cần định lượng nên TTCK chưa thể phát triển bền vững được.
Như vậy, qua 2 chương vừa nghiên cứu, chúng ta đã thấy được những bất cập của
tiêu chuẩn hiện tại, đồng thời cũng nhận ra được những điểm mạnh trong các quy định, tiêu chuẩn niêm yết của một số thị trường trong khu vực, tạo cơ sở để xây
dựng nên hệ thống tiêu chuẩn mới cho TTCK Việt Nam ở chương tiếp theo nhằm
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CHO TTCK VIỆT NAM TỪ 2010 – 2020
Trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay đang từng bước xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán, việc nghiên cứu tiêu chuẩn niêm yết của một số nước trong khu vực và trên thế giới như: Singapore, EURONEXT, London, Hong Kong… đã đem lại những kinh nghiệm bổ ích trong việc xây dựng một hệ thống
tiêu chuẩn niêm yết cho Việt Nam nói chung và Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ
Chí Minh nói riêng.
3.1. Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết cho Sở GDCK TP.HCM (HOSE):
Theo mục tiêu của Nhà nước phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010
giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
Với đề án này sẽ từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn, đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước. Trong đó có phát triển TTCK theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước theo hướng
tách biệt thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung (OTC),
thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ việc nghiên cứu những mô hình hoạt động của những nước trên thế giới kết
hợp với tình hình, điều kiện của TTCK Việt Nam hiện nay, chúng tôi xây dựng
cho HOSE 2 khu vực niêm yết:
- Khu vực 1 (main board): dành cho những công ty lớn, đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của sàn này về vốn điều lệ, lợi nhuận hàng năm, tốc độ tăng trưởng, tính minh bạch về thông tin đưa ra công chúng …
- Khu vực 2 (second board): có tiêu chuẩn niêm yết ít khắt khe hơn sàn chính
(maim board), dành cho những công ty vừa và nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đặt ra của sàn chính (main board).
3.1.1. Những cơ sở phân tích để đưa ra tiêu chuẩn niêm yết:
- Đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên sàn và những doanh nghiệp hiện tại đang có nhu cầu niêm yết.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp còn có vốn điều lệ
nhỏ hiện đang niêm yết.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch (quan hệ cung cầu) đặt ra
yêu cầu cần phải sàng lọc những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt để
nâng cao chất lượng của sàn.
- So sánh với các sàn trong khu vực và trên thế giới để đưa ra tiêu chuẩn tương đượng với các sàn có uy tín và hiệu quả thu hút vốn cao.
- Phù hợp với những định hướng và chiến lược phát triển TTCK trong tương
lai của chính phủ …
3.1.2. Tiêu chuẩn niêm yết:
Tính đến tháng 4 năm 2008 trên SGDCK TP.HCM có tổng cộng 154 công ty niêm yết, hầu hết là những doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô vốn nhỏ, chỉ có khoảng
61 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo thông kê đến tháng 4 năm 2008 có tổng cộng 174 công ty đại
chúng có mức vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng. Trong đó từ 100 – dưới 500 tỷ có 124
công ty, từ 500 – 1.000 tỷ có 30 công ty, trên 1.000 tỷ có 20 công ty. Những công ty này đang có nhu cầu được niêm yết trên TTCK.
Về lâu dài, chứng khoán được niêm yết trên HOSE phải là hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo tính thanh khoản và hấp dẫn nhà đầu. Do vậy, tiêu chuẩn về quy mô
3.1.2.1. Tiêu chuẩn quy mô vốn điều lệ:
Đối với những công ty nhóm 1 niêm yết trên sàn chính (main board):
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Bảng 3.1:
Danh sách một số công ty đại chúng có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ (chưa niêm yết tính đến 20/04/2008):
Tên công ty Vốn điều lệ
NHTM CP Đại Dương 1,000,000,000,000 NH TMCP Quốc tế Việt Nam 1,000,000,000,000
CTCP Tập đoàn HANAKA 1,000,000,000,000
NHTM CP An Bình 1,131,950,500,000
CTCP Thuỷ điện miền Trung 1,200,000,000,000
NHTMCP Sài Gòn 1,200,000,000,000
NHTM CP Nhà Hà Nội 1,260,000,000,000
NHTM CP Phương Nam 1,290,789,000,000
NHTM CP Đông Á 1,400,000,000,000 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 1,500,000,000,000 CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam 1,500,000,000,000 Tổng CTy XNK & Xây dựng Việt Nam 1,500,000,000,000 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 1,870,124,000,000 Tập Đoàn Bảo Việt 5,730,266,050,000 CTCP Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tư vấn đầu tư 250,000,000,000,000
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC)
Đối với những công ty nhóm 2 niêm yết trên sàn thứ 2 ( second board):
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Nếu không đủ tiêu chuẩn này thì doanh nghiệp phải đạt chỉ tiêu về lợi nhuận.
Do hiện nay trên sàn HOSE vẫn còn tồn tại rất nhiều công ty niêm yết nhưng có
kết quả hoạt động kinh doanh quá kém, hầu như không có được sự tăng trưởng như mong đợi trước khi niêm yết dù rằng các công ty này đã có thời gian niêm yết trên sàn HOSE trên 2 năm bởi họ nhận được khá nhiều ưu đãi của Nhà nước khi
niêm yết trên sàn này. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì chính sự ưu ái này sẽ làm giảm đi chất lượng của sàn HOSE nói riêng, của TTCK nói chung và ảnh hưởng
luôn cả tiêu chuẩn niêm yết của HOSE. Một giải pháp được đưa ra là sắp xếp lại
chất lượng của các công ty niêm yết rồi chuyển các công ty không có sự tiến bộ
lớn sau khi niêm yết cũng như không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn
mới của sàn HOSE sau một lộ trình điều chỉnh của UBCKNN sang sàn thứ hai.
3.1.2.2. Lịch sử hoạt động, khả năng sinh lời và tiềm năng tương lai:
Tiêu chuẩn này quy định một công ty niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh đầy đủ và phát triển trước khi niêm yết. Thông thường để được niêm yết, các
doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng phát triển của mình trong tương lai qua các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển trong các năm tới có triển vọng thực hiện; đồng thời ít nhất một số năm liền trước đó
doanh nghiệp luôn đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan.
Tùy thuộc vào đặc trưng của từng nước và trong từng thời kỳ mà thị trường các nước có những qui định riêng phù hợp. Từ sự nghiên cứu những thị trường khu
vực và trên thế giới, kết hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay, tôi đề
xuất tiêu chuẩn niêm yết này như sau:
Đối với những công ty nhóm 1 (main board):
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích luỹ đạt ít nhất 60 tỷ đồng trong vòng 3 năm và
lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu mỗi năm là 15 tỷ đồng.
Yêu cầu các doanh nghiệp trước khi thực hiện niêm yết phải có 3 năm liền trước
hoạt động kinh doanh có lãi và có tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần tối thiểu là 10%
hàng năm.
Tiêu chuẩn chung: Ngoài ra doanh nghiệp đó không có các khoản nợ chưa được
dự phòng; phải công khai mọi khoản nợ với thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, cổ đông lớn và những người có liên quan.
3.1.2.3. Ban quản lý công ty:
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, Ban kiểm soát … phải có đủ năng lực điều hành, đảm bảo tính độc lập và không có xung đột về lợi ích
Đối với những công ty nhóm 1: Ban giám đốc phải liên tục trong 3 năm Đối với những công ty nhóm 2 : 1 hay 2 năm tùy trường hợp.
3.1.2.4. Tỷ lệ phân bổ cho cổ đông:
Để duy trì tính thanh khoản ở một mức độ hợp lý, tỷ lệ phát hành ra bên ngoài phải đạt 30% - 50% vốn cổ phần và cho ít nhất 100 nhà đầu tư.
3.1.2.5. Thời hạn ràng buộc chuyển nhượng:
Cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong
thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6
tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên
đại diện nắm giữ.
3.1.2.6. Chuẩn mực kiểm toán:
Chuẩn mực áp dụng theo đúng chuẩn mực hiện hành của Việt Nam hoặc theo
chuẩn mực của quốc tế.
Doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp thông tin ra công chúng về: số lượng cổ đông, tỷ lệ sở hữu cổ phần của công ty kịp thời và chính xác để bảo vệ cổ đông
công ty cũngnhư nhà đầu tư.
3.1.2.8. Những điều kiện khác:
Nhận định đánh giá của tổ chức bảo lãnh phát hành, tư vấn đối với tổ chức đăng
ký niêm yết là có triển vọng tốt.
Tổ chức công bố thông tin: có bộ máy công bố thông tin nội bộ hoàn chỉnh và có bộ phận quan hệ với người đầu tư nhằm đảm bảo cũng câp thông tin nhanh chóng, chính xác ra thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tính đến cuối năm 2007, tại sàn HOSE có gần 60 doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ, do đó theo luật chứng khoán mới thì các công ty phải chịu thêm áp lực tăng vốn để đảm bảo đủ vốn theo tiêu chuẩn mới là hơn 2.358 tỷ.
Mặt khác, một số doanh nghiệp trên OTC cũng chuẩn bị niêm yết như Exim, Hoàng Anh Gia Lai, … để thu hút vốn sẽ hút một lượng vốn rất lớn. Do đó, việc
nâng tiêu chuẩn niêm yết là một việc cần thiết để cân bằng hơn trong cung cầu và
đưa thị trường dần ổn định, phát triển bền vững hơn.
Với tiêu chuẩn niêm yết mới, chúng tôi đã khắc phục một số khuyết điểm của tiêu chuẩn hiện tại như lượng hóa chỉ tiêu về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của doanh
nghiệp, đồng thời đề ra giải pháp để tiêu chuẩn niêm yết mới có thể thực thi tốt đối
với tình hình rối rắm các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HASTC, tạo
tiền đề để TTCK phát triển bền vững hơn.
Một khi TTCK phát triển mạnh, sẽ có nhiều cơ hội sẽ đến với Việt Nam và thúc
đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đó là cơ hội thu hút các
doanh nghiệp của nước ngoài đến Việt Nam niêm yết, quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam có một thị trường tài chính phát triển giúp cho dòng vốn gián tiếp
vào Việt Nam tăng cao sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Và một tương lai không xa, VN-Index sẽ có mặt trên các bản tin tài chính uy tín, sánh ngang với những Hang Seng, NIKKEI, S&P …
KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển biến để trở thành một bộ phận của
thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới. Một TTCK hiện đại và hội
nhập phải đi kèm với chất lượng của những công ty niêm yết. Vì nó có ý nghĩa
quan trọng trong thúc đẩy tính hiệu quả của việc đầu tư kinh doanh chứng khoán
và là lực đẩy cho sự phát triển của TTCK trong tương lai.
Trải qua hơn 7 năm vận hành và phát triển, TTCK Việt Nam cũng đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt quan trọng. Mục tiêu phát triển của TTCK hiện nay là tăng nhanh qui mô thị trường thông qua tăng cung hàng hóa có qui mô và chất lượng. Như vậy, với đề tài này, chúng ta phải giải quyết được vấn đề: “Làm sao để